Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học

doc 9 trang sangkien 27/08/2022 10280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_su_dung_hieu_qua_thiet_bi_day.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHƯỚC LONG TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ NGHĨA TỔCHỨCTỔCHỨC SỬSỬ DỤNGDỤNG HIỆUHIỆU QUẢQUẢ THIẾTTHIẾT BỊBỊ DẠYDẠY HỌCHỌC NGƯỜI VIẾT : TRẦN VĂN XÔ ♥♥♥♥♥♥♥
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 TỔ CHỨC SỬ DỤNG THIẾT BỊ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việc sử dụng thiết bị dạy học là một công việc không thể thiếu trong công tác dạy học nhất là chương trình sách giáo khoa mới hiện nay đối với mỗi giáo viên khi lên lớp. Vì thế cho nên , việc tổ chức sử dụng và phát huy hiệu quả thiết bị là cần thiết nhưng phải mang tính chất chính xác và khoa học kịp thời , thường xuyên, đầy đủ để đáp ứng được yêu cầu về cấu trúc nội dung của mỗi môn học, bài học nó đem lại hiệu quả cao nhất cho việc dạy và học của mỗi lớp, khối hay toàn đơn vị . Nhằm phát huy tính tư duy,sáng tạo, coi trọng thực hành, học sinh làm chủ kiến thức tránh tình trạng học vẹt, dạy chay đảm bảo được quan hệ lô gic khoa học giữa lý luận và thực tiễn : “ học đi đôi với hành” .Chính vì thế mà công tác tổ chức và sử dụng thiết bị ,đồ dùng dạy học trong các trường tiểu học cũng cần có cái nhìn mới để phát triển kịp thời cho công tác giáo dục trong thời kì hội nhập như hiện nay. Vậy nên công tác thiết bị cũng cần đòi hỏi đổi mới việc tổ chức quản lí và sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học để đáp ứng đòi hỏi của chương trình sách giáo khoa, phương pháp và tổ chức dạy học một cách linh hoạt sáng tạo khoa học từ đó sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đồ dùng dạy học cũng như trong công tác giảng dạy của mỗi giáo viên khi lên lớp vì thiết bị đồ dùng là phương tiện giáo dục đem lại hiệu quả chất lượng giờ dạy hiệu quả nhất, nó là chứng cứ khoa học thực tiễn quan hệ tương tác với lý luận, luận điểm khoa học. II . THỰC TRẠNG: Trong những năm gần đây nhà nước và bộ giáo dục đào tạo dã đầu tư rất nhiều đồ dùng và thiết bị dạy học để phục vụ cho chương trình đổi mới của giáo dục. Nhưng sau sáu năm thực hiện chương trình thay sách cá nhân tôi nhìn nhận rằng thiết bị đưa về nhưng đại đa số chưa cải tiến cách làm mới về tổ chức hướng dẫn sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học một cách khoa học để phát huy tính năng của đồ dùng thiết bị mà chỉ quen việc làm theo lề lối cũ tuy rằng đã có một số trường bố trí phòng chức năng và cải tiến cách tổ chức sử dụng nhưng nhìn góc độ chung thì vẫn còn hạn chế như : Chỉ thống kê tên đồ dùng trên danh mục thiết bị . Giáo viên mượn trả theo quy chế về chuyên môn. Số lượng đồ dùng thiết bị nhiều tập trung vào hai đầu buổi dạy nên dẫn đến việc ngại khó của giáo viên từ đó ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu tính năng đồ dùng phục vụ cho giờ dạy trước khi lên lớp để Người viết: TRẦN VĂN XÔ 1 PHÚ NGHĨA – PHƯỚC LONG
  3. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 TỔ CHỨC SỬ DỤNG THIẾT BỊ phù hợp với thực trạng mỗi lớp và sự tiếp thu của mỗi học sinh có mức độ khác nhau. Việc tổ chức cho mượn và sử dụng hoàn toàn tuỳ thuộc vào lòng nhiệt tình , tâm huyết và ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên , quy chế chuyên môn nhà trường đề ra. Thời gian làm việc của cán bộ thiết bị nhiều mà không đem lại hiệu quả như mong muốn. Sự quản lí hoạt động sử dụng của giáo viên trên lớp gặp không ít khó khăn . Công tác cho mượn để sử dụng và thu hồi bảo quản sau khi sử dụng còn mang tính chất đối phó bắt buộc . Ýù thức trách nhiệm bảo quản đồ dùng thiết bị của giáo viên chưa cao . Cũng là một hạn chế không nhỏ cho người phụ trách thiết bị .  Từ đó nên hạn chế về chi tiết nội dung sâu rộng tính chất lô gic khoa học của thiết bị , chưa đáp ứng như yêu cầu của chương trình thay sách đề ra . Từ những việc khó khăn đó dẫn đến công tác tổ chức và sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học của giáo viên chủ yếu mang tính đối phó, không sử dụng thường xuyên liên tục mà chỉ tập trung đầu tư cho những giờ dạy mang tính bắt buộc, đối phó như : dự giờ ,thao giảng, thi giáo viên giỏi hoặc chuyên môn kiểm tra v v ❖ HẠN CHẾ VỀ CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY :  Không phát huy được hết khả năng và sự sáng tạo về chuyên môn của giáo viên đối với tác dụng của đồ dùng thiết bị trong tiết dạy  Chưa tạo được môi trường rộng của toàn thể giáo viên các khối lớp đối với kinh nghiệm sử dụng thiết bị trong việc hội họp, học tập trao đổi lẫn nhau.  Cách sử dụng chưa hiệu quả như mong muốn, tinh thần sáng tạo sử dụng còn hạn chế, chưa thực hiện được việc học lí thuyết đi đôi với thực hành . ý thức nâng cao về chuyên môn trong giờ dạy trên lớp chưa thực sự tạo ra tính khả thi tự tin trong giờ học cho giáo viên và hứng thú tiếp thu của học sinh.  Việc theo dõi và tổ chức quản lí đối với công tác tổ chức sử dụng đồ dùng của tất cả các giáo viên trong đơn vị còn hạn chế về : cách sử dụng, chất lượng sử dụng, thời lượng sử dụng của mỗi loại thiết bị đồ đùng đối với mỗi giờ học , môn học, lớp học, đối tượng học. Để khắc phục được những tình trạng như hiện nay, người làm công tác thiết bị cần phải có cách tổ chức và hệ thống kế hoạch thực hiện một cách thường xuyên , lên tục, chặt chẽ và linh hoạt đồng thời cũng phải cần Người viết: TRẦN VĂN XÔ 2 PHÚ NGHĨA – PHƯỚC LONG
  4. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 TỔ CHỨC SỬ DỤNG THIẾT BỊ sáng tạo hợp lí khoa học để phát huy thế mạnh của đồ dùng thiết bị đối với việc dạy học. Như vậy đã tạo được tiền đề tốt, nền tảng vững chắc , lí luận lô gic góp phần thúc đẩy công tác dạy và học ngày được nâng cao hơn . đồng thời tạo mối quan hệ tương tác , chặt chẽ giữa lí luận và thực tiễn để Đẩy mạnh việc thi đua dạy và học góp phần vào công việc hoàn thành kế hoạch của đơn vị đã đề ra. Từ thực trạng và nhận định như trên là cơ sở để xây dựng hệ thống tổ chức thực hiện phát huy hiệu quả đồ dùng thiết bị mang tính thực tế để đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn. III . NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: A. NHỮNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁPĐIỀU CHỈNH : 1 . NHỮNG NĂM TRƯỚC ĐÂY 2. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH HIỆN NAY Thiết bị thống kê đồ dùng trong Thiết bị có kế hoạch rõ ràng thể danh mục hiện từng phần như: kế hoạch tuần, tháng , năm. Sau mỗi kế hoạch đều có rút kinh nghiệm và điều chỉnh khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại. Mượn trả tuỳ thuộc theo sự nhiệt Thiết bị lập bảng đăng kí mượn tình, tâm huyết của mỗi cá nhân, sử dụng trả hàng ngày,khối trưởng mang tính một chiều, đối phó, chịu trách nhiệm hằng tuần đăng hình thức. kí . Chưa có ý thức bảo vệ trong lúc Giáo viên lập sổ tích luỹ kinh sử dụn. Thiệt hại về kinh tế. Giờ nghiệm quá trình sử dụng , số lần dạy chay nhiều chưa tổ chức rút sử dụng, chất lượng sau sử dụng từ kinh nghiệm sau mỗi lần bản thân đó cùng với tổ phối hợp theo dõi sử dụng . thi đua cụ thể sát thực. Sự phối kết hợp theo dõi không Thiết bị sinh hoạt chuyên môn hiệu quả dẫn đề tình trạng đánh cùng các khối và có tổng kết đánh giá theo dõi trong công tác chuyên giá chung theo kế hoạch khối và môn không khoa học kịp thời . cùng thống nhất cách sử dụng . B. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN : 1. LẬP KẾÙ HOẠCH : Người viết: TRẦN VĂN XÔ 3 PHÚ NGHĨA – PHƯỚC LONG
  5. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 TỔ CHỨC SỬ DỤNG THIẾT BỊ Cán bộ thiết bị lên kế hoạch cụ thể được thể hiện trước một tuần để đưa ra trước toàn thể hội đồng sư phạm, để từ đó giáo viên biết và xây dựng cho mình kế hoạch đăng kí mượn sử dụng ở mỗi tuần đối với mỗi môn học, mỗi lớp học thông qua tổ khối trưởng ở buổi sinh hoạt chuyên môn trong tuần. Phụ trách thiết bị nhận đăng kí từ các tổ trưởng để sắp xếp thiết bị theo đăng kí của mỗi khối lớp. ( trưng bày theo danh mục cụ thể,thứ tự lớp, khối). Tuần thứ nhất của tháng giáo viên đăng kí tất cả các thiết bị có trong yêu cầu của chương trình học và đề nghị những thiết bị mà đơn vị còn thiếu đối với yêu cầu của chương trình . Tuần thứ hai của tháng giáo viên trả nhũng thiết bị đã mượn ở tuần trước . Riêng đối với khối trưởng có biên bản tổng hợp ý kiến của khối mình về những mặt mạnh và những mặt còn tồn tại của các đồ dùng thiết bị, nêu ý kiến điều chỉnh của khối mình. Tuần thứ ba của tháng, cán bộ thiết bị phối hợp cùng chuyên môn dự giờ thăm lớp (sác xuất,bằng hình thức đột xuất) và có ý kiến đối với giáo viên đã sử dụng thiết bị về phương pháp và cách sử dụng trên lớp sao cho phù hợp với điều kiện thực tế ở lớp mình, đơn vị mình. Lắng nghe ý kiến giáo viên nêu lên những vướng mắc sau giờ dạy còn hạn chế. Tuần thứ tư của tháng , họp sinh hoạt chuyên môn với tất cả các khối trưởng trong đơn vị để từ đây lắng nghe được tất cả các ý kiến của giáo viên trong đơn vị để có hướng điều chỉnh kịp thời cho tháng kế tiếp ; cuộc họp này có chuyên môn cùng tham dự. Ngoài ra cán bộ thiết bị cần tổng hợp trước những ý kiến của giáo viên đã nêu ở các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ mình để cùng bàn bạc và đi đến thống nhất cách sử dụng hay nhất cho mỗi lớp, môn, tiết cụ thể . 2 . LẬP BẢNG ĐĂNG KÍ MƯỢN : BẢNG ĐĂNG KÍ MƯỢN ĐỒ DÙNG – THIẾT BỊ HÀNG NGÀY * MÔN : A B C * KHỐI LỚP : X Y Z * NGƯỜI MƯỢN : M N P * NGÀY : XX SỐ SỐ NGƯỜI TT TÊN ĐỒDÙNG LƯỢNG LƯỢNG GHI CHÚ MỰƠN CÓ MƯỢN 1 A X X M 2 B Y Y N 3 C Z Z P Người viết: TRẦN VĂN XÔ 4 PHÚ NGHĨA – PHƯỚC LONG