Sáng kiến kinh nghiệm Tối ưu hóa năng lực đội ngũ trong trường Tiểu học

pdf 11 trang sangkien 13260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tối ưu hóa năng lực đội ngũ trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_toi_uu_hoa_nang_luc_doi_ngu_trong_truo.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tối ưu hóa năng lực đội ngũ trong trường Tiểu học

  1. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc Tối ưu hóa năng lực đội ngũ trong trường Tiểu học hiện nay. 1.1. Sự cần thiết Từ ngàn đời nay, thầy giáo luôn được tôn vinh và có một vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội. Trong lịch sử Việt Nam, người thầy giáo là người chăm lo, dẫn dắt thế hệ trẻ; là người có lòng yêu nghề tha thiết, luôn coi trọng tri thức, lấy dạy chữ, dạy người làm lẽ sống của mình. Đó là người truyền đạt kiến thức, là nhà giáo dục trong việc hình thành và phát triển kỹ năng sống, đạo đức cho học sinh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đây là những người coi trọng danh dự, lương tâm, gìn giữ khí tiết, xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng, đức độ, học vấn, cống hiến Trước sự thay đổi như vũ bão của khoa học công nghệ người thầy giáo không phải chỉ đơn thuần là người truyền thụ kiến thức mà là người thúc đẩy việc học hành. Kỷ nguyên thông tin cũng có ảnh hưởng đến giáo dục và đào tạo theo nghĩa dựa trên việc khai thác các công nghệ thông tin hiện đại để xử lý và quản trị thông tin. Vì vậy, giáo dục cũng phải thích ứng nhanh với các thay đổi liên quan đến thế giới việc làm. Như vậy, giáo viên không chỉ là người dạy học trên lớp học, một người làm nhiệm vụ truyền thụ kiến thức là chính, người cung cấp thông tin, mà trở thành người tổ chức, hướng dẫn quá trình học của học sinh. Những thay đổi về vai trò, vị trí của người học và người dạy trong những hoàn cảnh biến đổi nhanh, phức tạp đòi hỏi những thầy giáo phải có khả năng đáp ứng linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới. Đối với tiêu chuẩn đổi mới và phát triển nhà trường, các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả hoạt động với tư cách các nhà quản lý để làm cho các nhà trường liên tục đổi mới và phát triển nhằm thúc đẩy sự thành công học tập và phát triển của mỗi học sinh. Theo đó, người lãnh đạo hiệu quả phải: Thiết lập, quản lý và giám sát các hoạt động và hệ thống hành chính để thúc đẩy sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường. Quản lý chiến lược nguồn nhân lực, phân công và lập kế hoạch cho giáo viên, nhân viên theo vai trò và trách nhiệm từ đó tối ưu hóa năng lực chuyên môn của họ để giải quyết nhu cầu học tập của mỗi học sinh.
  2. Quản lý tài chính, vật chất, và các nguồn lực khác để hỗ trợ chương trình giảng dạy, hướng dẫn, và đánh giá; quản lý cộng đồng học tập của học sinh, năng lực nghề nghiệp của GV, NV, sự tham gia của gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên công tác bồi dưỡng đội ngũ vẫn chưa đạt được một cách tối ưu nhất, chưa phát huy cao được năng lực thực sự của mỗi cá nhân trong nhà trường, một số ít cá nhân vẫn còn làm việc theo kiểu bị bắt ép mới làm, làm còn có tư tưởng cho xong nhiệm vụ, chưa phát huy cao được tính tích cực, năng lực thực sự của chính bản thân họ. Trên thực tế nhà trường muốn có chất lượng Giáo dục tốt thì trước tiên phải bồi dưỡng được chất lượng đội ngũ tốt, muốn bồi dưỡng được chất lượng đội ngũ tốt thì người quản lí phải biết khai thác, phát huy được năng lực của từng cá nhân trong đội ngũ của mình. Vì vậy tôi đã quyết định lựa chọn, nghiên cứu tìm tòi sáng kiến về lĩnh vực “Biện pháp tối ưu hóa năng lực đội ngũ” với mong muốn phát huy được hết khả năng, năng lực của mỗi cá nhân trong nhà trường để nhà trường có một đội ngũ vững mạnh đáp ứng được những yêu cầu về đổi mới Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đất nước hội nhập, từ đó nhà trường có một môi trường, chất lượng giáo dục thật sự hiệu quả và mang tính chiến lược lâu dài. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Giúp toàn thể cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn chắc chắn, vững vàng. Đội ngũ được trang bị kiến thức về hiểu biết xã hội, các chủ trương của Đảng và Nhà nước; Mỗi cá nhân có kiến thức vững vàng theo vị trí việc làm của mình. Giúp cho mỗi cá nhân có những kỹ năng cơ bản từ đó áp dụng trong lĩnh vực, nhiệm vụ mình được phân công: Kỹ năng quản lí, kỹ năng dạy học, kỹ năng lao động, giao tiếp ứng xử, Giúp cho mỗi cá nhân trong nhà trong nhà trường có phẩm chất trung thực, trung thành; có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, phát huy năng lực của mình phục vụ cho tập thể nhà trường, giúp chất lượng nhà trường được ngày một nâng cao, tạo được mối đoàn kết tập thể, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phát triển toàn diện. Từ việc bồi dưỡng, phát huy năng lực của đội ngũ, đi đến tối ưu hóa năng lực của từng cá nhân dẫn đến chất lượng đội ngũ vững mạnh, có chất lượng. Từ đó phát huy năng lực của học sinh dẫn đến chất lượng giáo dục trong nhà trường được nâng cao một cách toàn diện. 2. Phạm vi triển khai thực hiện. Nâng cao kiến thức, năng lực cho giáo viên là nội dung rất phong phú, đòi hỏi rất nhiều thời gian và cách thức tổ chức. Vì vậy trong sáng kiến này chúng
  3. tôi chỉ tập trung đi nghiên cứu nội dung cơ bản đó là: Biện pháp tối ưu hóa năng lực đội ngũ cho 62 cán bộ, giáo viên, nhân viên ở trường Tiểu học xã Pắc Ta. 3. Tình trạng giải pháp đã biết 3.1. Mô tả ngắn gọn giải pháp đã biết Lĩnh vực về công tác bồi dưỡng đội ngũ trong nhà trường là lĩnh vực được nhiều nhà quản lí nghiên cứu tìm tòi, thực nghiệm với mong muốn sẽ có cách thức bồi dưỡng, quản lí, chỉ đạo đem lại hiệu quả Giáo dục tại mỗi đơn vị trường học. Với kinh nghiệm của bản thân trong công tác quản lí tôi cũng đã tìm tòi, nghiên cứu và thực nghiệm tại đơn vị nơi công tác về các giải pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nói chung, chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng. Qua quá trình thực nghiệm cũng đã đưa ra được các giải pháp, cách làm của mình cơ bản đem lại được những kết quả khá khả quan, những giải pháp đã nghiên cứu và thực hiện như: Đưa ra được các tiêu chí, phẩm chất người quản lí cần phải có? Cách thức xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; công tác về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; việc kiểm tra nội bộ, kiểm soát chất lượng giáo dục, Tuy nhiên công tác bồi dưỡng đội ngũ vẫn chưa đạt được một cách tối ưu nhất, chưa phát huy cao được năng lực thực sự của mỗi cá nhân trong nhà trường, một số ít cá nhân vẫn còn làm việc theo kiểu bị bắt ép mới làm, làm còn có tư tưởng cho xong nhiệm vụ, chưa phát huy cao được tính tích cực, năng lực thực sự của chính bản thân họ. Trên thực tế nhà trường muốn có chất lượng Giáo dục tốt thì trước tiên phải bồi dưỡng được chất lượng đội ngũ tốt, muốn bồi dưỡng được chất lượng đội ngũ tốt thì người quản lí phải biết khai thác, phát huy được năng lực của từng cá nhân trong đội ngũ của mình. Vì vậy tôi đã quyết định lựa chọn, nghiên cứu tìm tòi sáng kiến về lĩnh vực “Biện pháp tối ưu hóa năng lực đội ngũ” với mong muốn phát huy được hết khả năng, năng lực của mỗi cá nhân trong nhà trường để nhà trường có một đội ngũ vững mạnh đáp ứng được những yêu cầu về đổi mới Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đất nước hội nhập, từ đó nhà trường có một môi trường, chất lượng giáo dục thật sự hiệu quả và mang tính chiến lược lâu dài. 3.2. Ưu điểm, hạn chế của giải pháp đã biết * Ưu điểm: Các giải pháp đã biết và áp dụng đã đem lại hiệu quả tương đối khả quan trong quá trình bồi dưỡng chất lượng đội ngũ, nâng cao hiệu quả giáo dục trong
  4. nhà trường. * Hạn chế: Năng lực của từng cá nhân trong đội ngũ chưa được phát huy một cách triệt để, còn có cá nhân chưa tự giác, tích cực trong việc học tập bồi dưỡng để phát huy năng lực của mình (còn làm việc theo kiểu bị gò ép); có những giáo viên có năng lực nhưng chưa có ý thức, thái độ tích cực để phát huy hết khả năng, năng lực của mình phục vụ cho tập thể. 3. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến 3.1. Mô tả chi tiết nội dung của giải pháp Qua thực trạng tình hình của đội ngũ tại đơn vị và sự cấp thiết phải đổi mới, nâng cao năng lực của đội ngũ, để đáp ứng được yêu cầu hội nhập về Giáo dục hiện đại. Muốn tối ưu hóa năng lực đội ngũ thì trước tiên ta phải bồi dưỡng, phát huy được năng lực của từng cá nhân. Để hình thành, phát huy năng lực bản thân, tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm các giải pháp để bồi dưỡng, tối ưu hóa năng lực đội ngũ cụ thể như sau: * Giải pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức Kiến thức là nhân tố đầu tiên của năng lực, nên trước tiên tôi quan tâm việc xác định khả năng kiến thức của từng cá nhân trong nhà trường (Thông qua khảo sát, kiểm tra, nắm bắt, ). Từ việc xác định được kiến thức của từng cá nhân, với cương vị là thủ trưởng đơn vị tôi đưa ra các việc làm cụ thể trong công tác quản lí, chỉ đạo như sau: - Công tác tự bồi dưỡng: Yêu cầu mỗi cá nhân phải xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, mức độ về khả năng kiến thức của mình để từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cá nhân (xây dựng kế hoạch theo các modun). Mặt khác yêu cầu mỗi cá nhân phải tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức xã hội, hiểu biết cho mình thông qua các kênh như nghiên cứu tài liệu, sách báo, thời sự, khai thác mạng Internet, - Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên: Nhà trường từ việc xác định tình hình thực tế đã lựa chọn các modun hợp lí, thiết thực phù hợp với thực tế ở đơn vị, tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên và tổ chức thực hiện theo hằng tuần, hằng tháng theo kế hoạch. - Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ: Tập trung chủ yếu bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức hiểu biết xã hội, kiến thức nâng cao về môn Toán, Tiếng việt, sử
  5. dụng CNTT cụ thể như sau: + Các chuyên đề dạy học: Tổ chức các chuyên đề về dạy học theo các môn học để giáo viên được chia sẻ, tìm tòi ra các phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả nhất + Các chuyên đề nâng cao kiến thức: Giải các bài toán, tiếng việt mới, bài khó, các sân chơi như giải toán qua mạng Internet, Trạng nguyên Tiếng việt qua Internet, (Giáo viên được trực tiếp tham gia và thực hiện) + Chuyên đề về công nghệ thông tin: Thực tế trình độ về việc sử dụng công nghệ thông tin của đội ngũ trong nhà trường rất yếu kém, nhiều cán bộ viên không biết sử dụng tin học cơ bản nên nhà trường đã tổ chức chuyên đề về sử dụng tin học cơ bản, hướng dẫn cho quản lí, giáo viên, nhân viên những kiến thức cơ bản về tin học. Từ đó phục vụ thiết thực cho từng cá nhân trong việc phục vụ cho bản thân theo vị trí việc làm (Quản lí cần phải có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản gì? Công tác văn thư cần làm gì? ; giáo viên cần có những kiến thức, khả năng cơ bản gì để phục vụ cho việc giảng dạy, hệ thống hồ sơ, ). - Công tác kiểm soát kiến thức, tạo ý thức tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức: + Nhà trường đã chỉ đạo các giáo viên trước khi lên lớp phải có sự chuẩn bị bài chu đáo: Giải trước các bài tập khó (giải các bài tập khó tại các môn Toán, Tiếng việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí), nghiêm cứu rõ mục tiêu bài dạy, có phương án điều chỉnh phương án lên lớp. Hằng ngày nhà trường chỉ đạo các lực lượng (Ban kiểm tra nội bộ) kiểm tra thường xuyên về việc chuẩn bị bài của giáo viên trước khi lên lớp (như: Kiểm tra kế hoạch bài dạy xem có giải các bài tập không, có sự nghiên cứu điều chỉnh bài dạy không?; phỏng vấn về mục tiêu, nội dung bài dạy xem giáo viên có nghiên cứu nắm được không? ) + Hằng tháng tổ chức khảo sát kiến thức: Cuối mỗi tháng Hiệu trưởng trực tiếp ra bài kiểm tra kiến thức và tổ chức cho các cán bộ viên chức trong nhà trường thực hiện làm. Lấy bài kiểm tra kiến thức tháng là một trong những lĩnh vực để đánh giá, xếp loại chuyên môn tháng của cán bộ viên chức. * Giải pháp 2: Bồi dưỡng, rèn kỹ năng Kỹ năng là phạm trù thứ hai của năng lực. Kỹ năng bản chất là có làm được cái gì không? Rất nhiều người sự hiểu biết và nói rất tốt nhưng khi thực tế vào làm thì không làm được. Muốn dạy, giáo dục cho học sinh có kỹ năng thì trước tiên người thầy phải có kỹ năng vì vậy tôi đã chú trọng đến kỹ năng của đội ngũ, cụ thể chú trọng đến những việc làm cụ thể sau: