Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng giáo dục Stem trong dạy học chủ đề bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm - Công nghệ 10 nhằm phát huy phẩm chất và năng lực học sinh

docx 45 trang Mịch Hương 27/09/2024 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng giáo dục Stem trong dạy học chủ đề bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm - Công nghệ 10 nhằm phát huy phẩm chất và năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_giao_duc_stem_trong_day_hoc_c.docx
  • pdfLê Thị Thu Trà - THPT Quỳ Châu - Công nghệ 10.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng giáo dục Stem trong dạy học chủ đề bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm - Công nghệ 10 nhằm phát huy phẩm chất và năng lực học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT QUỲ CHÂU ===*=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài VẬN DỤNG GIÁO DỤC STEM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC, THỰC PHẨM - CÔNG NGHỆ 10 NHẰM PHÁT HUY PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ 10 Tên tác giả: LÊ THỊ THU TRÀ Tổ: Khoa học tự nhiên Năm thực hiện: Năm học 2021 - 2022 Số điện thoại: 0987 815 584
  2. Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Trong thực tiễn giảng dạy Công nghệ 10 THPT tôi nhận thấy kiến thức công nghệ có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên do học sinh có tâm lí coi môn Công nghệ là môn phụ nên không tập trung học, không có hứng thú với môn học này. Việc tách rời các môn học làm cho học sinh thiếu đi tính ứng dụng vào thực tiễn. Đa số học sinh chỉ nắm được lí thuyết nhưng việc vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn dù là nhỏ còn gặp khó khăn. Hay nói cách khác, học sinh của chúng ta còn thiếu nhiều kỹ năng giải quyết tình huống thực tế. Đặc biệt sắp tới môn Công nghệ là môn học bắt buộc thì vấn đề này càng thêm quan trọng. Mục tiêu của giáo dục hiện nay là giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và đặc thù môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Dạy học theo định hướng STEM là giải pháp tốt để thực hiện mục tiêu này, giúp quá trình học tập của học sinh đạt kết quả cao nhất. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp, học sinh phải thay đổi cách học. Do vậy, vai trò của giáo viên phải chuyển đổi từ “dạy cái gì”, “điều gì” sang dạy cho học sinh “phải làm gì” và “làm như thế nào”; học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu để giải quyết vấn đề được đặt ra. Công nghệ 10 là môn học tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học và gắn với nhiều hoạt động thực tiễn, đặc biệt là phần “Bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm”, rất thuận lợi cho việc dạy học STEM, phù hợp với định hướng đổi mới căn bản giáo dục Việt Nam theo hướng phát triển năng lực ở người học nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xã hội hiện đại. Để thực hiện tốt giáo dục STEM ở trường THPT cũng là cách thức thu hút học sinh yêu thích hơn về bộ môn, thu hút học sinh học, tìm tòi lựa chọn nghề phù hợp thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu cao về nguồn nhân lực trước sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ hiện đại 4.0. Vì vậy bản thân tôi lựa chọn đề tài “Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học chủ đề Bảo quản, chế biến lƣơng thực, thực phẩm - Công nghệ 10 nhằm phát huy phẩm chất và năng lực học sinh”. Tuy nhiên đề tài này không tránh được thiếu sót, bản thân tôi rất mong được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, cùng các em học sinh để hoàn thiện hơn. 2. Mục đích nghiên cứu. Đặc thù bộ môn và đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 10 khi mới bước chân vào THPT còn e ngại nên đề tài này giúp các em không chán nản mà yêu thích bộ 2
  3. Phần II: NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm dạy học STEM STEM là thuật ngữ xuất phát từ phương pháp giảng dạy và học tập tích hợp nội dung và các kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. STEM là tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, rèn luyện tư duy sáng tạo giúp học sinh đi đến nguồn gốc vấn đề. Biến kiến thức tưởng chừng như khô khan trở thành các giải pháp mắt thấy, tai nghe, tay chạm hay nói cách khác là những bằng chứng và kỹ thuật toán học để hiểu về thế giới tự nhiên và con người, nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. Nói đến STEM người ta định hướng mô hình giáo dục mới, học sinh được học đi đôi với hành. STEM đã góp phần nuôi dưỡng đam mê khoa học, sự yêu thích sáng tạo của thầy và trò. Bên cạnh đó khi STEM phát triển đồng nghĩa với văn hóa học cũng được coi trọng hơn, khi các bạn học sinh trải nghiệm tìm tòi, nghiên cứu kiến thức thông qua các kênh báo, internet Đối với bộ môn Công nghệ, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, đặc biệt chú trọng định hướng phát triển năng lực thông qua thực tế hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, mỗi chủ đề học tập là trọng tâm của chương trình mới. Nếu chỉ dạy theo kiến thức sách giáo khoa và theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thì khả năng gây hứng thú, phát triển năng lực, tìm hiểu thiên nhiên, vận dụng thực tế còn thấp. Như vậy, mục tiêu giáo dục STEM không nhằm đào tạo ngay ra những nhà khoa học hay để tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh, mà nhằm tạo ra những con người tương lai có đầy đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh để thích nghi với cuộc sống hiện đại. Giáo dục STEM giúp học sinh phát triển các năng lực chuyên môn tích hợp, khơi dậy niềm đam mê khám phá, học tập cho học sinh giúp các em phát triển hơn và hoàn thiện bản thân mình. 1.2. Xu thế tất yếu của dạy học STEM trong thời gian tới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Mục tiêu của chương trình nhằm trả lời câu hỏi: Học xong chương trình học sinh làm được gì? Chính vì vậy mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải để học sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn đề thực tiễn, thông qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc đổi mới giáo dục trong đó liên 4