Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý 9

doc 22 trang sangkien 31/08/2022 13300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_giai_phap_de_nang_cao.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý 9

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC ĐỊA LÝ PHẦN MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết giáo dục được coi là lĩnh vực quan trọng. Nó luôn đi trước sự phát triển của Đất nước, nên vấn đề chất lượng giáo dục hiện nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi Giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sư phạm, có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy, có như vậy thì sản phẩm của quá trình dạy học mới đạt kết quả cao. Trong thời qua, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học với sách giáo khoa mới, trong quá trình dạy học giáo viên phải biết lựa chọn các hình thức để tổ chức, hướng dẫn học sinh theo nội dung của từng bài, còn học sinh phải nổ lực tìm tòi kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình học tập của mình. Với mục tiêu cần đạt được trong quá trình dạy học là hình thành cho học sinh phương pháp học tập để chiếm lĩnh tri thức và tạo cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp để nắm vững kiến thức, xử lý những thông tin thu thập trong quá trình học tập. Muốn vậy, Giáo viên tích cực chủ động trong việc đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức dạy học để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả nhất. Chính vì những yêu cầu quan trọng trên, trong quá trình thực hiện giảng dạy trên lớp bản thân tôi đã: “ Vận dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý 9”, phần công việc mà tôi được đảm nhận trong nhiều năm học qua, bước đầu đã có những kết quả nhất định. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong quá trình dạy học, việc nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề được quan tâm và đòi hỏi phải có sự nổ lực của Thầy và Trò. Trước hết để nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người thầy phải có năng lực sư phạm vững vàng bởi vì dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp, theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động trong việc tìm kiếm lĩnh hội kiến thức. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và dạy học môn Địa lý nói riêng cần có những phương pháp đặc trưng riêng. Ngoài việc lên lớp nhiều giáo viên phải không ngừng học hỏi tìm kiếm những tài liệu tham khảo có liên quan, để làm sao có thể truyền đạt những kiến thức cho học sinh một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu. Sự tiếp thu của học sinh nhiều hay ít, nhanh hay chậm sẽ liên quan đến chất lượng của việc học. Khi mà GV Trần Trung Dũng THCS Vĩnh Thịnh
  2. học sinh lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, tự giác và tích cực thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình học tập của học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Thực trạng dạy học môn Địa lý ở trường THCS Vĩnh Thịnh Bản thân tôi là tổ trưởng, nhiều năm đảm nhận giảng dạy môn Địa lý lớp 9, qua quá trình giảng dạy trên lớp, tìm hiểu và trao đổi với một số đồng nghiệp, nên tôi đã rút ra những ưu điểm, nhược điểm của việc giảng dạy môn Địa lý ở trường THCS Vĩnh Thịnh như sau: * Ưu điểm: Giáo viên: - Giáo viên nắm được phương pháp dạy học đặc trưng đối với môn Địa lý. Trong quá trình dạy đã biết lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung này, kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy học, tổ chức tốt hoạt động của thầy và hoạt động của trò. - Đảm bảo kiến thức chính xác theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, đảm bảo tính hệ thống giúp học sinh dễ học và dễ hiểu. - Sử dụng phương pháp và kết hợp các phương tiện dạy học hiện có phù hợp với nội dung từng bài. - Tổ chức nhiều hình thức học tập thích hợp, điều khiển học sinh học tập tích cực và chủ động. Chú ý đến từng đối tượng học sinh, kèm cặp, giúp đỡ cho học sinh còn yếu, tiếp thu bài còn chậm. Học sinh: - Phần lớn học sinh đã nhìn nhận về bộ môn Địa lý không phải là môn học phụ, nên đã dầu tư thời gian và tài liệu (sách giáo khoa, vở bài tập, tập bản đồ, átlát, câu hỏi trắc nghiệm ). - Nhiều em có ý thức tìm tòi tài liệu tham khảo, phát biểu ý kiến khi chưa hiểu bài, chăm lo việc học bài và làm bài ở nhà. Một số em tự nguyện tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi, điều đó đã động viên tinh thần cho những giáo viên dạy môn Địa lý. * Nhược điểm: - Thường thì các tiết thao giảng, thanh tra kiểm tra thì có sự chuẩn bị chu đáo cả về thời gian lẫn phương tiện dạy học nên giờ dạy đạt hiệu quả cao, còn một ít số tiết dạy thường xuyên ở trường thì giáo viên chưa có sự đầu tư về thời gian nên hiệu quả còn hạn chế. - Do điều kiện cơ sở vật chất của trường nên có khi giáo viên còn dạy chay, chưa đổi mới phương pháp trong giảng dạy, hiệu quả dạy và học còn thấp. - Một số học sinh chưa có sự ham mê trong học tập, tư tưởng coi thường môn Địa lý. - Một số ít học sinh kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, phân tích bảng biểu đặc biệt là kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ còn yếu. - Một số học sinh khi hoạt động nhóm và khi xây dựng bài không chịu khó suy nghĩ, thiếu chủ động còn phụ thuộc vào sách giáo khoa, Từ những thực trạng trên, bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục và hạn chế những tồn tại với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý, đặc biệt là môn Địa lý 9 mà tôi trực tiếp giảng dạy trong thời gian qua. GV Trần Trung Dũng THCS Vĩnh Thịnh
  3. III. HỆ THỐNG CÁC BÀI THỰC HÀNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 9 1. Số lượng, nội dung và phân bố các bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lí 9 Các bài thực hành được phân bố thành một tiết riêng và thường là tiết cuối của mỗi phần hay mỗi vấn đề. Nội dung các bài thực hành phong phú nhằm rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh. Trong sách giáo khoa Địa lí 9 có tổng số 10 bài thực hành. Trong đó: phần Địa lí dân cư có 1 bài, phần Địa lí kinh tế có 2 bài, phần sự phân hóa lãnh thổ có 7 bài. 2. Phân loại các bài thực hành Địa lí lớp 9 Dựa vào mục đích, yêu cầu và nội dung của các bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lí lớp 9 phân ra thành các dạng sau: Dạng 1: Dạng bài thực hành làm việc với bảng số liệu thống kê bao gồm: Chuyển bảng số liệu thành biểu đồ, tính toán , phân tích bảng số liệu theo một chủ đề và rút ra các nhận xét. Bài 10. Vẽ và phân tích biểu đồ sự thay đổi diện tích gieo trồng phân theo các loài cây, sự tăng trưởng của gia súc , gia cầm Bài 16: Vẽ biểu đồ thay đổi cơ cấu kinh tế Bài 22:Vẽ và phân tích biểu đồ mối quan hệ giữa dân số, sản lượng bình quân lương thực theo đầu người. Bài 34: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ. Bài 37: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long Dạng 2: Dạng bài thực hành tìm vị trí, chỉ tên và giải thích sự phân bố đối tượng địa lí thông qua bản đồ và Atlat Địa lí Việt Nam Bài 19. :Đọc bản đồ , phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên GV Trần Trung Dũng THCS Vĩnh Thịnh
  4. khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ Bài tập 1 Bai 27: Kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Bài tập 1 Bài 30: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Bài tập 1: Bài 40. Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về nghành công nghiệp dầu khí. Bài tập 1 Dạng 3: Dạng bài thực hành viết báo cáo về một vấn đề Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam , Địa lí tỉnh hoặc thành phố Bài 30: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Bài tập 2 Dạng 4: Dạng bài thực hành phân tích biểu đồ . Bài 5. Phân tích và so sánh tháp dân số. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ 9 1 Phương pháp dạy học dạng bài thực hành vẽ biểu đồ từ bảng số liệu thống kê, tính toán, phân tích bảng số liệu theo một chủ đề và rút ra các nhận xét 1.1- Phương pháp dạy học dạng bài thực hành chuyển bảng số liệu thành biểu đồ và nhận xét: + Bước 1: Học sinh nghiên cứu đầu bài, xác định mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành. + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bảng số liệu, xử lí số GV Trần Trung Dũng THCS Vĩnh Thịnh
  5. liệu cho phù hợp với cách biểu thị nội dung của biểu đồ. ( Giáo viên hướng dẫn cho học sinh có những bài thực hành người ta không yêu cầu vẽ biểu đồ cụ thể mà dựa vào bảng số liệu lựa chọn biểu đồ thích hợp với nội dung bài thực hành. ) Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định xem với yêu cầu của bài thì sử dụng loại biểu đồ nào là thích hợp nhất. + Bước 3: Giáo viên trình bày cách vẽ biểu đồ. + Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành vẽ biểu đồ: chính xác, đẹp. Gọi 1, 2 học sinh lên bảng vẽ mẫu. + Bước 5: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh dựa vào biểu đồ vừa vẽ kết hợp bảng số liệu rút ra nhận xét. + Bước 6: Giáo viên kiểm tra nhận xét, đánh giá sửa những lỗi sai cho học sinh để các em rút kinh nghiệm. Ví dụ:Biểu đồ một hình tròn a.Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu dưới đây: Bảng 6.1. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002 Các thành phần kinh tế Tỷ lệ % Kinh tế Nhà nước 38,4 Kinh tế tập thể 8,0 Kinh tế tư nhân 8,3 Kinh tế cá thể 31,6 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,7 Tổng cộng : 100 b.Nhận xét về thành phần kinh tế? Hướng dẫn : GV Trần Trung Dũng THCS Vĩnh Thịnh
  6. Cách vẽ : ▪ Bước 1: Vẽ hình tròn và bắt đầu vẽ từ kim chỉ 12 giờ( Số liệu nào cho trước vẽ trước) ▪ Bước 2: Vẽ theo trình tự đề bài cho 1% 3,60 ( Biểu đồ được biểu diễn bằng hình cánh quạt) Ví dụ: 38,4% x 3,6 = 138,240 ▪ Bước 3: Ghi tên biểu đồ ▪ Lập bảng chú giải: Mỗi thành phần kinh tế một kí hiệu riêng. Bước 4: Gọi 1 – 2 học sinh lên bảng vẽ mẫu. Biểu đồ : Hình 8: Biểu đồ cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế năm 2002 + Bước 5. Nhận xét Giáo viên hướng dẫn cho học sinh dựa vào biểu đồ vừa vẽ được kết hợp với bảng số liệu để nhận xét Năm 2002 cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế lớn nhất là kinh tế nhà nước 38,4%, thứ nhì là kinh tế cá thể 31,6%, thứ ba là kinh tế vốn đầu tư nước ngoài 13,7%, thứ tư là kinh tế tư nhân, thấp nhất là kinh tế tập thể 8,0%. GV Trần Trung Dũng THCS Vĩnh Thịnh
  7. Ví dụ: Biểu đồ có hai hình tròn (cho bảng số liệu thô, cho bán kính năm trước, học sinh phải tính cơ cấu hay tỉ lệ, tính bán kính năm sau) Cho bảng số liệu tổng sản phẩm trong nước GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta ( đơn vị tính tỉ đồng). Khu vực Năm 1993 Năm 2000 Nông – lâm – ngư nghiệp 40.769 63.717 Công nghiệp – xây dựng 39.472 96.913 Dịch vụ 56.303 113.036 Tổng số 136.571 273.666 Hướng dẫn : Cách vẽ : Bước 1: Hướng dẫn học sinh tính bảng cơ cấu giá trị tổng sản phẩm các ngành kinh tế: Giá trị từng ngành % ngành = x 100% Tổng số Ví dụ : 136.571 – 100% 40.769 - x % ? Vậy: 40769 x 100 x = = 29,9 % 136571 GV Trần Trung Dũng THCS Vĩnh Thịnh