Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể sư phạm
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_tap_the_su_pham.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể sư phạm
- Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể sư phạm CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013 I. Sơ yếu lý lịch: - Họ tên: Trần Thị Sớm - Sinh ngày 22 - 11 - 1961 - Ngày vào ngành: 5 - 10 - 1984 - Chức vụ: Hiệu trưởng - Đơn vị công tác: Trường THCS Đỗ Động - Thanh Oai- Hà Nội - Trình độ chuyên môn: Đại học SP ngành toán. - Trình độ chính trị: Trung cấp. - Khen thưởng: Năm học 1996- 1997: Giáo viên giỏi cơ sở Năm học 1997- 1998: Giáo viên giỏi cơ sở Năm học 1998- 1999: Chiến sĩ thi đua cơ sở. Năm học 1999- 2000: Chiến sĩ thi đua cơ sở. Năm học 2000- 2001: Chiến sĩ thi đua cơ sở. Năm học 2009- 2010: Chiến sĩ thi đua cơ sở. Trần Thị Sớm Trường THCS Đỗ Động
- Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể sư phạm II. Nội dung của đề tài: Tên đề tài : XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM 1. Lý do chọn đề tài: - Hiệu trưởng là người có trách nhiệm tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động của nhà trường, nhằm thực hiện các nhiệm vụ đề ra, trong đó trách nhiệm chủ yếu của Hiệu trưởng là bảo đảm chất lượng giảng dạy và giáo dục thế hệ trẻ. Tập thể sư phạm là một nhân tố chủ yếu để nâng cao chất lượng của nhà trường. - Xây dựng các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội, tạo điều kiện để toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, người lớn noi gương tốt cho trẻ em và tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, đồng thời các tổ chức và mọi cá nhân trong nhà trường có trách nhiệm tăng cường các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của các ảnh hưởng tiêu cực ngoại lai vào nhà trường. - Xây dựng tập thể sư phạm gồm tập thể giáo viên, tập thể lãnh đạo, tập thể nhân viên thành một tập thể đoàn kết nhất trí, vững về chính trị, giỏi về chuyên , là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người Hiệu trưởng. Vì vậy để động viên cán bộ công chức an tâm công tác ở nơi đây và ngày càng nâng cao chất lượng của nhà trường, với tình hình như thế việc xây dựng tập thể sư phạm là rất cần thiết. Tôi chọn việc xây dựng tập thể sư phạm để làm đề tài nghiên cứu và ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác quản lý. 2. Phạm vi thực hiện: Đề tài được xây dựng thực hiện trong năm học 2012 - 2013 tại trường THCS Đỗ Động thực nghiệm bằng nội dung quản lý. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hiệu quả của công tác xây dựng tập thể sư phạm. 4. Cơ sở nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tại trường THCS Đỗ Động. Trần Thị Sớm Trường THCS Đỗ Động
- Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể sư phạm Đối tượng là tập thể sư phạm của trường. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, tìm hiểu tình hình hoàn cảnh của trường, giáo viên. Phương pháp thực nghiệm tự nhiên với mỗi đối tượng giáo viên và học sinh, cha mẹ học sinh. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục của giáo viên và bản thân giáo viên. III. Quá trình thực hiện đề tài: 1. Khảo sát thực tế: Tình hình thực tế khi chưa thực hiện: Trường THCS Đỗ Động đóng trên địa bàn xã thuộc vùng thuần nông. Nhân dân đời sống chủ yêú dựa vào nông nghiệp: độc canh cây lúa. Ngày nông nhàn người lớn thường đi làm thợ, xa nhà cả ngày. Học sinh thường hay phó mặc cho nhà trường. Học sinh học lên để thi vào cao đẳng và đại học thường thoát ly khỏi quê hương. Trường THCS Đỗ Động có 38 cán bộ, giáo viên, Trực tiếp tham gia giảng dạy là 28. Số cán bộ, giáo viên địa phương là 12. Những giáo viên này có cuộc sống gia đình gắn với nông nghiệp cho nên ngoài giờ lên lớp họ là những nông dân lao động trên những thửa ruộng nhận khoán. Giáo viên chuẩn bị nghỉ hưu là 2, nên tâm lý và ý chí tiến thủ không còn. Giáo viên hợp đồng là 8 đồng chí, chế độ đãi ngộ và tâm lý lo bị nghỉ việc nên họ chưa thực sự yên tâm công tác. Qua nghiên cứu hồ sơ lý lịch, phiếu nhận xét đánh giá kết quả công tác tôi được biết: Tập thể giáo viên của trường đa phần là giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục và giảng dạy. Trường có tới 9 giáo viên lâu năm, tuổi nghề trên 20 năm công tác. Ưu điểm họ đều tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm. Có 14 giáo viên đã qua chương trình đại học. Trong tập thể giáo viên có 7 giáo viên Toán, 6 giáo viên Văn, 3 giáo viên Tiếng Anh, 6 giáo viên Sinh, Hoá, Địa, 1 giáo viên Lịch sử, 1 giáo viên vật lý, 1 giáo viên Mỹ thuật, 1 giáo viên Âm Trần Thị Sớm Trường THCS Đỗ Động
- Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể sư phạm nhạc và 2 giáo viên chuyên trách Thể dục. Trong đó có 12 giáo viên là đảng viên và 7 là đoàn viên. Về tay nghề tương đối đồng đều ở mức từ trung bình đến khá, ít giáo viên giỏi. Tập thể lãnh đạo gồm 3 đồng chí, 2 là nữ, 1 mới được bổ sung từ trường khác đến, trong công tác quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường còn thiếu tính mạnh mẽ. Tập thể nhân viên gồm 7 đồng chí, tuy đông nhưng hiệu quả công việc còn thấp. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn trăm bề, không phát huy được thế mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến cũng như lòng nhiệt tình của cán bộ, giáo viên. Trước thực tế đó, tôi thấy cần thiết phải xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh, đồng tâm hiệp lực để mọi người an tâm công tác lâu dài. Có như thế mới hy vọng thay đổi được chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Kết quả giảng dạy của giáo viên được đánh giá như sau: Xếp loại Giỏi là 10 đạt 35,7%; loại khá là 11 đạt 39,2%; Đạt yêu cầu là 7 tỉ lệ 25%. Trường THCS Đỗ Động có 8 lớp với 28 giáo viên tham gia giảng dạy. Theo quy đinh của ngành về số lượng như vậy là quá đủ. Song sự phân bố giáo viên các bộ môn là không đồng đều. Việc phân công chuyên môn cho giáo viên gặp khó khăn rất nhiều và giáo viên phải dạy trái môn đào tạo là dễ thấy. Cho nên việc dạy kiến thức cho học sinh ở một số môn mới chỉ dừng lại ở mức đủ nội dung, chưa đi sâu và mở rộng được kiến thức cho học sinh. Qua công tác điều tra tôi nhận thấy 10 đối tượng xếp loại giỏi thì có 2 giáo viên lâu năm có kinh nghiệm trong giáo dục và giảng dạy, và 8 giáo viên trẻ có kiến thức vững vàng, có năng lực sư phạm tốt. Còn 7 giáo viên xếp loại đạt yêu cầu thì có 1 giáo viên lâu năm nhưng do điều kiên hoàn cảnh không đảm bảo ngày công, 3 giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm, còn lại là do chưa đầu tư thời gian thích hợp cho công tác giảng dạy. Trần Thị Sớm Trường THCS Đỗ Động
- Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể sư phạm Tập thể lãnh đạo, có 3 đồng chí, 2 là nữ nên thiếu đi sự quyết đoán, oai lực của phái mạnh, 1 đồng chí nam còn trẻ chưa có kinh nghiệm quản lý. Tập thể nhân viên tuy đông nhưng sự kết hợp công việc thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, lúc thừa, lúc thiếu công việc chưa được suôn sẻ. 3. Những biện pháp thực hiện : a, Xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh: Đây là hạt nhân lãnh đạo vững chắc trong nhà trường là điều kiện cần thiết và cấp bách trong điều kiện nhà trường còn non trẻ. Trong công tác này Chi bộ và Ban giám hiệu quan tâm nhất là thường xuyên bồi dưỡng giáo dục, giới thiệu cho đảng những quần chúng ưu tú thông qua các hoạt động thực tiễn đặc biệt là các giáo viên có năng lực, có đạo đức, tha thiết với sự nghiệp giáo dục. Đối với cán bộ đảng viên phải thực sự là đầu tầu gương mẫu, luôn đi đầu trong công tác thi đua của nhà trường. Ban chi uỷ chi bộ nhà trường với 3 đồng chí luôn gương mẫu và tích cực thi đua giảng dạy, khi khó khăn sẵn sàng nhận nhiệm vụ về mình. Biện pháp tích cực nhất là đưa anh em từng bước hòa đồng với tập thể nhỏ, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng tràn đầy tình thương, mọi người biết sống vì người khác, mọi người đều bình đẳng, được phát huy mọi sáng tạo. b, Xây dựng bộ máy quản lý vững mạnh: Chỉ khi nào bộ máy quản lý phát huy được hiệu lực, thì khi đó mỗi nhiệm vụ mỗi mục tiêu mới có thể đạt được. Ban giám hiệu là một tập thể những người quản lý cùng chung một tâm nguyện: tất cả vì sự nghiệp giáo dục, vì sự lớn mạnh của nhà trường. Để đạt được hiệu quả, trong điều hành, quản lý, đầu mỗi năm học đều có sự phân công hợp lý, chi tiết, tùy năng lực sở trường của từng người, nhưng phải đảm bảo đúng quy định của một trường THCS. Mỗi giáo viên được phân công vừa sức Trần Thị Sớm Trường THCS Đỗ Động
- Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể sư phạm để đảm bảo sức khỏe cho họ. Trong xếp thời khóa biểu cũng xét đến sức khỏe của giáo viên. Mỗi khối lớp phân công giáo viên xen kẽ cũ và mới, giáo viên giỏi và giáo viên đạt yêu cầu để có điều kiện cho họ học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Ban giám hiệu phải hoàn tất chương trình đào tạo cán bộ quản lý, phương châm trong hoạt động của của Ban giám hiệu là tự bồi dưỡng qua công tác thực tiễn, phải luôn rèn luyện đạo đức cách mạng, xây dựng tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ, gương mẫu trong sinh hoạt, tận tụy trong công tác, thẳng thắn đấu tranh tự phê bình và phê bình, luôn luôn vì lợi ích tập thể. Bên cạnh đó Ban giám hiệu còn cần trao đổi, bồi dưỡng cho nhau về lề lối làm việc. Và năng lực công tác. Biện pháp tích cực nhất là mọi việc khi giải quyết đều được nhất trí cao trong lãnh đạo. c, Xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí cao: Trước yêu cầu giáo dục toàn diện đòi hỏi nhà trường phải có một đội ngũ giáo viên đủ về cơ cấu và số lượng cần thiết, để thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Điều quan tâm của nhà trường là luôn chú ý đến nội dung giáo dục toàn diện, do đó trong khi chưa có giáo viên dạy môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp, Hướng nghiệp, thi Ban giám hiệu đã huy động lực lượng giáo viên chủ nhiệm, giao từng người, cho đăng ký phụ trách từng nội dung cụ thể và chính thầy cô giáo được phân công đó tự giảng bài nội dung mình phụ trách cho học sinh. Trong đầu năm học Ban giám hiệu đã lựa chọn những người có khả năng quản lý, có năng lực chuyên môn để cử làm tổ trưởng, tổ phó. Việc bồi dưỡng cán bộ chuyên môn được hết sức coi trọng. Cán bộ cốt cán phải là người có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao, sẽ thay hiệu trưởng quản lý công tác chuyên môn của tổ. Tôi đã quyết định chọn 2 giáo viên tiêu biểu của tổ làm tổ trưởng và 2 giáo viên có tay nghề cứng và chuyên môn bổ trợ cho tổ trưởng làm tổ phó chuyên môn, giúp tổ trưởng kiểm tra đánh giá nhóm chuyên môn. Nhiệm vụ Trần Thị Sớm Trường THCS Đỗ Động