Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp tự quản, hoạt động tốt

doc 16 trang sangkien 7720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp tự quản, hoạt động tốt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_tap_the_lop_tu_quan_hoat_dong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp tự quản, hoạt động tốt

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A- Tên đề tài : Xây dựng tập thể lớp tự quản, hoạt động tốt. B- Cấu trúc nội dung : PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 1) Lý do : Công tác chủ nhiệm lớp nghe đơn thuần chỉ là công việc của một giáo viên phụ trách quản lý một tập thể lớp nào đó do nhà trường phân công. Với lớp gồm nhiều học sinh ngoan, học giỏi, tập trung ở trên một địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển “đức”,“trí”, “thể”, “mỹ” và sự quan tâm đúng mức của phụ huynh học sinh, thì công tác quản lý, chỉ đạo của giáo viên phụ trách đỡ phần vất vả. Nhưng với những lớp không có đủ các điều kiện “tốt” như trên mà gồm nhiều học sinh cá biệt, chất lượng học tập thấp, tự quản chưa cao, không chịu “hoạt động” thì đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có những nội dung và giải pháp chỉ đạo phù hợp, hiệu quả. Căn cứ vào kinh nghiệm của bản thân qua thời gian kiêm nhiệm công tác Đội, thực tiễn của phong trào nhà trường và tình hình lớp đã chủ nhiệm 8A4cũng như lớp 9A2 đang chủ nhiệm, bản thân tôi mạnh dạn nêu lên những nội dung nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác của giáo viên chủ nhiệm và xây dựng tập thể lớp tự quản tốt, tiến bộ. 2) Nhiệm vụ của đề tài: - Đẩy mạnh vai trò, hoạt động của cán bộ lớp (BCH Chi đội) như thế nào? - Làm thế nào để xây dựng một tập thể lớp tự quản tốt ? - Gắn kết hợp gia đình học sinh với giáo viên chủ nhiệm(GVCN) và nhà trường. 3) Phương pháp tiến hành : Trước hết phải xác định rõ: giáo viên chủ nhiệm là một thầy(cô) phụ trách Đội, có “một phần” nghiệp vụ công tác Đội, tâm huyết với nghề dạy học, xem tập thể lớp như một “gia đình nhỏ” của mình mà giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò như một người huynh trưởng, người cha, người mẹ vậy ! 1
  2. Tâm lý của giáo viên chủ nhiệm, ai cũng muốn học sinh lớp mình phụ trách phải ngoan, học giỏi, tập thể lớp hoạt động và luôn tiến bộ Nhưng thực tế không như ta mong muốn. Trong cái tốt nhất phải có một vài điểm chưa tốt, với tập thể lớp ta thường gặp những “học sinh cá biệt” luôn làm “đau đầu” giáo viên phụ trách. Trong nhóm “học sinh cá biệt” ta nên phân biệt có hai loại: học khá giỏi nhưng ưa nghịch và học dở nhưng thích “quậy”. Cho nên khi tiếp nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm thường quan tâm lớp mình có bao nhiêu học sinh khá giỏi và bao nhiêu cô, cậu có thành tích“bất hảo” để chiếu cố. Vấn đề đặt ra là : Làm thế nào để đẩy mạnh vai trò, hoạt động của cán bộ lớp (BCH Chi đội)? Vì đây là cánh tay phải đắc lực của GVCN. Lớp có hoạt động, phong trào tốt thì đội ngũ cán bộ lớp phải tốt. Công việc này GVCN nào cũng có thể chọn cho mình thành phần “nội cát” theo ý riêng. Tiêu chuẩn đầu tiên cán bộ lớp theo tôi phải là những học sinh: - Học khá, giỏi ( để lời nói có trọng lượng). - Đạo đức, tác phong tốt ( làm gương cho bạn khác noi theo). - Nhiệt tình và có trách nhiệm với tập thể (để quán xuyến, chỉ đạo lớp ). - Năng lực lãnh đạo. Năng lực này nhiều khi các em vốn có (do làm cán bộ lớp nhiều năm) hoặc do giáo viên bồi dưỡng. Muốn vậy, đầu năm khi bầu xong cán bộ lớp, GVCN phải cho các em dự lớp tập huấn do Liên đội tổ chức hoặc chính GVCN trang bị cho các em: hướng dẫn cách thức, lề lối làm việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Để lời nói các em có trọng lượng trước tập thể, các bạn phục tùng làm theo, GVCN phải làm tư tưởng trước lớp: giao quyền cho các em xử lý những sai phạm của tập thể (ghi sổ báo lại cho GVCN) hoặc những vấn đề chung của lớp cần hỏi ý kiến của bạn Lớp trưởng, lớp phó, ủy viên như thế nào ? Để từ đó các em có “uy” trước tập thể ( công việc này không nên giao hẳn mà GVCN phải giám sát, nếu sai phải uốn nắn, còn đúng thì cứ thế mà làm ). Có như thế các em cán bộ lớp mới có chỗ dựa mà mạnh dạn lãnh đạo lớp. Trong thực tế vẫn có những cán bộ lớp xin “nghỉ việc” vì ngại khổ, đụng chạm dễ làm mích lòng bạn bè, ảnh hưởng đến việc học trường hợp này GVCN phải gặp riêng phân tích, động viên các em. Cũng như khi các em mắc khuyết điểm, một mặt gặp riêng nhắc nhở và trước lớp phải xử lý như bao bạn khác. Có như thế các em không ỷ lại, tự điều chỉnh hành vi của mình cho đúng và tập thể lớp nhìn vào đấy để không so bì. 2
  3. Tính đoàn kết trong BCH Chi đội cũng là một yếu tố không thể thiếu. GVCN phải tổ chức cho các em họp mặt thảo luận, thống nhất trước khi đưa ra một vấn đề của tập thể hoặc giải quyết những tình huống của lớp. Sự thống nhất này sẽ tạo được niềm tin ở các em và tập thể lớp. Có thế chúng ta sẽ : Xây dựng tổ chức lớp tự quản và tiến bộ. - Lớp tự quản, đây là vấn đề mà nhà trường và đội ngũ GV phụ trách luôn nêu ra. Nhưng làm thế nào để xây dựng được một tập thể lớp tự quản theo đúng nghĩa của nó. Tức là các em tự quản lí: hành vi, đạo đức tác phong, nề nếp, hoạt động lớp mình khi không có giáo viên. Điều này GVCN phải tạo trước cho các em ý thức tự giác và việc quản lí theo dõi hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp và đội Sao đỏ. Muốn vậy, ngay từ đầu năm học GVCN cho tiến hành việc theo dõi thi đua của các tổ. Các tổ trưởng và tổ phó tự quản lí thành viên tổ mình, phân công theo dõi, trực chéo nhau giữa các tổ, dưới sự giám sát của đội sao đỏ và cán bộ lớp tương ứng với từng nội dung hoạt động. Ví dụ: . Sinh hoạt 15 phút đầu buổi. Các tổ trưởng sẽ kiểm tra việc chuẩn bị bài các bộ môn trong buổi học hôm đó của các bạn trong tổ như thế nào. Cán sự các môn và lớp phó học tập sẽ kiểm tra việc chuẩn bị của các tổ trưởng. . Tiết trống hoặc không có giáo viên, lớp sẽ ôn bài hoặc hoạt động tập thể ( ca múa hát tập thể, tập nghi thức, đọc báo Đội ) dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng hoặc ủy viên văn thể mỹ. Những sai phạm của các tổ, thành viên trong lớp được ghi tên và nêu ra trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. - Tiết sinh hoạt lớp, đây là tiết quan trọng nhất trong một tuần không nên sinh hoạt qua loa, chiếu lệ. Vì làm như thế các em sẽ có thói quen xem thường và dễ tái diễn các sai phạm, hành vi xấu. Thời lượng chỉ có 45 phút mà công việc lớp trong tuần có rất nhiều thì làm sao giải quyết, chuyển tải hết ! Vấn đề này GVCN phải tập cho lớp việc đánh giá, xếp thi đua trước. Mỗi bộ phận có sẵn bảng tổng hợp báo cáo. Để đến tiết sinh hoạt, từng thành viên vi phạm tuần trước đọc bản kiểm điểm( có xác nhận của PHHS); các em tự thông báo kết quả thi đua, các nội dung thực hiện được trong tuần (những việc đã làm được và không làm được với lí do ), tình hình lớp trong tuần, số bạn vi phạm học tập (không chuẩn bị bài, không thuộc bài tiết nào ), vi phạm việc rèn luyện đạo đức tác phong ( không đồng phục, không 3
  4. ca lô, gây gỗ đánh nhau, trốn học, mất trật tự trong giờ học ), vi phạm về công tác văn thể, lao động, việc tự quản GVCN theo dõi ghi sổ từng nội dung sinh hoạt trong tuần thông qua báo cáo của từng bộ phận. Lần lượt giải quyết từng nhóm vụ việc: lí do sai phạm, đưa ra biện pháp xử phạt, ý kiến của cán bộ lớp. GVCN nhận xét kết quả thi đua, tuyên dương tổ, cá nhân tốt. Triển khai nội dung tuần tiếp theo và nhắc nhở các em thực hiện tốt các nội dung của lớp tuần đến. Trong bất kỳ phong trào nào, động viên khen thưởng luôn là yếu tố không thể thiếu. Tùy theo tình hình, đặc thù của lớp mà GVCN nên áp dụng những nội dung biểu điểm thi đua cho phù hợp. Yêu cầu của đề tài không thuộc phạm vi trên nên tôi không tiện nêu lên những nội dung, biện pháp thi đua. Gắn kết hợp giữa gia đình học sinh với GVCN. Học sinh trên địa bàn nông thôn, chúng ta nên nhìn nhận sự quan tâm việc học tập, rèn luyện của phụ huynh học sinh đối với con em mình đại đa số chưa đạt yêu cầu. Hầu hết gia đình nghèo, phụ huynh lo bương chải làm ăn mọi việc của học sinh khoán trắng cho nhà trường “ Trăm sự trông cậy vào quý thầy, quý cô”. Cá biệt có phụ huynh không biết con em mình, do thầy (cô) nào chủ nhiệm. Thậm chí có phụ huynh không biết con em mình đang học lớp mấy ! Một nghịch lý của cuộc sống: vất vả lo kinh tế gia đình, vì tương lai của con nhưng không chăm lo cho tương lai của con em mình ? Từ thực tế như vậy, việc gắn kết công tác giáo dục học sinh giữa gia đình và nhà trường thông qua GVCN là yêu cầu cấp thiết. Để thực hiện được yêu cầu trên, ngay khi nhận lớp phụ trách GVCN phải nắm bắt được: - Tình hình lớp mình phụ trách: đặc điểm lớp, khả năng, mặt tích cực, hạn chế, hoàn cảnh lý lịch từng học sinh ( phần này có sẵn trong phiếu điều tra đầu năm, tiếp xúc, hỏi thăm học sinh, giáo viên trong trường hoặc trực tiếp đến tận nhà ). - Sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học tập của con em. Thể hiện qua các buổi họp PHHS, việc chuẩn bị dụng cụ học tập, nhắc nhở kiểm tra việc học tập của con em - Tình hình Giáo viên bộ môn và việc học tập của học sinh các môn như thế nào ? Ngay từ buổi họp mặt PHHS đầu năm, GVCN thông qua tình hình, kế họach của lớp, những vướng mắc trong tình hình chung của lớp cần thảo luận và giải quyết. Điều hiển nhiên GVCN phải thông qua các nội dung yêu cầu 4