Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy môn Đạo đức Lớp 1

doc 5 trang sangkien 10480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy môn Đạo đức Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_tro_choi_trong_gi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy môn Đạo đức Lớp 1

  1. A. Đặt vấn đề: I. Lời mở đầu. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo đòi hỏi người giáo viên phải năng động, sáng tạo, tìm tòi những biện pháp tốt nhất để đạt được hiệu quả giáo dục. Chúng ta nhất định không chạy theo bệnh thành tích chủ nghĩa hoặc thói phô trương hình thức, không có thực chất, chúng ta cần có một sự đổi mới về chất lượng. Muốn làm được điều này, mỗi thầy giáo, cô giáo, cán bộ giáo viên phải làm tròn trọng trách, trách nhiệm và lương tâm trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy học sinh chúng ta phải dạy đủ “Đức, trí, thể, mỹ”, dạy đức dục cho học sinh là vấn đề hết sức quan trọng, muốn đáp ứng được đòi hỏi mỗi chúng ta phải tại nghiên cứu tìm ra phương pháp hay để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Dạy học môn đạo đức ở trường là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền của trẻ em trong các tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hàng ngày. Môn đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền với trách nhiệm bổn phận của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội môi trường tự nhiên và đối với chính bản thân. II. Thực trạng. Đối với học sinh lớp 1 trường chúng tôi buổi đầu tiên đến trường các em còn bỡ ngỡ, chưa biết chữ, nhận thức của các em còn thiên về cảm tính, trực tiếp và cụ thể, hay bắt chước, hơn thế nữa một số gia đình không quan tâm các em không có sách để học, không có bút để viết trong giờ học các em còn ngồi quay cóp, quay ngang, quay ngửa nói chuyện riêng, không chú ý vào bài học, gây nhiều khó khăn cho việc dạy và học cho nên giờ dạy chưa đạt hiệu quả. Từ những khó khăn trên, bản thân tôi thấy phương pháp đóng vai và phương pháp trò chơi vận dụng nhiều trong giảng dạy môn đạo đức lớp 1thì công việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn. B. Giải quyết vấn đề 1) Đối với phương pháp đóng vai: -1-
  2. Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Phương pháp này giúp học sinh thực hành kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định. Gây hứng thú và chú ý cho học sinh. Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh theo chuẩn mức đạo đức. Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả củat lời nói hoặc việc làm của các vai diễn, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của các em. Cách tiến hành: Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai Các nhóm đóng vai, lớp nhận xét Cách ứng xử của các vai diễn Cảm xúc của học sinh khi thực hiện Giáo viên chốt lại. Ví dụ: Tổ chức cho học sinh đóng vai trong các tình huống: Trong bài: “Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng” - Mặc bạn, không quan tâm - Cùng hái hoa, phá cây với bạn - Khuyên ngăn bạn - Mách người lớn. - Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ - Học sinh thảo luận đóng vai - Các nhóm đóng vai, lớp và giáo viên nhận xét, tuyên dương - Giáo viên kết luận Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.Từ đó học sinh sẽ thực hiện được việc bảo vệ và chăm sóc cây một cách tốt hơn. Tổ chức cho học sinh đóng vai bài: Chào hỏi và tạm biệt. Bài tập 1: - Học sinh đóng vai: Các cháu gặp bà cụ. -2-
  3. Các cháu chào hỏi: Chúng cháu chào bà ạ! Bà cụ khen các cháu: Các cháu ngoan quá! - Học sinh đóng vai: Hai bạn đi học về 2 ngã khác nhau: các em nói lời tạm biệt. Qua cách đóng vai này học sinh hứng thú học tập qua các vai diễn như: Bà và cháu Học sinh năm vững: cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Từ đó học sinh thực hành hành vi này một cách dễ dàng. - tổ chức học sinh đóng vai bài: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ, giáo viên tổ chức học sinh đóng vai các tình huống: - anh cho em quà, em nói gì? “Nói lời : Cảm ơn” - Mai đang chơi cùng với em thì được cô cho quà, Mai sẽ làm gì? “ Mai nhường cho em bé chọn trước” Giáo viên kết luận: Chúng ta cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ có như vậy gia đình mới hoà thuận. Như vậy chúng ta thấy qua đóng vai, học sinh thực hiện các chuẩn mực đạo đức một cách nhẹ nhàng, thoải mái có hiệu quả. 2) Đối với phương pháp và trò chơi: Phương pháp này giúp học sinh phát hiện và chiếm lĩnh nội dung học tập thông qua một trò chơi nào đó. Cùng với học chơi là một nhu cầu không thể thiếu được của học sinh. Phương pháp này giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của các em. Nếu biết tổ chức cho các em vui chơi hợp lý, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi trẻ được phát triển về mặt trí tuệ, thể chất thẩm mĩ được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức. Qua trò chơi học sinh được rèn luyện khả năng biết lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, biết đánh giá hành vi của người khác. -3-
  4. Bằng trò chơi, việc luyện tập hành vi đạo đức được tiến hành nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán, giải toả được mệt mỏi căng thẳng, tăng cường khả năng giao tiếp. Trò chơi rất đa dạng, phong phú, sinh động, chọn làm sao cho phù hợp với bài dạy với trình độ của học sinh Ví dụ: Trong bài “Cám ơn và xin lỗi” Học sinh chơi “ ghép hoa” Giáo viên chia lớp: 2 nhóm môĩ nhóm 2 nhị hoa “Cảm ơn” và “xin lỗi” và các cánh hoa ghi tình huống. Khi được người khác giúp đỡ. Sơ ý làm rơi bút của bạn. Khi được bạn tặng quà. Sơ ý làm vỡ bình hoa của mẹ. Mình sơ ý làm giây mực ra vở của bạn. Giáo viên: lựa chọncánh hoa có ghi tình huống cần nói cảm ơn ghép với nhị hoa “Cảm ơn” Cánh hoa ghi tình huống cần nói lời xin lỗi ghép với nhị hoa “Xin lỗi”. Nhóm nào ghép nhanh và đúng thì nhóm đó thắng cuộc. Giáo viên vfa lớp nhận xét: Qua trò chơi này học sinh đã luyện tập được hành vi cần nói “Cảm ơn” “Xin lỗi” một cách nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn vận dụng vào thực tế cho bản thân. + Bài gia đình em giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi “đổi nhà” Qua trò chơi các em thấy được phải yêu quý gia đình, kính trọng, lễ phép, vâng lời cha mẹ, ông bà, cảm thông chia sẻ với bạn không được sống cùng gia đình. C. Kết luận Trong giảng dạy đạo đức lớp 1, đối với tôi tôi đã vận dụng hai phương pháp này vào nhiều bài giảng, tôi thấy giờ học đạt hiệu quả cao, đã thu hút và hứng thú cho học sinh học tập, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, có ý -4-
  5. nghĩa giáo dục to lớn và đặc biệt là học sinh đã nắm vững kiến thức cơ bản để tự phục vụ cho bản thân và cho cộng đồng. Trên đây là một sáng kiến nhỏ của bản thân tôi tuy chưa đạt hiệu quả tuyệt đối, song nó đã giúp tôi vận dụng vào giảng dạy không những môn đạo đức mà các môn tiếng việt (tập đọc), tự nhiên xã hội Đều đạt hiệu quả cao. Mong rằng các đồng chí sẽ đóng góp thêm để việc giáo dục cho học sinh ở cấp tiểu học chúng ta phát triển một cách toàn diện và đạt hiệu quả cao nhất, làm tiền đề cho một thế hệ tương lai. * Kiến nghị - đề xuất. Chúng tôi xin hỗ trợ các đồ dùng để học sinh tổ chức chơi trò chơi, đóng vai trong các giờ học: Tiếng Việt , đạo đức, TNXH gây hứng thú cho học sinh học tập để vận dụng vào nhiều bài dạy đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Ngày tháng 4 năm 2006 Người viết -5-