Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT

docx 48 trang Mịch Hương 27/09/2024 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_de_ren_l.docx
  • pdfNguyễn Thị Thảo-THPT Tân Kỳ 3-công nghệ.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN - CÔNG NGHỆ 10 THPT” LĨNH VỰC: CÔNG NGHỆ
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1 4. Những đóng góp mới của đề tài 2 5. Cấu trúc của đề tài 2 PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 3 1.1.1. Lý thuyết về hoạt động trải nghiệm 3 1.1.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong việc rèn luyện năng lực hợp tác 9 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 10 Chương 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC PHẦN BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN CÔNG NGHỆ 10 THPT 11 2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung của phần bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - công nghệ 10 THPT 11 2.2. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong phần Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT để rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh 12 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm 12 2.2.2. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm nhằm rèn luyện năng lực hợp tác 12 2.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm để rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT 21 2.3.1. Quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm rèn luyện năng lực hợp tác 21 2.3.2. Một số hình ảnh hoạt động của các nhóm học sinh 22 2.4. Lựa chọn và đề xuất bộ tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực hợp tác 25 2.4.1. Các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác 25
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Đọc là 1 GV Giáo viên 2 HĐTN Hoạt động trải nghiệm 3 HS Học sinh 4 NLHT Năng lực hợp tác 5 NLTH Năng lực tự học 6 THPT Trung học phổ thông 7 TN Thực nghiệm 8 ĐC Đối chứng 9 TNST Trải nghiệm sáng tạo
  4. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng nguồn nhân lực, quyết định sự phát triển của xã hội. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức và hình thành cho mình các kỹ năng, năng lực cần thiết của một người công dân trong thời đại mới. Từ thực tiễn đó, đòi hỏi giáo dục phải không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng. Một trong những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới là đưa các hoạt động trải nghiệm vào giảng dạy trong trường phổ thông. Hoạt động trải nghiệm là hình thức học tập gắn học tập với thực tiễn, gắn giáo dục trong nhà trường với giáo dục ngoài xã hội, “phá vỡ” không gian lớp học, đồng thời có sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội vào quá trình giáo dục. Đây là một hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện cho học sinh có những trải nghiệm khám phá mới mẻ, qua đó góp phần hình thành và phát triển các kĩ năng, năng lực cần thiết cho người người học. Công nghệ là một môn khoa học thực nghiệm, có rất nhiều nội dung kiến thức gắn liền với thực tiễn đời sống. Cho nên rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần Bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản - Công nghệ 10 THPT” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế được các HĐTN trong phần Bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản - Công nghệ 10 THPT và tổ chức các hoạt động đó để rèn luyện NLHT cho HS. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, bao gồm: lí thuyết về HĐTN; lý thuyết về NLHT. Điều tra thực trạng việc dạy học Công nghệ và việc tổ chức các HĐTN để rèn luyện NLHT cho HS ở một số trường THPT. Thiết kế các HĐTN để rèn luyện NLHT cho HS trong dạy học phần Bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản - Công nghệ 10 THPT. 1
  5. PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1. Lý thuyết về hoạt động trải nghiệm 1.1.1.1. Khái niệm hoạt động Theo từ điển Tiếng Việt: Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm thực hiện một mục đích nhất định trong đời sống xã hội; Hoạt động là vận động, cử động nhằm một mục đích nhất định nào đó. * Bản chất của hoạt động: Cuộc sống cá nhân là một dòng hoạt động, cá nhân là chủ thể các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình cá nhân thực hiện các quan hệ giữa họ với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân. Đó là quá trình chuyển hóa năng lực lao động cùng với các phẩm chất tâm lí của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại là tách những thuộc tính sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể. * Các dạng hoạt động của con người: Có nhiều cách phân loại hoạt động của con người tuy nhiên căn cứ vào nguồn gốc và đặc điểm của hoạt động, có thể chia hoạt động thành 2 dạng: hoạt động thực tiễn (hoạt động bên ngoài) và hoạt động lí luận (hoạt động tinh thần), hoạt động bên trong, hoạt động tâm lí. 1.1.1.2. Khái niệm trải nghiệm Theo từ điển Bách khoa Việt Nam “trải nghiệm” được diễn dải theo hai nghĩa. Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất “là bất kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức ) trong đời sống tâm lí của từng người”. Theo nghĩa hẹp trải nghiệm “là những tín hiệu bên trong, nhờ đó các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức chuyển thành ý kiến cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân”. 1.1.1.3. Khái niệm HĐTN Hiện nay đã có nhiều tác giả định nghĩa về HĐTN, theo tôi thì khái niệm HĐTN trong học tập là một nhiệm vụ học tập, trong đó học sinh được độc lập thực hiện hoặc tham gia ở các bước từ việc đặt câu hỏi nêu vấn đề, thực hiện nhiệm vụ, báo cáo sản phẩm, đánh giá và phản biện. 1.1.1.4. Vai trò của HĐTN trong dạy học - HĐTN làm tăng tính hấp dẫn trong học tập. 3