Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch covid-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinh học 11 THPT

docx 33 trang Mịch Hương 27/09/2024 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch covid-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinh học 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_cac_bien_phap_ren_luyen_suc_k.docx
  • pdfPhan Thị Hồng-THPT Kim Liên-Sinh học(1).pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch covid-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinh học 11 THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG – TRƯỜNG THPT KIM LIÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TÍCH HỢP CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI ĐỂ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG GIẢNG DẠY PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT, SINH HỌC 11THPT. Môn Sinh học Tác giả: 1. Hoàng Thị Châu – Trường THPT Lê Hồng Phong Số điện thoại: 0949.148.225 2. Phan Thị Hồng – Trường THPT Kim Liên Số điện thoại: 0979.371.336 Nghệ An, tháng 03 năm 2022
  2. - Phạm vi thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; trường THPT Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và một số trường THPT trong địa bàn tỉnh Nghệ An. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, điều tra, tham vấn chuyên gia, thực nghiệm sư phạm, thống kê toán học 4.Dự kiến những đóng góp mới của đề tài - Xác định các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch COVID-19 và vận dụng nguyên tắc, và quy trình dạy học tích hợp để tích hợp các biện pháp đó vào phần CHVC và NL ở ĐV, sinh học 11 trong quá trình dạy học. - Xây dựng rubrics đánh giá dạy học tích hợp - Đưa ra hệ thống bài tập tình huống, câu hỏi để tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe để phòng chống dịch COVID-19 khi dạy học phần CHVC và NL ở ĐV, sinh học 11.
  3. học trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn học sinh khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học sinh học. Trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, tính mạng của con người, nên cần nắm các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch và để HS hiểu rõ và vận dụng các biện pháp này trong thực tiễn thì cần tích hợp các biện pháp thông qua quá trình học các kiến thức về tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, cân bằng nội môi của cơ thể con người. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1. Thực tiễn của đời sống con người chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 2.1.1. Đại dịch COVID-19 với sức khỏe tinh thần “Sức khỏe tinh thần là trạng thái khỏe mạnh, trong đó mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng” (theo tổ chức Y tế Thế giới - 2019). Một sức khỏe tinh thần tốt sẽ dẫn đến hành vi có ích, các mối quan hệ tốt đẹp với người khác, và khả năng thích nghi với thay đổi và nghịch cảnh. Sức khỏe tinh thần bị tác động tiêu cực khi xuất hiện những tổn thương tâm lý, đặc trưng bởi sự thay đổi trong suy nghĩ, tâm trạng, hành vi như căng thẳng, lo âu, ức chế hoặc suy giảm chức năng tinh thần. Ngay từ khi đại dịch COVID-19 lan rộng sang nhiều châu lục, Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo các quốc gia cần chú ý hơn đến sức khỏe, bệnh lý tinh thần của người dân, khi không chỉ người cao tuổi, người trưởng thành mà cả trẻ em, vị thành niên với nguy cơ khủng hoảng tinh thần rất cao. Con người cảm thấy căng thẳng, bồn chồn, chán nản, mất hứng thú, cô đơn, bất lực, sợ hãi, lo lắng bị nhiễm bệnh và có thể dẫn đến tâm trạng suy sụp. Ảnh hưởng của đại dịch không trực tiếp mà thông qua nhiều kênh khác nhau tác động đến sức khỏe tinh thần (Hình 1).
  4. Trẻ em, vị thành niên - Sợ bị lây nhiễm - Lo sợ đi cách li một phần - Lo lắng đến kết quả học tập - Cảm giác cô đơn, nhớ bạn bè, thầy cô giáo - Chán nản, thu mình, ít nói - Mồ côi cha mẹ do COVID-19 Người cao tuổi - Sợ bị lây nhiễm, lo lắng vì có bệnh nền - Khó chịu, bồn chồn - Lo lắng không được tiêm văcxin - Khó khăn đi lại, hạn chế tiếp xúc - Cảm giác bị bỏ rơi - Rối loạn giấc ngủ, ăn uống - Suy giảm nhận thức Nhân viên y tế ở tuyến đầu - Áp lực vô hình chống dịch,làm việc trong - Lo bị lây nhiễm tâm dịch - Lo lắng học hành của con cái - Nhớ gia đình, người thân - Căng thẳng, rối loạn giấc ngủ - Kiệt sức, áp lực, quá tải - Hẫng hụt, bất lực - Trâm cảm, suy sụp Kết quả khảo sát do Quỹ Kaiser (KFF) tiến hành ở Hoa Kỳ cuối tháng 6/2021 cho thấy 29% dân số trưởng thành cho biết các triệu chứng rối loạn lo âu hoặc trầm cảm khi trải qua đại dịch COVID-19 (24,8% nam so với 33,1% nữ)(2). Nghiên cứu mới đây của Panchal và cộng sự (2021) cũng tại Hoa Kỳ cho thấy, xấp xỉ hai phần năm người trên 18 tuổi bị mất ngủ (36%), bỏ bữa (32%), sử dụng chất kích thích (12%), có ý định tự tử (26%), đồng thời các bệnh mãn tính bị trầm trọng thêm do căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược. Sức khỏe tinh thần còn liên quan đến tình trạng thu nhập và việc làm trong đại dịch. Nhóm có thu nhập thấp chịu tác động nhiều hơn về sức khỏe tinh thần. Cụ thể, 42% những người có thu nhập ít hơn 40.000 USD/năm cho biết đã trải qua các sang chấn tâm lý, so với 21% những người có thu nhập trung bình hàng năm từ 40.000 đến 89.999 USD, và 17% những người có thu nhập hàng năm từ 90.000 USD trở lên. Mất việc làm là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng trầm cảm, lo âu và đau khổ. Khi dịch bệnh bùng phát, thành viên trong các hộ gia đình bị mất việc có tỷ lệ rối loạn tinh thần cao hơn so với những hộ gia đình khác (53% so với 32%). Những biện pháp ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh của chính quyền cũng là các yếu tố gây căng thẳng đối với người dân. Nhiều trường hợp tìm đến việc sử dụng các chất kích thích như thanh niên, người bị mất việc, cộng đồng người da màu, như người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Latinh. Còn người Mỹ gốc Á thì bị kỳ thị, phân biệt đối xử khi đại dịch lan rộng ra nhiều bang ở Hoa Kỳ. Nhìn chung, các cộng đồng da màu đã phải đối mặt