Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy một số bài Sinh học Lớp 9

doc 19 trang sangkien 30/08/2022 6142
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy một số bài Sinh học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_va.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy một số bài Sinh học Lớp 9

  1. SKKN: Bước đầu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Vào dạy một số bài sinh học 9 ====== phần i: Phần mở đầu I. lý do chọn đề tài. Bảo vệ môi trường hiện đang là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Quyết định số 1363/QĐ-TTG ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ về việc bảo vệ môi trường Quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách, là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Làm thế nào để hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống vì một môi trường xanh - sạch - đẹp. Vỡ vậy việc vận dụng tư tưởng dạy học tớch hợp giáo dục bảo vệ vào quỏ trỡnh dạy học là rất cần thiết, là một xu hướng của dạy học được mọi ngành quan tõm nhằm giỏo dục cho học sinh những vốn hiểu biết cơ bản về kiến thức bảo vệ mụi trường. Là giáo viên sinh học, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em qua tiết dạy là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Vậy phải giáo dục như thế nào mới có hệ thống và hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về “Bước đầu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9” nhằm: - Rút ra một số kinh nghiệm trong việc “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào một số tiết dạy trong chương trình sinh học 9”. - Xây dựng một số bài soạn theo định hướng “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường” có tính chất minh họa đã được dạy ở thực nghiệm. - Kết quả đạt được khi thực hiện “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy một số bài sinh học lớp 9”. II. mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu để xác định tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào việc giảng dạy bộ môn sinh học, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là vấn đề tham gia làm giảm ô nhiễm môi trường trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Nghiên cứu việc nâng cao chất lượng của học sinh và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh thông qua vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trong đề tài này tôi tập trung nêu và giải quyết một số vấn đề sau: 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. + Thực trạng của giáo viên. + Thực trạng học sinh Trường THCS Cổ Lũng - Bá Thước, năm học 2009-2010. === Người thực hiện: Lê Văn Quế    Trường THCS Cổ Lũng – Bá Thước 1
  2. SKKN: Bước đầu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Vào dạy một số bài sinh học 9 ====== 2. Các phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học lớp 9 năm học 2009-2010 và những kết quả đạt được. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cách thức, các vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy một số bài sinh học 9 ở trường THCS Cổ Lũng – Bá Thước. Chất lượng học tập và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh và thông qua việc học các bài có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Tôi đã tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy và theo dõi kết quả của hai lớp 9A, 9B Trường THCS Cổ Lũng – Bá Thước. V. Phương pháp nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau: 1. Phương pháp điều tra, khảo sát. 2. Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục. 3. Tổ chức ngoại khoá trong giờ thực hành, học ngoài thiên nhiên. 4. Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới các dạng trò chơi, kể chuyện. 5. Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào bài học theo các mức độ khác nhau. Phần ii: Phần nội dung. I. Cơ sở của quá trình nghiên cứu. 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát huy năng lực tự lực tích cực của học sinh đặc biệt các em người dân tộc trình độ nhận thức của các em còn rất nhiều hạn chế vì vậy trong giảng dạy giáo viên có nhiều phương pháp dạy học khác nhau và có nhiều biện pháp thực hiện. Khi soạn giáo án việc xây dựng câu hỏi giáo dục bảo vệ môi trường được giáo viên thường xuyên tiến hành hầu hết ở các bài có tích hợp môi trường. Mang lại kết quả cao trong việc thực hiện mục tiêu của mỗi phần, mỗi bài, mỗi chương. Việc thường xuyên xây dựng các câu hỏi liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường sẽ đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề cần giải quyết, mà muốn giải quyết được những vấn đề đó học sinh phải tích cực vận động linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã có để hoàn thành nội dung giáo viên đưa ra. Đa số học sinh thường gặp khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức bảo vệ môi trường cũng như việc áp dụng kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào bảo vệ môi trường sống thực tế của mình. Vì vậy tăng cường tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết và cấp bách đối với mỗi giáo viên hiện nay. 2. Cơ sở thực tiễn của quá trình nghiên cứu. Từ thực tiễn giảng dạy, kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp ở trường THCS Cổ Lũng, tôi nhận thấy hiện nay giáo viên đã và đang áp dụng 1 số vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy. Tuy vậy việc áp dụng còn lúng túng đặc biệt là biện pháp xây dựng câu hỏi, giáo viên thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiều khi chưa sát với đối tượng học sinh, không kích thích phát huy được năng === Người thực hiện: Lê Văn Quế    Trường THCS Cổ Lũng – Bá Thước 2
  3. SKKN: Bước đầu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Vào dạy một số bài sinh học 9 ====== lực tự lực, sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Từ thực tế đó với mong muốn tìm tòi các biện pháp giáo dục cho các em về vấn đề bảo vệ môi trường trong các tiết học nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tự lực, sáng tạo của học sinh là lí do tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm "Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9". II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 1.1. Về phía giáo viên: Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chỉ chú ý đến kiến thức cần hình thành ở bài học, chứ chưa chú ý đến việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học, nếu có cũng chỉ là một cách sơ sài. * Nguyên nhân: - Thực sự giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường qua môn sinh học chưa được cao, do vậy kết quả giáo dục bảo vệ môi trường chưa có hiệu quả. - Hiểu biết về vấn đề ô nhiễm môi trường và tác hại của nó đối với con người, gia đình và xã hội của giáo viên còn hạn chế. - Đối với những bài không có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường giáo viên không thực hiện do đây không phải là yêu cầu bắt buộc. Theo cấu trúc chương trình SGK Sinh học nói chung và sinh học 9 nói riêng, phần có liên quan tới môi trường thường đưa vào mục cuối của bài nên người giáo viên hay chú tâm vào những nội dung chính của bài, nếu còn thời gian mới liên hệ đến phần cuối hoặc bỏ qua phần liên hệ thực tế cho các em. Ví dụ: Bài 47: Quần thể sinh vật - SGK9 Mục III: ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật. SGK đưa thông tin rất chung chung về ảnh hưởng của môi trường tới quần thể như sau:" Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, nguồn thức ăn, nơi ở thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể ". Thường ở thông tin này giáo viên bỏ qua vấn đề ô nhiễm môi trường hoặc chưa có kiến thức thực tế sinh động nên học sinh chưa ý thức được sự nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường. Hiện nay đa số giáo viên bỏ qua phần liên hệ thực tế cuối bài là do một trong các lý do sau: + Thời gian không còn đủ. + Phần liên hệ được coi là phần phụ. + Giáo viên ít có kỹ năng thực tế. + Học sinh ít có kiến thức thực tế dẫn đến việc liên hệ cho các em là rất khó khăn Từ những lý do đó mà hiện nay học sinh chưa có ý thức cao trong bảo vệ môi trường. Vậy chúng ta cần phải tìm ra biện pháp để khắc phục vấn đề này. Đối với bài học mà toàn bộ nội dung có liên quan đến môi trường, ví dụ chương III và chương IV phần sinh vật và môi trường trong chương trình sinh học lớp 9. Đòi hỏi giáo viên và học sinh đều phải cập nhật thông tin thường xuyên thì nội dung bài học mới trở nên phong phú. Nhưng một vấn đề đặt ra, người giáo viên nếu chỉ thiết kế nội dung bài học theo SGK thì học sinh sẽ cảm thấy chán học vì === Người thực hiện: Lê Văn Quế    Trường THCS Cổ Lũng – Bá Thước 3
  4. SKKN: Bước đầu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Vào dạy một số bài sinh học 9 ====== học sinh hiện nay có rất ít kiến thức thực tế: SGK nói những gì thì học sinh biết điều đó hoặc giáo viên phải cung cấp thông tin. Từ đó dẫn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em chưa đạt được hiệu quả cao . 1.2. Về phía học sinh. - Hiện nay đa số học sinh, đặc biệt là học sinh Trường THCS Cổ Lũng chưa có kỹ năng thu nhận thông tin từ mọi phương tiện làm vốn kiến thức để vận dụng kiến thức thực tế vào bài học. - ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô nhiễm môi trường, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường. - Bản thân một số học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. - Trong tình hình thực tế rất nhiều học sinh vẫn hiểu một cách mơ hồ về tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ, đời sống con người, gia đình và xã hội. - Học sinh chưa được học các tiết học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Vì vậy ý thức bảo vệ môi trường của học sinh là chưa cao. 2. Kết quả thực trạng trên. Từ khi chưa tích hợp giáo dục bảo bệ môi trường qua quá trình theo dõi, điều tra bằng phiếu thăm dò của học sinh và kết quả thi học kì II năm học 2008 - 2009 của 62 học sinh lớp 9 (gồm 2 lớp 9A,9B) tôi thấy kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả thi học kì II năm học 2008-2009 (khi chưa tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy). Sĩ Dưới 5.0 5.0- Dưới 7.0 7.0- Dưới 9.0 9.0-10 Lớp số SL % SL % SL % SL % 9A 30 10 33% 17 57% 3 10% 0 0% 9B 32 12 37.5% 16 50% 4 12.5% 0 0% Tổng 62 22 35.5% 33 53.2% 7 11.3% 0 0% Bảng 2: ý thức bảo vệ môi trường của học sinh (khi chưa tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy). ý thức bảo vệ môi trường của học sinh Lớp Sĩ số Tốt Trung bình Yếu kém SL % SL % SL % 9A 30 1 3% 19 64% 10 33% 9B 32 0 0% 23 72% 9 28% Tổng 62 1 1.7% 42 67.7% 19 30.6% Từ thực trạng trên, ở năm học 2009-2010 này trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã thử nghiệm phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 nhằm mục đích nâng cao chất lượng môn sinh học, và ý thức bảovệ môi trường cho học sinh lớp 9 trường THCS Cổ Lũng - Bá Thước. III. Các Giải pháp thực hiện. 1. Các giải pháp thực hiện. 1.1 Giáo viên có thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay trong các hoạt động dạy của mình. Nếu trong cấu trúc bài học nội dung có liên quan tới môi trường được đặt ở cuối mỗi bài nên chiếm một nội dung rất nhỏ trong bài, tuy nhiên người giáo viên nhất thiết không được coi là phần phụ mà dễ bỏ qua. Cần đưa vào mục tiêu giáo === Người thực hiện: Lê Văn Quế    Trường THCS Cổ Lũng – Bá Thước 4