Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học Mỹ thuật ở Tiểu học

doc 42 trang sangkien 05/09/2022 6800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học Mỹ thuật ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_net_dep_tranh_dan_gian_dong_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học Mỹ thuật ở Tiểu học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HƯNG YÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI *&* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VËn dông nÐt ®Ñp tranh d©n gian ®«ng hå trong d¹y häc mü thuËt ë tiÓu häc Người thực hiện : Đỗ Thị Thanh Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Minh khai NĂM HỌC 2016- 2017 0
  2. MỤC LỤC Mục Nội dung Trang A- PHẦN MỞ ĐÂU 2 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3 3 Mục đích nghiên cứu 3 4 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 3 B- PHÂN NỘI DUNG 5 I Cơ sở lí luận và thực tiễn 5 1 Cơ sở lí luận. 5 2 Cơ sở thực tiễn. 6 II Tìm hiểu nét đẹp trong tranh dân gian Đông Hồ 7 1 Khái quát tranh dân gian 7 2 Tranh Đông Hồ 8 3 Đặc trưng nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ 9 4 Tính giáo dục của tranh dân gian Đông Hồ 11 Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy- III 12 học mĩ thuật cho học sinh Tiểu học Nội dung đề tài tranh dân gian Đông Hồ ảnh hưởng tới 1 12 tình cảm, nhân cách học sinh Nét tương đồng giữa đường nét trong tranh dân gian 2 14 Đông Hồ với nét vẽ của học sinh tiểu học Vai trò của người giáo viên trong dạy học mĩ thuật để 3 19 phát huy sự sáng tạo của học sinh 4 Kinh nghiệm vận dụng phù hợp và kết quả đạt được 20 Những tác phẩm tranh được sử dụng để minh họa IV 22 cho sáng kiến kinh nghiệm 1 Tranh vẽ của học sinh 22 2 Tranh dân gian Đông Hồ 25 C- PHẦN KẾT LUẬN 36 1 Những bài học kinh nghiệm 36 2 Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 36 3 Kiến nghị- đề xuất 37 4 Tài liệu tham khảo 39 1
  3. A - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài . Trong nhà trường nói chung và tiểu học nói riêng, bao gồm có rất nhiều môn học, đặc trưng của các môn học có khác nhau, nếu như việc dạy toán, văn ở trường không nhằm đào tạo học sinh thành những nhà chuyên môn, thì việc dạy mĩ thuật cũng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những nhà nghệ sĩ mà chỉ hướng tới cho các em biết cảm nhận cái đẹp, hướng tới những nét đẹp về nhân cách, về tâm hồn và giáo dục các em biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những nét đẹp cổ truyền dân gian từ hàng nghìn năm. Theo qui luật phát triển của tự nhiên thì một khi đời sống vật chất của xã hội được nâng cao thì nhu cầu về mặt thẩm mỹ càng phát triển, chính vì thế trong chương trình giáo dục mới thì mục tiêu giáo dục đặt ra đó là phải làm sao để học sinh có hứng thú với môn học, biết cảm nhận, biết tạo ra cái đẹp, kế thừa những nét đẹp trong nền hội họa dân gian đã được đưa lên ngang hàng với các mục tiêu khác. Do vậy trong dạy học mĩ thuật giáo viên không chỉ dạy các em biết vẽ mà còn phải giáo dục các em tư tưởng, tình cảm, đạo đức và lối sống, các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền thông qua các tác phẩm tranh của các họa sĩ lớn của nước nhà và đặc biệt qua các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam. Việc giảng dạy môn mĩ thuật dân tộc giúp các em hiểu về vẻ đẹp của nền mĩ thuật nước nhà qua đó các em thêm trân trọng bộ môn mĩ thuật , ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả cao hơn các môn học khác. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy môn mĩ thuật được các em học sinh Tiểu học rất yêu thích và hứng thú, các tác phẩm của các em tương đối sáng tạo và nghộ nghĩnh . Để các tác phẩm đó trở nên có giá trị nghệ thuật và mang sắc thái và màu sắc dân tộc rõ nét nhất thì việc đưa các tác phẩm tranh dân gian vào các bài dạy là hết sức cần thiết . Xuất phát từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài : 2
  4. " Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật ở tiểu học " 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Đề tài này áp dụng cho giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật ở Tiểu học. - Giúp học sinh hiểu về giá trị, nét đẹp truyền thống của tranh dân gian Việt Nam nói chung và trang dân gian Đông Hồ nói riêng. Qua đó giáo dục tình cảm đạo đức, nhân cách cho học sinh đồng thời giúp các em biết vận dụng cái hay cái đẹp của tranh dân gian vào từng tác phẩm của cá nhân và của nhóm. 3. Mục đích nghiên cứu: Qua đề tài này tôi mong muốn việc “vận dụng nét đẹp của tranh dân gian Việt Nam vào dạy mĩ thuật ở Tiểu học” giúp nâng cao được chất lượng dạy và học môn mĩ thuật trong trường Tiểu học thông qua việc tìm hiểu những cái hay cái đẹp cái nhân văn trong văn hóa của người dân Việt Nam từ nghìn đời nay được phản ánh qua các tác phẩm tranh dân gian Đông Hồ. Cụ thể: + Học sinh được hiểu sơ lược về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị to lớn của tranh dân gian Việt Nam qua đó tôi có thể giáo dục được tình cảm của học sinh với bộ môn mĩ thuật. + Qua một số đề tài tranh về đời sống bình dị hàng ngày của người dân Việt Nam tôi có thể giáo dục các em về văn hóa dân tộc Việt. + Qua bố cục , đường nét, màu sắc của tranh dân gian Đông Hồ là bố cục ước lệ tượng trưng, màu sắc tự nhiên, đường nét rõ ràng dứt khoát gần với lối vẽ của các em nên qua những tác phẩm dân gian này sẽ giúp các em biết tự mình sắp xếp các hình ảnh tự nhiên nhất , sử dụng màu sắc theo cảm xúc đồng thời tranh các em thể hiện được nét đẹp kế thừa tinh hoa của nghệ thuật dân tộc một cách tự nhiên không gò ép . 4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy tại 3
  5. trường Tiểu học Minh Khai cho thấy: - Học sinh có hứng thú hơn với môn học qua việc tìm hiểu về nét đẹp của tranh dân gian Đông Hồ. - Từ việc khai thác nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ giáo viên có thể lồng ghép trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh . - Các sản phẩm của cá nhân và nhóm kế thừa được một phần từ nét đẹp của tranh dân gian Đông Hồ từ đường nét, bố cục và màu sắc. - Giúp các GV mĩ thuật ở tiểu học có thể cùng chia sẻ kinh nghiệm và sáng tạo trong việc vận dụng mỗi dòng tranh khác nhau vào từng bài cụ thể cho phù hợp và qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy môn mĩ thuật ở tiểu học. 4
  6. B- PHẦN NỘI DUNG I - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1. Cơ sở lí luận. Tranh dân gian Việt Nam hay còn gọi là tranh khắc gỗ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền có giá trị rất lâu đời của người dân Việt Nam, dòng tranh này xuất hiện từ thời nhà Lý (thế kỉ thứ 12 ) và đến thế kỉ 18 và thế kỉ 19 phát triển vô cùng rực rỡ . Ngày nay bên cạnh các loại hình nghệ thuật khác của dân tộc còn được lưu giữ và bảo tồn thì chúng ta vẫn giữ được những bản khắc cổ của dòng tranh này tại những làng nghề như Đông Hồ( Bắc Ninh), làng Sình( Huế), Hàng Trống ( Hà Nội), Kim Hoàng( Hà Tây). Tranh dân gian Việt Nam vẫn tồn tại như một biểu tượng văn hóa của người dân Việt Nam . Trong bốn dòng tranh kể trên có lẽ tranh dân gian Đông Hồ là điển hình hơn cả. Tranh dân gian Đông Hồ hay nói đầy đủ hơn là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ ra đời từ khoảng thế kỉ 17 tại làng Đông Hồ tỉnh Bắc Ninh, một vùng đất trù phú, nông nghiệp phát triển, đời sống văn hóa cao tất cả tạo thành cái nôi Cho dòng tranh chân quê, đậm đà chất dân tộc. Với sự phong phú đa dạng cả về mẫu mã, thể loại, chủ đề, tranh dân gian Đông Hồ phản ánh hầu như tất cả những gì diễn ra trong đời sống bình dị của người lao động tới những ước mơ khát vọng cuộc sống tốt đẹp hơn. Tranh dân gian Đông Hồ thừa kế những tinh hoa nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam, càng thưởng thức càng cảm nhận được ý nghĩa văn hóa sâu sắc trên từng tác phẩm chính vì vậy dòng tranh này luôn gắn bó và in đậm dấu ấn trong cuộc sống tình cảm của con người Việt Nam. Chủ đề tư tưởng cùng những đặc trưng độc đáo riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ là những yếu tố tạo nên giá trị nghệ thuật thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của người xem. 5
  7. Ngày nay đã có nhiều hoạ sĩ nghiên cứu, chuyên sâu vào lĩnh vực này đã tạo nên nhiều tác phẩm tranh khắc đẹp được nhiều người yêu thích đồng thời đã góp phần khẳng đinh sức sống và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam một loại hình nghệ thuật đâm đà bản sắc văn hoá dân tộc trong thế giới đa dạng về phong cách hội hoạ hiên đại. Đặc trưng ngôn ngữ của tranh dân gian Đông Hồ là giản dị, chân chất dễ hiểu nhưng lại bao hàm một vẻ đẹp đầy ấn tượng đi vào lòng người nhất là đối với các em lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, bởi tính hồn nhiên, vui tươi, hóm hỉnh, mộc mạc, màu sắc tự nhiên, đường nét hình khối đơn giản , tranh vẽ không theo quy luật nhất định mà chủ yếu thể hiện “sống” hình ảnh hơn là “giống” nên khi xem tranh các em như tìm thấy một tiếng nói chung mang tính cội nguồn, tìm thấy một sự gần gũi dung dị, dễ tiếp cận với mong ước được vẽ và vẽ đẹp. Có thể nói, những đặc trưng độc đáo của tranh dân gian Đông Hồ sẽ là con đường ngắn và thuận lợi để giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh Tiểu học. Trên cơ sở từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên, tranh dân gian Đông Hồ sẽ đóng góp một phần nhỏ vào cái chung trong việc giáo dục nâng cao nhân thức thẩm mĩ nói chung và về hội hoạ nói riêng. 2. Cơ sở thực tiễn. Qua quá trình giảng dạy mĩ thuật tôi nhận thấy các em rất hứng thú khi được thưởng thức các tác phẩm tranh dân gian Đông Hồ vì đề tài của tranh gần gũi với các em, cách vẽ ước lệ tượng trưng cũng giúp lứa tuổi của các em dễ cảm nhận và đặc biệt đường nét , màu sắc của tranh tự nhiên không gò ép rất giống lối vẽ của các em. Trong khi thực hành không hẳn em nào cũng biết vẽ đẹp và biết cảm nhận hết cách thể hiện và sự tinh tế trong các tác phẩm. Bài vẽ của các em còn hạn chế về cách sắp xếp bố cục, tính liệt kê các hình ảnh chưa cao, màu sắc còn thiếu đậm nhạt do tư 6
  8. liệu giáo viên sử dụng chưa phong phú do vậy việc đưa tranh dân gian Đông Hồ vào giảng dạy có ý nghĩa hết sức quan trọng trọng việc khắc phục những hạn chế nêu trên. Việc nghiên cứu chương trình sách dạy và sách học môn mĩ thuật của giáo viên và học sinh tiểu học tôi nhận thấy có rất ít các bài học về chủ đề liên quan tới tranh dân gian Việt Nam đặc biệt là tranh dân gian Đông Hồ cụ thể : - Với môn mĩ thuật lớp 1 chỉ có một bài về tranh dân gian Việt Nam( Bài 25 : Vẽ màu vào hình của tranh dân gian) - Môn mĩ thuật lớp 2 có hai bài về tranh dân gian Việt Nam ( Bài 17: Xem tranh dân gian Việt Nam và Bài 18: Vẽ màu vào hình có sẵn- tranh Gà mái) - Môn mĩ thuật lớp 3 có một bài ( Bài 16: Vẽ màu vào hình có sẵn) - Môn mĩ thuật lớp 4 có một bài( Bài 19: Xem tranh dân gian Việt Nam) - Môn mĩ thuật lớp 5 không có bài nào về dòng tranh dân gian Việt Nam. Với thời lượng học như trên thì tôi nhận thấy các em được tìm hiểu rất ít về tranh dân gian Việt Nam nên việc vận dụng vào bài học là không hiệu quả. Mỗi khối học chỉ có một đến hai bài và có khối không có bài nào là sự thiệt thòi của các em khi không được kế thừa và phát huy những tinh hoa của nghệ thuật dân tộc. Do vậy cá nhân tôi trăn trở suy nghĩ đến giải pháp chọn lựa một dòng tranh tiêu biểu gần gũi với các em học sinh tiểu học nhất đó là tranh dân gian Đông Hồ để vận dụng nét đẹp của dòng tranh dân gian Đông Hồ vào giảng dạy nhằm đưa hiệu quả dạy và học đạt được kết quả cao hơn. II- TÌM HIỂU NÉT ĐẸP TRONG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ. 1.Khái quát về tranh dân gian. Tranh dân gian Việt Nam từ rất xa xưa đã tồn tại thực sự trong đời sống của nhân dân. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 việc chơi tranh trong ngày tết đã trở thành một phong tục rất mực được tôn trọng, tranh được dùng để trang hoàng 7