Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (Sinh học 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng trong tình hình dịch bệnh covid

docx 56 trang Mịch Hương 27/09/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (Sinh học 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng trong tình hình dịch bệnh covid", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_to_chuc_day_hoc_theo_chu_d.docx
  • pdfHuỳnh Thị Thu Hỏi- THPT Kim Liên- Sinh học(1).pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (Sinh học 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng trong tình hình dịch bệnh covid

  1. PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa hỌC Và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), đại dịch COVID-19 bùng phát gần 2 năm qua đã làm gián đoạn việc hỌC Của trên 1,7 tỷ hỌC Sinh, sinh viên tại ít nhất 192 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một năm sau đại dịch, gần 50% hỌC sinh toàn cầu vẫn bị ảnh hưởng vì trường hỌC đóng cửa toàn bộ hoặc một phần. Hiện vẫn có gần 30 quốc gia đóng cửa hoàn toàn trường hỌC, ảnh hưởng tới hơn 100 triệu giáo viên và nhân viên trường hỌC. Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) nhận định thế giới đang chứng kiến “tình trạng khẩn cấp về giáo dục” hết sức nghiêm trọng bởi đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực tới quyền hỌC tập và hưởng các phúc lợi xã hội tại trường hỌC, đồng nghĩa với việc tương lai và hạnh phúc của trẻ em cũng chịu tác động. Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhiều giải pháp được đưa ra để tháo gỡ khó khăn cho dạy hỌC, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã biến thách thức thành cơ hội - dạy hỌC trực tuyến. HỌC Sinh nên tận dụng những ngày hỌC trực tuyến ở nhà trở thành cơ hội trong hỌC tập, bằng chính sự tự hỌC. Trong các năng lực chung thì năng lực tự hỌC là năng lực mẫu chốt quan trọng nhất. Việc tự hỌC ở nhà của hỌC Sinh sẽ bao gồm các công việc như: Giải các bài tập, giải các bộ đề mà giáo viên đã giao, ôn lại kiến thức đã hỌC ở các bộ môn Nếu cần sự hỗ trợ của giáo viên, thì hỌC Sinh hãy mạnh dạn liên hệ để được sự trợ giúp hiệu quả trong quá trình tự hỌC. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chỌn " Thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật ( sinh học 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng trong tình hình dịch bệnh covid”làm đề tài nghiên cứu. II - MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Mục đích nghiên cứu Xác định được quy trình xây dựng và tổ chức dạy hỌC Các chủ đề theo hướng HS tự hỌC trong (Sinh hỌC 11) nhằm phát triển NLTH cho HS. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1
  2. + Đối tượng thực nghiệm: hỌC Sinh lớp 11 THPT. + Nội dung thực nghiệm: các bài hỌC phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật. + Các bước thực nghiệm. PHẦN II- NỘI DUNG CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TRÊN CƠ SỞ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm năng lực 1.1.1. Khái niệm tự học Theo từ điển Giáo dục hỌC – NXB Từ điển Bách Khoa 2001 “tự hỌC là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa hỌC Và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo” Chúng tôi định nghĩa là: tự hỌC là việc bản thân người hỌC tự giác, tích cực, chủ động phát huy các NL trí tuệ, phẩm chất tâm lý của bản thân để có phương pháp phù hợp nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa hỌC nhân loại và biến tri thức đó thành vốn tri thức và kinh nghiệm của mình, từ đó hình thành những kĩ năng, kĩ xảo và phát triển toàn diện nhân cách bản thân người hỌC. Điều này cũng có nghĩa là bản thân người hỌC phải tự xác định mục tiêu hỌC tập, tự lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch hỌC tập để giành lấy kiến thức, phát triển NL và tự đánh giá quá trình hỌC (đạt được gì, chưa đạt được gì), từ đó rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh quá trình tự hỌC để hoàn thiện bản thân. 1.1.2. Khái niệm năng lực tự học Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa khái niệm NLTH của các tác giả Phan thị Thanh Hội và Kiều Thị Thu Giang(2016), “NLTH là khả năng người 3
  3. về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn hỌC hoặc các hợp phần của môn hỌC đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài hỌC, môn hỌC Có liên hệ với nhau) làm thành nội dung hỌC trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó HS có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. 1.2.3. Quy trình thiết kế chủ đề dạy học Theo nghiên cứu công trình của một số tác giả, quy trình xây dựng chủ đề dạy hỌC như sau[15]: Bước 1: Lựa chỌn chủ đề và xác định tên chủ đề: Bước 2: Xác định mục tiêu chủ đề Bước 3: Xác định mạch kiến thức của chủ đề Bước 4: Thiết kế các hoạt động hỌC Của chủ đề Bước 5: Thiết kế bộ công cụ đánh giá việc hỌC tập chủ 5
  4. 1. DỰ ÁN 1: TIÊU HÓA VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI. 1.1. Bước 1: CHUẨN BỊ 1.1.1. Hoạt động của giáo viên: Hoạt động 1: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung hỌC Và mục tiêu cần đạt được. - Tiêu hoá là gì? Tiêu hóa nội bào? Tiêu hóa ngoại bào? - Chất dinh dưỡng là gì? Có thể chia làm những nhóm nào? - Cơ chế tiêu hoá ở động vật chưa có hệ tiêu hoá? - Cơ chế tiêu hoá ở động vật có túi hệ tiêu hoá? - Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa? - Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào? Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa? - So sánh tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật? - Hướng tiến hóa về tiêu hóa của động vật? - Tại sao nhiều loài động vật ăn cỏ chỉ sử dụng thức ăn chủ yếu là chất xơ mà vẫn đáp ứng được nhu cầu về prôtêin cho cơ thể? - Bán cầu đại não, dạ dày, ruột non đều có nhiều nếp nhăn. Ý nghĩa của những nếp nhăn đó? - Một con giun chết làm tắc ống mật sẽ gây ra hậu quả gì? - Để đáp ứng được nhu cầu về prôtêin cho trâu, bò. Là một người nông dân bạn sẽ bổ sung dưới dạng ure hay axit amin? Giải thích? - Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được prôtêin của thức ăn nhưng lại không phân giải prôtêin của chính cơ quan tiêu hóa đó? - Tình hình sức khỏe của gia đình em (thôn, bản nơi mình sinh sống) như thế nào? - Cách giứ gìn sức khỏe của các cá nhân trong gia đình em? - Liên hệ bản thân và gia đình hiện nay đã có biện pháp gì trong công tác phòng chống bệnh tật khi ăn uống? Hoạt động 2: Thiết kế dự án - Lĩnh vực ứng dụng: Bài 15, 16 - Tiêu hóa ở động vật - Đối tượng thực hiện: hỌC Sinh lớp 11 hệ trung hỌC phổ thông 7