SKKN Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học

doc 12 trang sangkien 11800
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_boi_duong_chuyen_mon_doi_ngu_giao_vien_nham_n.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học

  1. PHÒNG GD & ĐT TUẦN GIÁO CỘNG HOÀ XÃ HỘICHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường TH Số I Quài Tở Độc lập- Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học”. Năm học 2010 – 2011 Kính gửi: Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp Họ và tên : Trần Thế Hoàng Chức vụ : Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học số I Quài Tở I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm qua, nền kinh tế xã hội của đất nước đã có chuyển biến không ngừng, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững, công tác văn hoá giáo dục nói chung và giáo dục bậc Tiểu học nói riêng đã từng bước được củng cố và phát triển. Giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng dân tộc, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng, có ý thức cộng đồng, làm chủ tri thức khoa học, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỉ luật, có sức khoẻ, là những ngưòi thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên”. Đây là mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục hết sức lớn lao. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có sự đầu tư về chiến lược con người. Những con người đó phải có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm vững vàng. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc quyết định chất lượng giáo dục, đồng thời để thực hiện phương châm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học, làm nền tảng cho lớp kế cận cũng như sự phát triển, đổi mới ở ngành. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu khoa học: “Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở Trường Tiểu học”. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục - đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trước yêu cầu đổi mới của bậc học hiện nay. 2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: a. Đối tượng: Nghiên cứu nội dung và phương pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học Số 1 Quài Tở. Cụ thể là nâng cao chất lượng về trình độ nghiệp vụ, phục vụ thiết thực cho việc dạy và học theo chương trình sách giáo khoa mới, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. b. Khách thể:
  2. Là biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp học mà một trong những nội dung chủ yếu đó là biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ để nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Tiểu học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài này có hai nhiệm vụ cơ bản: a) Nhiệm vụ thứ nhất: Tìm hiểu thực trạng nội dung, kế hoạch, biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ và chất lượng thực tế về đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Số 1 Quài Tở. b) Nhiệm vụ thứ hai: Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ để đáp ứng nội dung đổi mới của giáo dục hiện nay - phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. 4. Phương pháp nghiên cứu: * Nghiên cứu tài liệu: - Chuyên san, tạp chí giáo dục Tiểu học của Bộ Giáo dục và đào tạo. - Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng thường xuyên hè. - Đổi mới phương pháp dạy học của ngành. - Thông tin giáo dục Tiểu học của Vụ Giáo dục Phổ thông. - Một số thông tin trên mạng Internet về Giáo dục Tiểu học. * Phương pháp điều tra: a) Điều tra giáo viên: kiểm tra, dự giờ thăm lớp. b) Điều tra học sinh: khảo sát chất lưọng đầu năm học, các lần kiểm tra định kì. c) Phương pháp quan sát sư phạm: * Phương pháp thực nghiệm. * Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm. 5. Biện pháp thực hiện: - Bố trí sắp xếp đội ngũ - Chỉ đạo nội dung hoạt động của các tổ chuyên môn - Tổ chức giờ dạy mẫu và mở chuyên đề tiết dạy hay. - Tiến hành dự giờ. - Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. - Bồi dưỡng qua phong trào thi đua. III. KẾT QUẢ: 1. Phạm vi nghiên cứu: Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Số 1 Quài Tở. 2. So sánh thực tế với việc áp dụng đề tài. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: V. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT Quài Tở, ngày 12 tháng 10 năm 2010 XÁC NHẬN CỦA CĐ XÁC NHẬN CỦA BGH NGƯỜI VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGUYỄN DUY VUI NGUYỄN THỊ KIM NHUNG TRẦN THẾ HOÀNG
  3. PHÒNG GD & ĐT TUẦN GIÁO CỘNG HOÀ XÃ HỘICHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH SỐ I QUÀI TỞ Độc lập- Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học”. Năm học 2010 – 2011 Kính gửi: Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp Họ và tên : Trần Thế Hoàng Chức vụ : Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học số I Quài Tở I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: Trong những năm qua, nền kinh tế xã hội của đất nước đã có chuyển biến không ngừng, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững, công tác văn hoá giáo dục nói chung và giáo dục bậc Tiểu học nói riêng đã từng bước được củng cố và phát triển. Giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng dân tộc, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng, có ý thức cộng đồng, làm chủ tri thức khoa học, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỉ luật, có sức khoẻ, là những ngưòi thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên”. Đây là mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục hết sức lớn lao. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có sự đầu tư về chiến lược con người. Những con người đó phải có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm vững vàng. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc quyết định chất lượng giáo dục, đồng thời để thực hiện phương châm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học, làm nền tảng cho lớp kế cận cũng như sự phát triển, đổi mới ở ngành. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu khoa học: “Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở Trường Tiểu học”. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục - đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trước yêu cầu đổi mới của bậc học hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng: Nghiên cứu nội dung và phương pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu
  4. học Số 1 Quài Tở. Cụ thể là nâng cao chất lượng về trình độ nghiệp vụ, phục vụ thiết thực cho việc dạy và học theo chương trình sách giáo khoa mới, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. b. Phạm vị nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Số 1 Quài Tở. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài này có hai nhiệm vụ cơ bản: a) Nhiệm vụ thứ nhất: Tìm hiểu thực trạng nội dung, kế hoạch, biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ và chất lượng thực tế về đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Số 1 Quài Tở. b) Nhiệm vụ thứ hai: Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ để đáp ứng nội dung đổi mới của giáo dục hiện nay - phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. 5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu: Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số tài liệu: - Chuyên san, tạp chí giáo dục Tiểu học của Bộ Giáo dục và đào tạo. - Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng thường xuyên hè (Các năm học chương trình sách giáo khoa mới.) - Đổi mới phương pháp dạy học của ngành. - Thông tin giáo dục Tiểu học của Vụ Giáo dục Phổ thông. - Một số thông tin trên mạng Internet về Giáo dục Tiểu học. Qua nghiên cứu các tài liệu trên, tôi thấy chất lượng giáo dục của nhà trường có đạt kết quả cao hay không chính là nhờ vào phương pháp giảng dạy của các thầy giáo, cô giáo. Việc đổi mới phương pháp dạy học có vị trí đặc biệt quan trọng vì hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm của nhà trường. Điều tra giáo viên: Thông qua việc thanh kiểm tra, dự giờ thăm lớp và một số các hoạt động khác để nắm bắt trình độ kiến thức, cập nhật thông tin, năng lực sư phạm. Việc thực hện quy chế chuyên môn, công tác chủ nhiệm và ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường đối với từng đồng chí giáo viên. Điều tra học sinh: Thông qua khảo sát chất lượng đầu năm học và kết quả qua các lần kiểm tra định kì, khảo sát chất lượng sau mỗi giờ dự. Từ đó có thể đánh giá được chất lượng giảng dạy của giáo viên. Phương pháp quan sát sư phạm: Tôi tiến hành phối hợp với các tổ chuyên môn trong trường để quan sát việc ra vào lớp của giáo viên, việc thực hiện quy chế chuyên môn, các hoạt động của lớp, của trường - quan hệ với mọi người trong đơn vị để làm cơ sở trong việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm: Qua mỗi hoạt động bồi dưỡng phải có tổng kết, rút kinh nghiệm - đánh giá ưu nhược, kịp thời phát huy mặt mạnh và điều chỉnh những hạn chế. Về phía giáo viên phải tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân và có hướng phấn đấu vươn lên. Tóm lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng chuyên môn, giúp cho người cán bộ quản lí xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, biết xây dựng kế hoạch
  5. bồi dưỡng thiết thực, biết lựa chọn nội dung bồi dưõng cho thích hợp để xây dựng được tập thể đội ngũ giáo viên vững vàng tay nghề, gắn bó với sự nghiệp giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu: 1.1. Cơ sở pháp lý: Quyết định số 14 đánh giá giáo viên tiểu học. Thông tư 32 đánh giá xếp loại học sinh tiểu học. 1.2. Cơ sở lý luận: Xuất phát từ quan điểm giáo dục phải thích ứng với thực tiễn sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế thời đại. Xã hội càng tiến bộ, đòi hỏi người giáo viên cần phải có những hiểu biết và cập nhật thông tin để tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Giáo viên cần phải có khả năng thích ứng với thực tiễn để tiếp cận với sự phát triển của xã hội, cần phải có sự hiểu biết về mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội để có thể dự kiến được những việc cần làm, những tình huống sẽ xảy ra để lựa chọn cách ứng xử cho thích hợp. Vì thế để giảng dạy có chất lượng tốt hơn thì người giáo viên phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt để nâng cao năng lực chuyên môn. 1.3. Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ đặc thù lao động của người giáo viên Tiểu học. Hoạt động lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học đòi hỏi phải linh hoạt, nhạy bén, kịp thời và sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với trình độ và đối tượng học sinh, tránh dập khuôn máy móc dẫn đến gò ép, căng cứng trong việc vận dụng phương pháp. Lao động của người giáo viên không chỉ khép kín trong nhà trường mà phải biết kết hợp chặt chẽ với việc chăm sóc giáo dục trong gia đình, hòa nhập với chương trình văn hóa địa phương. Thực hiện phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục trong xã hội . Để làm tốt những yêu cầu trên, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức, năng lực sư phạm, có trình độ chuyên môn, có sức khoẻ và uy tín, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. * Chất lượng giáo dục trong nhà trường Chất lượng giáo dục trong nhà trường là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó chất lượng đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định để nâng cao chất lượng đào tạo. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục Tiểu học là dạy cho trẻ cách học và cách sống - phát triển hài hoà toàn diện, tự trang bị cho mình những kiến thức kĩ năng cần thiết để học tiếp hoặc bước vào cuộc sống. Dạy cho trẻ những phương pháp tư duy khoa học, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, dạy các kĩ năng về đọc, nói viết, tính toán và lao động để đáp ứng công cuộc đổi mới của đất nước. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là biện pháp duy trì và phát triển giáo dục ở bậc học. 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu 2.1. Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học Số I Quài Tở. Tay nghề đội ngũ chưa đều, giáo viên mới ra trường tay nghề còn non, nhân tố giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh còn mỏng. Nhân sự còn thiếu so với yêu cầu công tác. Số lượng cán bộ, giáo viên, luôn biến động theo các năm học.