Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động khám phá kiến thức

doc 57 trang sangkien 30/08/2022 10341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động khám phá kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_kham_pha_kien_th.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động khám phá kiến thức

  1. I.Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến. 1. Cơ sở lí luận Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước, việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những khâu then chốt, nhiệm vụ trọng tâm cấp thiết của mỗi nhà trường nói chung và của mỗi một giáo viên nói riêng, xuyên suốt quá trình dạy học và là công việc phải làm thường xuyên. Thật vậy, trong những năm qua chúng ta đã thực hiện quá trình đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, sử dụng đồ dùng dạy học nhằm giảm tính lí thuyết, tăng tính thực tiễn, thực hành đảm bảo vừa sức, mang tính khả thi. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học. Người giáo viên chính là người có vai trò chỉ đạo, còn học sinh là người chủ động, sáng tạo tích cực trong quá trình khám phá kiến thức mới. Với vai trò tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn, người giáo viên phải làm sao cho học sinh phát huy tính tích cực phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Bởi vậy, tổ chức các hoạt động khám phá kiến thức cho học sinh là việc làm dẫu trong điều kiện dạy và học hiện nay có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Người giáo viên phải có nhận thức đúng đắn và thực hiện cập nhật trong từng bộ môn, từng bài học, từng lớp học phù hợp với thực trạng trong giáo dục ở địa phương bây giờ. Mặt khác việc học tập bộ môn Sinh học ở trường THCS còn nhiều hạn chế, chưa cuốn hút học sinh đi vào học tập. "Tổ chức các hoạt động khám phá kiến thức" nhằm tạo ra cách dạy mới giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có chất lượng, học sinh mới có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Việc hiểu rõ những khái niệm, hiện tượng, định luật và giải bài tập phần Di truyền – Biến dị là rất quan trọng và cần thiết trong thời đại của Di truyền học. 2. Cơ sở thực tiễn Sinh học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy học phải đi đôi với hành. Khi dạy học sinh về kiến thức Sinh học chúng ta không nên chỉ truyền đạt dưới dạng “thực đơn có sẵn”, học sinh chỉ học thuộc bài mà phải truyền đạt một cách khoa học, giúp Trang 1
  2. học sinh nắm chắc kiến thức có tính quy luật, hiểu được bản chất của nó. Từ đó học sinh nắm được các nhà khoa học tìm ra kiến thức và các quy luật sinh học như thế nào? Về phía học sinh - Mặc dù học sinh hầu hết đều chăm ngoan nhưng chưa có ý thức học đều các môn, các em thường chỉ chú trọng vào hai môn chính Văn – Toán, học lệch về các môn Sử, Địa, Sinh, Lí - Bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận học sinh còn xem nhẹ môn học do đó trong lớp còn thiếu chú ý, thiếu tập trung suy nghĩ thảo luận, ít tham gia xây dựng bài dẫn đến không khí lớp học còn buồn tẻ. - Lĩnh hội kiến thức dạng học vẹt qua loa, đại khái. Về phía giáo viên - Giáo viên còn thiếu tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học còn ít. - Chưa tích cực thu thập, cập nhật thêm thông tin, kiến thức sinh học - Sử dung công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế - Xem nhẹ phương pháp dạy học "lấy học sinh làm trung tâm" Mặc dù đã qua nhiều năm học chúng ta thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học "lấy học sinh làm trung tâm" không mới đối với giáo viên nhưng chưa được vận dụng phổ biến và có hiệu quả. II. Giải pháp thực hiện Qua thực tế giảng dạy trên lớp, dự giờ các đồng nghiệp trong trường hay trường bạn, ở bộ môn sinh học hay các bộ môn khác. Tôi nhận thấy một số giáo viên vẫn còn lúng túng trong phương pháp dạy phần Di truyền – Biến dị Sinh học 9, giáo viên "nói" vẫn là phương pháp dạy phổ biến, chiếm ít nhất là hơn 60% thời gian của giờ học. Phương pháp này được dùng để giải thích và cung cấp kiến thức vì vậy nó không sửa lỗi và không đáp ứng được nhu cầu khác của người học. Hơn nữa ở lứa tuổi cuối cấp II tuy tư duy trừu tượng của học sinh đã phát triển thêm một nấc mới nhưng do kiến thức phần Di truyền – Biến dị là kiến thức khó nên học sinh ít nhiều gặp khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức. Học sinh tiếp thu tri thức một cách thụ động, không được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động của mình thì thường không hiểu rõ bản chất của vấn đề và dễ quên. Học sinh chỉ nghe thầy cô thông báo kiến thức dưới dạng có sẵn thì dễ có cảm giác nhàm Trang 2
  3. chán và như vậy không kích thích hoạt động trí tuệ của học sinh, dẫn đến học sinh lười tư duy. - Đối với giáo viên: Trong một bài dạy, nếu không biết tổ chức các hoạt động thì giáo viên phải nói nhiều vì thế không kiểm soát được việc học của học sinh dẫn đến hiệu quả giờ dạy không cao Từ tình hình thực tiễn nêu trên, căn cứ vào cơ sở lí luận dạy học, tôi xác định rằng: muốn nâng cao chất lượng học tập bộ môn cho học sinh thì giáo viên phải biết "tổ chức các hoạt động khám phá kiến thức cho học sinh" thông qua các kênh hình, kênh chữ, thông tin trong sách giáo khoa hay xây dựng các bài tập vận dụng để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong suốt cả các khâu, các phần trong từng tiết dạy học trên lớp, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. III. Giải pháp thực hiện với kinh nghiệm nhiều năm dạy Sinh học 9 đã tích luỹ được ít nhiều kinh nghiệm tôi đã mạnh dạn áp dụng một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị và thu được những kết quả khả quan, tôi xin được trình bày một số hoạt động đã tổ chức để dạy các bài trong phần di truyền - biến dị môn sinh học 9 1. Giải pháp I: Giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa, phân phối chương trình và tài liệu tham khảo. - Trước tiên giáo viên phải nghiên cứu phân phối chương trình xem nội dung chương trình gồm mấy chương, mỗi chương gồm mấy bài, tỉ lệ số tiết lí thuyết và thực hành. Phần Di truyền – Biến dị sinh học 9 gồm 6 chương Chương I: Các thí nghiệm của Menđen. Chương II: Nhiễm sắc thể. ChươngII: ADN và gen. Chương IV: Biến dị. Chương V: Di truyền học người. Chương VI: ứng dụng di truyền học vào chọn giống. Phần này có 40 tiết nhiều hơn SGK trước đây 20 tiết.Vì vậy,bên cạnh sự kế thừa, nội dung của SGK mới còn phát triển và khác biệt với SGK hiện hành. Điều đó được cụ thể hóa ở những điểm sau: - Kế thừa và đi sâu hơn các vấn đề: Lai một cặp và hai cặp tính trạng. Di truyền giới tính.Cấu trúc và chức năng của NST. ADN. Đột biến và thường biến.Tự thụ phấn và giao Trang 3
  4. phối gần. Ưu thế lai. Lai kinh tế. Đột biến nhân tạo. Các phương pháp chọn lọc. Công nghệ sinh học, - Phát triển và mới ở các vấn đề: Nguyên phân và giảm phân. Phát sinh giao tử và thụ tinh. Di truyền liên kết. Mối quan hệ giữa gen và ARN. Prôtêin. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Con người là đối tượng của di truyền học. Di truyền học với con người. 2. Giải pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng học tập. Tài liệu quan trọng nhất là sách giáo khao sinh học 9, tranh ảnh trong phòng bộ môn, ngoài ra giáo viên và học sinh có thể sưu tầm thêm các kiến thức, tranh ảnh, phim tư liệu liên quan ở các nguồn khác như báo chí nhất là trong thợi đại công nghệ thông tin hiện nay vai trò của internet giúp giáo viên và học sinh có thể tra cứu các kiến thức một cách dễ dàng. 3. Xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm của các bài học. Đây là thao tác quan trọng có vai trò quyết định trong hiệu quả dạy học của giáo viên. • Ví dụ đối với chương I: Các thí nghiệm của Menđen.Kiến thức trọng tâm là: Chương I. Các thí nghiệm của Menđen A. Mục tiêu - Kiến thức: + Nêu được nhiệm vụ, nội dung vai trò của di truyền học. + Giới thiệu được Men đen là người đặt nền móng cho di truyền học và hiểu được phương pháp nghiên cứu di truyền độc đáo và ý niệm về gen (nhân tố di truyền) của ông. + Phân tích kết quả thực nghiệm lai một cặp tính trạng (TT) và giải thích theo quan niệm của Men đen,viết được sơ đồ lai từ P F2. + Phát biểu được nội dung quy luật phân li + Hiểu và giải thích đợc tương quan trội lặn hoàn toàn và không hoàn toàn, thấy được sự khác biệt giữa hai trường hợp này. + Vận dụng quy luật phân li để giải thích các hiện tượng di truyền trong sản xuất và đời sống. + Xác định được mục đích và thực chất các phương pháp phân tích di truyền: phân tích các thế hệ lai và lai phân tích. + Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng và giải thích theo Men đen, viết được sơ đồ lai từ P đến F2. + Phát biểu được nội dung và nêu được bản chất của quy luật phân li độc lập. + Hiểu và giải thích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập. - Kĩ năng: + Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình Trang 4
  5. + Rèn luyện thao tác thực hành về thống kê xác suất, từ đó biết vận dụng kết quả để giải thích các tỉ lệ Men đen. + Rèn luyện năng lực tư duy nhanh nhạy để trả lời bài tập trắc nghiệm và phương pháp giải bài tập. B. Nội dung 1. Phương pháp nghiên di truyền của Menđen 1.1. Đối tượng nghiên cứu Menđen đã thí nghiệm trên nhiều loại đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà lan (Pisum sativum). Đây là một loại cây có hoa lưỡng tính, có những tính trạng biểu hiện rõ rệt, là cây hàng năm, dễ trồng, có nhiều thứ phân biệt rõ ràng, tự thụ phấn cao nên dễ tạo dòng thuần. Hình I.1. Các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen Menđen tiến hành thí nghiệm trên đậu Hà Lan từ năm 1856 đến năm 1863 trên mảnh vườn nhỏ (rộng 7m, dài 35m) trong tu viện. Ông đã trồng khoảng 37.000 cây, tiến hành chủ yếu lai 7 cặp tính trạng ( hình I.1) trên 22 giống đậu, trong 8 năm liền, phân tích trên một vạn cây lai và chừng 300.000 hạt. 1.2. Phương pháp nghiên cứu Menđen đã học và dạy toán, vật lí cùng nhiều môn học khác. Có lẽ tư duy toán học, vật lí học cùng các phương pháp thí nghiệm chính xác của các khoa học này đã giúp Menđen nhiều trong cách tiến hành nghiên cứu. Ông đã vận dụng tư duy phân tích của vật lí và ứng dụng toán học vào nghiên cứu của mình. Nhờ đó ông đã có phương pháp nghiên cứu di truyền độc đáo. Trang 5
  6. Phương pháp độc đáo của Menđen được gọi là phương pháp phân tích các thế hệ lai, có các bước cơ bản sau: — Trước khi tiến hành lai, Menđen đã chọn lọc và kiểm tra những thứ đậu đã thu thập được để có những dòng thuần. — Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ (trước Menđen, nhiều nhà khoa học đã lai giống để nghiên cứu sự di truyền các tính trạng, nhưng cùng một lúc nghiên cứu sự di truyền của tất cả các tính trạng của cơ thể bố mẹ nên không rút ra được các quy luật di truyền). — Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau. Việc tìm ra phép lai phân tích để kiểm tra tính thuần chủng của giống lai cũng là điểm đặc biệt trong phương pháp của Menđen. Phương pháp thí nghiệm độc đáo và đúng đắn của Menđen đến nay vẫn là mẫu mực cho các nghiên cứu di truyền. Các thí nghiệm có đánh giá số lượng của ông khác hẳn với các phương pháp mô tả của các nhà sinh học vẫn thường sử dụng ở thế kỉ 19. 1.3. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của DTH — Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về hình thái , cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ cây đậu có thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt. — Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái khác nhau thuộc cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau. Ví dụ hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp. — Gen là nhân tố di truyền xác định hay kiểm tra một hay một số các tính trạng của sinh vật. Ví dụ gen quy định màu sắc hoa hay màu sắc hạt đậu. — Dòng hay giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau được sinh ra giống các thế hệ trước về đặc tính hay tính trạng. Trên thực tế, nói giống thuần chủng là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu. Một số kí hiệu: P (parentes): cặp bố mẹ xuất phát. Phép lai được kí hiệu bằng dấu "x". G (gamete): giao tử. Quy ước giao tử đực (hoặc cơ thể đực) được kí hiệu là O ,còn giao tử cái (hay cơ thể cái) kí hiệu là O F (filia): thế hệ con. Quy ước F1 là thế hệ thứ nhất, con của cặp P. F2 là thế hệ thứ hai được sinh ra từ F1. 1.4.Tiểu sử Menđen Johann Menđen sinh ngày 22 tháng 7 năm 1822. Menđen sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở Silesie, nay thuộc Brno ( Sec). Sau khi học hết bậc trung học, do hoàn cảnh gia đình khó khăn Menđen vào học ở trường dòng tại thành phố Brnô và sau 4 năm đã Trang 6