Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam ở Lớp 8

doc 18 trang sangkien 30/08/2022 6281
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam ở Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lich_su_the_gioi_va.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam ở Lớp 8

  1. MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Đối tượng và phạm vi của đề tài 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đóng góp của đề tài 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Nguồn tài liệu 4 7. Bố cục của đề tài 4 B. PHẦN NỘI DUNG 5 I. Cơ sơ lý luận của đề tài 5 II. Thực trạng việc vận dụng kiến thức lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 8 trường THCS Sơn Điện – Quan Sơn – Thanh Hóa 6 III. Kinh nghiệm của bản thân rút ra từ thực tế giảng dạy .9 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 16 1
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc vốn là hai bộ phận riêng biệt, mỗi phần có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên đây lại là hai bộ phận không tách rời nhau. Những sự kiện lịch sử xảy ra ở mỗi quốc gia ít nhiều cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của lịch sử thế giới và những chuyển biến của lịch sử thế giới sẽ tạo nên xu hướng phát triển chung cho các quốc gia. Mối quan hệ tác động qua lại giữa lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc là điều không ai có thể phủ nhận. Vì vậy, nếu chúng ta hiểu rõ được tình hình đang diễn ra trên thế giới thì chúng ta có thể giải thích được các sự kiện đang xảy ra trong nước tại thời điểm đó và sẽ dự đoán được một phần tương lai phát triển của một quốc gia, dân tộc mình. Hiểu rõ tầm quan trọng trong mối quan hệ qua lại giữa hai bộ phận lịch sử: thế giới và dân tộc nên trong các bộ sách giáo khoa lịch sử phổ thông (cả THCS và THPT) các nhà biên soạn sách đã sắp xếp phần lịch sử thế giới học trước phần lịch sử Việt Nam, nhằm giúp cho các em có một cách nhìn tổng quan trước khi đi tìm hiểu lịch sử dân tộc. Theo tôi đây là một cách sắp xếp khoa học và hợp lý có tính chất định hướng tư duy cho cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều em học sinh và một số giáo viên vẫn luôn coi lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam là hai bộ phận tách biệt. Các em học sang phần lịch sử Việt Nam thì quên lịch sử thế giới. Vì thế, khi học đến lịch sử Việt Nam, các em không hiểu được sự phát triển của các sự kiện cũng như không tìm thấy được nguyên nhân sâu xa tác động từ tình hình thế giới đến Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng trên có phần trách nhiệm thuộc về các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử ở các trường phổ thông. Chính giáo viên 2
  3. đã không khắc sâu cho các em các sự kiện thế giới có liên quan đến lịch sử dân tộc. Qua 5 năm kinh nghiệm đứng lớp và trực tiếp giảng dạy lịch sử lớp 8 tại trường THCS Sơn Điện, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc vận dụng kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam. Đó là lí do vì sao tôi lại chọn đề tài: “Vận dụng kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 8” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Đối tượng và phạm vi của đề tài. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Việc vận dụng kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 8. - Phạm vi Nghiên cứu: + Về không gian: Là phần lịch sử Việt Nam (bao gồm 7 bài, từ bài 24 đến bài 30) của sách giáo khoa lịch sử 8 - Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Về thời gian: Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến năm 1918. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích: Qua đề tài này, tác giả mong muốn sẽ giúp cho đồng nghiệp cũng như học sinh thấy rõ mối quan hệ khăng khiết giữa hai bộ phận: lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam; từ đó vận dụng kiến thức đã học ở phần thế giới lý giải và làm sáng tỏ các sự kiện ở lịch sử Việt Nam. - Nhiệm vụ: Vận dụng có hiệu quả vào việc giảng dạy lịch sử. 4. Đóng góp của đề tài. Đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu giúp cho các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lịch sử bậc THCS nói chung và lịch sử lớp 8 nói riêng hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa hai bộ phận: lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam; từ đó có phương pháp riêng bản thân để vận dụng linh hoạt hai kiến thức này với nhau tạo ra hứng thú học tập môn sử cho các em học sinh. 3
  4. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng hai phương pháp chuyên ngành chủ yếu là phương pháp lịch sử và lôgic. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp bổ sung như so sánh, thống kê, phân tích 6. Nguồn tài liệu - Đây là bản sáng kiến trình bày một số kinh nghiệm thực tế của bản thân. Do đó cơ sở chính để hoàn thành bản sáng kiến này chủ yếu là những ý kiến chủ quan của bản thân đã được tích lũy và kiểm nghiệm thực tiễn qua 5 năm giảng dạy. - Ngoài ra để hoàn thành bản sáng kiến này, tôi cũng đã tham khảo một số cuốn sách chuyên ngành có liên quan như: + Sách giáo khoa lịch sử các lớp 6, 7, 8, 9, NXB Giáo dục. + Đại cương lịch sử (tập 3), NXB Giáo dục, 2001. + Sách giáo viên lịch sử 8, NXB Giáo dục,2003 + Sách: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử THCS, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009 7. Bố cục của đề tài: Đề tài bao gồm 18 trang, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung chính của đề tài gồm: I. Cơ sở lý luận của đề tài. II. Thực trạng việc vận dụng kiến thức lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 8 trường THCS Sơn Điện – Quan Sơn – Thanh Hóa. III. Những kinh nghiệm trong việc vận dung kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 8 4
  5. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Bước vào lớp 6, các em học sinh sẽ được học một môn khoa học độc lập đó là môn Lịch sử. Theo một cấu trúc định sẵn ở bậc THCS thường học hết phần lịch sử thế giới mới đến phần lịch sử Việt Nam. Và niên đại của các sự kiện thế giới bao giờ cũng tồn tại song song hoặc gần với thời gian diễn ra các sự kiện trong lịch sử dân tộc. Ví dụ: Phần lịch sử lớp 6: các em được học 4 bài (từ bài 3 đến bài 6), là những kiến thức khái quát nhất về sự tiến hóa của loài người trên trái đất và những quốc gia đầu tiên trên thế giới. Sang phần lịch sử Việt Nam các em học trong 20 bài (từ bài 8 đến bài 27) là toàn bộ phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc (sự xuất hiện của con người trên đất nước ta) đến thế kỷ X. Phần lịch sử lớp 7: Các em được học về lịch sử thế giới trung đại trong 7 bài đầu và phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỷ XIX cũng là thời kì phong kiến giai đoạn trung đại ở Việt Nam Phần lịch sử 8: Với 23 bài các em được học phần lịch sử thế giới cận đại và 8 bài lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1918) tương ứng với thời kì cận đại trên thế giới. Lớp 9: Phần thế giới 13 bài là toàn bộ lịch sử xảy ra ở thời hiện đại, và 21 bài lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay. Khi nhìn vào cơ cấu sách như vậy có người sẽ đặt ra một câu hỏi: Tại sao không học lịch sử Việt Nam trước lịch sử thế giới? Nếu bỏ qua phần lịch sử thế giới mà chỉ học mình phần lịch sử Việt Nam thì có được không? Có thể nói rằng: Đây không phải là một sự sắp xếp ngẫu nhiên tùy hứng của các nhà biên soạn sách giáo khoa, mà là một nghiên cứu khá khoa học và 5
  6. lôgic theo sự phát triển của tư duy con người nói chung và của khoa học lịch sử nói riêng. Về mặt lôgic thì chúng ta thấy khi đánh giá một sự kiện, hiện tượng thì con người thường có hai kiểu tư duy: Nhìn cái tổng quát để hiểu cái cụ thể hoặc ngược lại (nhìn từ cái cụ thể để thấy được cái tổng quát). Trong lịch sử thì: mỗi quốc gia là một phần của thể giới vì thế các sự kiện sảy ra ở các quốc gia tạo ra xu thế phát triển của thế giới và chính phần lịch sử thế giới cũng đã tác động đến xu hướng phát triển của từng quốc gia. Vì thế có thể nói: trong việc dạy và học lịch sử Việt Nam thì phần lịch sử thế giới là rất quan trọng. Việc vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam sẽ giúp các em có được cachs lý giải khoa học nhất các sự kiện đang diễn ra của dân tộc mình tại thời điểm đó. II. THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở LỚP 8 TRƯỜNG THCS SƠN ĐIỆN – QUAN SƠN – THANH HÓA. Nhìn chung việc dạy và học lịch sử ở trường THCS Sơn Điện luôn đảm bảo chương trình, theo đúng tiến độ và thực hiện nghiêm túc theo phân phối chương trình mà Sở GD – ĐT Thanh Hóa đã đề ra. Tuy nhiên, việc học và dạy là quá trình động, phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trực tiếp là người dạy (giáo viên) và người học (học sinh), kết quả cuối cùng là người học đã hiểu, vận dụng được gì từ cái học trước vào phân tích cái đang học cũng như vận dụng vào cuộc sống hàng ngày của các em. Thực tế, hầu hết các em học sinh đều chưa hiểu hết mối quan hệ qua lại giữa phần lịch sử thế giới với phần lịch sử Việt Nam. Do đó, trong tư duy của các em đây là hai phần độc lập, học hết phần lịch sử thế giới thì có thể bỏ qua 6
  7. theo kiểu (song thì cất đi), các em chưa có một sự vận dụng nhất định trong quá trình tư duy và học phần lịch sử Việt Nam. Ví dụ: Ở bài 24: “Cuộc kháng chiến từ năm 1958 đến năm 1873” (SGK Lịch sử 8) các em học về quá trình xâm lược của thực dân Pháp vào Việt Nam tại Đà Nẵng (1858), Gia Định (1859) các em sẽ không thể lý giải được các câu hỏi của lịch sử đề ra như: Tại sao mãi đến năm 1858 thực dân Pháp mới chính thức xâm lược Việt Nam? Quá trình này có phải là một tất yếu hay không?. Nếu như các em không còn nhớ kiến thức lịch sử thế giới đã học ở bài 2 (Cách mạng tư sản Pháp) và bài 3 (Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi toàn thế giới). Bài 25: “Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884)”, kết thúc bài là hiệp ước Pa-tơ-nốt đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn. Nước ta từ một nước độc lập trở thành nước: thuộc địa nửa phong kiến. Vậy câu hỏi được đặt ra là: Việc nhà Nguyễn để mất nước vào tay thực dân Pháp ở cuối thế kỷ XIX có phải là một tất yếu lịch sử không? Để lý giải vấn đề này buộc học sinh phải vận dụng kiến thức đã học ở bài 10 (Trung Quốc giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) và bài 12 (Nhật Bản giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX). Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Ánh đã cõng rắn cắn gà nhà? Đánh giá công và tội thực sự của nhà Nguyễn với nước ta như thế nào? Các em sẽ thật sự lúng túng và thậm chí sẽ không thể có được câu trả lời nếu các em không nhớ và nắm được phần lịch sử thế giới cận đại nhất là giai đoạn cuối thế kỷ XIX, khi mà các nước tư bản phương Tây như: Anh, Pháp, Ý, Mỹ lần lượt chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Bài 28: “Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX”. Các em sẽ lý giải như thế nào về vấn đề: Tại sao nhà Nguyễn lại không chấp 7