Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm môn Toán bậc Trung học cơ sở

doc 29 trang sangkien 31/08/2022 11562
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm môn Toán bậc Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_nhom_mon_toan_bac_tr.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm môn Toán bậc Trung học cơ sở

  1. Tổ Chức Hoạt Động Nhóm Môn Toán THCS A. PHẦN MỞ ĐẦU Tên đề tài: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM MÔN TOÁN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1) Lý do khách quan: - Thực hiện nghị quyết số 40/ QH 10, chỉ thị số 14/2001/CT. TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí Thư Trung Ưng Đảng về việc nâng cao chất lượng đội ngũ Giáo Viên và cán bộ quản lí giáo dục. - “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” ( Luật giáo dục, điều 24.2). - Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ ngày nay đòi hỏi nguồn lực lượng lao động phải năng động sáng tạo đáp ứng nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự thử thách trên con đường hội nhập kinh tế thế giới, bằng sự cạnh tranh nền kinh tế tri thức, đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông nói chung và môn Toán nói riêng tạo ra những con người lao động sáng tạo, linh hoạt đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội. - Trong thực tế phương pháp dạy học bộ môn Toán ở Trường Trung Học Cơ Sở ở nước ta phổ biến vẫn là cách dạy truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa, “ Thầy đọc trò chép”. - Từ những tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta là đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và Trường Trung Học Cơ Sở nói riêng, là lực lượng nồng cốt huy động lực lượng xã hội tham gia giáo dục, để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đề ra. Ngày nay, với đường lối chính sách của Đảng và nhà nước là: Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các loại hình giáo dục- đào tạo, chính vì vậy nên mỗi chúng ta phải trang bị sẳn cho mình các phương pháp giảng dạy mới, hay, lôi cuốn được học sinh ham thích học, kích thích niềm đam mê học toán, biết học để vận dụng kiến thức vào thực tiển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. 2) Lý do chủ quan: a/. Trong nhà trường trung học cơ sở hiện nay, mỗi thầy cô giáo không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhưng việc tìm ra phương pháp hợp lí, thu hút được học GV thực hiện: Trần Văn Dũng Trường THCS Mỹ Lương Trang 1
  2. Tổ Chức Hoạt Động Nhóm Môn Toán THCS sinh không phải là một chuyện dễ dàng chút nào!. Vì chúng ta ai cũng có thể biết được học sinh tỏ thái độ bất hợp tác với thầy cô là chuyện thường tình, nhưng bản thân thầy cô có nhận ra được đều đó hay không? mới là quan trọng, có những thầy cô vẫn nghèo nàn với cuốn giáo án cũ kĩ được mang truyền từ lớp này sang lớp khác thậm chí mang từ năm này sang năm khác!. - Phương pháp dạy học của giáo viên vẫn còn nặng nề về thuyết trình, giải thích sách giáo khoa, còn bị động bởi sách giáo khoa, chưa có sự gia công đáng kể để đề xuất những phương pháp mới. Việâc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, giáo án sơ sài, rập khung, chưa thể hiện những hoạt động trên lớp của thầy và trò, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nghèo nàn, thiếu thốn về nội dung phương pháp thiết thực để thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học của thầy cô giáo. b/. Đổi mới phương pháp học toán hiện nay ở trường trung học cơ sở được tiến hành theo kiểu phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động, học sinh được học tập cá nhân (tự học) kết hợp làm việc theo nhóm nhỏ ( học tập hợp tác ) dưới sự điều khiển của giáo viên, Thầy giáo tổ chức tình huống có vấn đề, hướng dẫn học sinh hoạt động theo trình độ nhận thức của học sinh, Thầy giáo làm trọng tài thảo luận, tranh luận, chốt lại vấn đề và khẳng định kiến thức. Với sự suy nghĩ đó bản thân tôi chọn đề tài: “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM MÔN TOÁN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ”, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại trong cách dạy học cũ kĩ nêu trên. Tuy nhiên, mức độ thành công của đề tài còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, hoàn cảnh, tình huống riêng biệt, ngoài ra còn có động cơ học tập của học sinh và sự quan tâm của các bật cha mẹ học sinh, đặc biệt là lòng nhiệt tình của giáo viên là nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đề tài. - Qua nhiều năm nghiên cứu đề tài tại Trường Trung Học Cơ Sở Kim Thư tôi muốn dùng liù luận đã được tiếp thu cùng thực tiển để lý giải những vấn đề nêu trên và kết quả áp dụng của đề tài này. II/. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Nhằm giúp cho người dạy phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng được năng lực tự học, tự rèn, lòng say mê học tập và ý chí không ngừng vươn lên của học sinh. - Mọi học sinh được tham gia bài học, không khí học tập thân thiện trong lớp. - Hiệu quả học tập của học sinh cao, nhiều học sinh thể hiện được khả năng cá nhân, và có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. - Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm khắc phục lối dạy truyền thụ một chiều. GV thực hiện: Trần Văn Dũng Trường THCS Mỹ Lương Trang 2
  3. Tổ Chức Hoạt Động Nhóm Môn Toán THCS III/. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 1) Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cách tổ chức học nhóm môn toán bậc trung học cơ sở. 2) Khách thể nghiên cứu: - Là Ban Giám Hiệu, Giáo Viên chủ nhiệm, Giáo Viên bộ môn ngoài ra còn có các em học sinh, gia đình học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, môi trường sống của các em học sinh và giáo viên, sức khỏe của người dạy học cũng phần nào có liên quan đến tổ chức hoạt động nhóm. IV/. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Tìm ra những phương pháp tổ chức học nhóm một cách có hiệu quả, giúp người học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học tự rèn, tạo được môi trường lớp học thân thiện đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. - Nắm được thực trạng dạy học hiện nay của giáo viên, giúp người dạy có kế hoạch cụ thể, tránh được tình trạng hoạt động tự phát manh mún không liên tục, tạo nên hoạt động đều đạêng, chủ động giáo án, đồ dùng dạy học, phiếu học tập, xác định được mục tiêu dạy học. V/. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: * Các giả thuyết đưa ra nghiên cứu trong đề tài là: - Học sinh lười biếng trong học tập, thụ đọâng, không chủ động tìm kiến thức trong bài học, không tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra trong tiết học, thiếu sự tập trung , lo ra, không quan tâm đến kiến thức. - Giáo viên chưa có tâm quyết tổ chức hoạt động nhóm, hoặc là do giáo viên chưa nắm vững được hình thức tổ chức hoạt động nhóm, chưa thấy được sự phát huy mạnh mẽ của hoạt động nhóm, xem hoạt động nhóm là hoạt động rườm rà, phiền phức không hiệu quả. * Điều tra cụ thể 18 giáo viên của trường trung học cơ sở Kim Thư về tổ chức hoạt động nhóm trong tiết dạy năm học 2014-2015 như sau. + Nhận định chung: - Giáo viên có tuổi nghề từ 1-> 18 năm có tổ chức hoạt động nhóm. - Giáo viên có tuổi nghề từ 19 năm trở lên thì đôi khi có tổ chức hoạt động nhóm. + Cụ thể: HĐ nhóm Thường xuyên Thỉnh thoảng Đối phó Tuổi nghề GV thực hiện: Trần Văn Dũng Trường THCS Mỹ Lương Trang 3
  4. Tổ Chức Hoạt Động Nhóm Môn Toán THCS Tuổi nghề 1->18 năm 58.2% 32.7% 9.1% Tuổi nghề 19 năm trở lên 30% 50% 20% - Phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con cái, cho nên học sinh coi việc mang tập tới trường là một hình thức trả nợ, không coi trọng việc tiếp thu kiến thức, không cần phải học bài. - Do cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn ( bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu, phim trong, ). - Do sĩ số học sinh quá đông VI/. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: 1) Các phương pháp chủ yếu: a/. Phương pháp trò chuyện có mục đích: + Mục đích: - Trò chuyện với các lãnh đạo để nghe về cách chỉ đạo thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, cụ thể là việc cách tổ chức hoạt động nhóm trong tiết học. - Trò chuyện với giáo viên để nắm rỏ hơn về những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện tổ chức hoạt động nhóm, nắm thêm về những tâm tư nguyện vọng của giáo viên và học sinh, để từ đó hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu. + Nội dung: - Trò chuyện về kế hoạch soạn giảng đưa tổ chức hoạt động nhóm vào tiết dạy. - Các phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, ưu điểm và hạn chế của phương pháp đó, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân, cũng như trong việc nghiên cứu của đề tài. - Trò chuyện với học sinh về cảm nghĩ của các em trong quá trình thực hiện hoạt động nhóm. + Cách tiến hành: - Chuẩn bị thật chu đáo các câu hỏi trong suốt quá trình trò chuyện ( đối với lãnh đạo, giáo viên, học sinh), lưu ý các câu hỏi thật rỏ rằng ngắn gọn, có thiện chí! - Trực tiếp đi đến trường bạn, hoặc trong quá trình đi công tác hay là trong lúc đi hội họp (tâm sự trong thời gian nghỉ giải lao). b/. Phương pháp điều tra trắc nghiệm: + Mục đích: - Nhằm nắm được thực trạng giáo viên tổ chức hoạt động nhóm trong tiết dạy. - Hiểu rõ cụ thể hơn về công tác chỉ đạo cũng như cách thức tổ chức hoạt động nhóm của giáo viên và sự yêu thích cách học hoạt động nhóm của học sinh. + Nội dung: GV thực hiện: Trần Văn Dũng Trường THCS Mỹ Lương Trang 4