Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Giáo dục công dân

docx 24 trang sangkien 05/09/2022 10943
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_gio_ho.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Giáo dục công dân

  1. Trường THCS Phương Trung SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Môn : GIÁO DỤC CÔNG DÂN Tên tác giả: Nguyễn Thị Vi Chức vụ : Giáo viên Năm học 2014 - 2015 1
  2. Trường THCS Phương Trung SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Đề tài: "Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Giáo dục Công dân" PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu .Có thể khẳng định rằng, môn học này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tầm quan trong đặc biệt của môn học này ở cấp Trung học cơ sở đó chính là nó góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh cho học sinh,giúp học sinh hiểu biết, phân biệt lẽ phải ,trái ; biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác ; biết sống trung thực , khiêm tốn, dũng cảm, biết yêu thương và vị tha. Hơn nữa ,Giáo dục công dân còn đóng vai trò chính trong việc tích hợp rất nhiều vấn đề như :Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông Mặc dù vậy, nhiều giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của bộ môn này trong đào tạo nhân cách , rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nên chưa có nhiều suy nghĩ để tạo ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả.Ngoài ra, phần lớn giáo viên đảm nhiện dạy môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở thường được đào tạo và dạy cùng môn học khác như môn Văn với Giáo dục công dân, Môn Sử với Giáo dục công dân hoặc chủ nhiệm kiêm dạy thêm môn Giáo dục công dân Chính vì vậy việc giảng dạy bộ môn này gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay. Môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở đã được chú ý hơn trước, giáo viên giảng dạy bộ môn này được đi tập huấn, được thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đặc biệt hàng năm Phòng Giáo dục có thanh tra Sư phạm giáo viên bộ môn này. Qua những đợt thi giáo viên dạy giỏi và thanh tra Sư phạm, giáo viên được học hỏi và cọ sát rất nhiều song như vậy chưa đủ mà giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy tính tích cực chủ động, 2
  3. Trường THCS Phương Trung sáng tạo đồng thời gợi niềm say mê, háo hức của học sinh đối với bộ môn Giáo dục nhân cách này.Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Tạo hứng thú cho học sinh trong bộ môn Giáo dục công dân”. 3
  4. Trường THCS Phương Trung PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI 1. Thực trạng việc giảng dạy bôn môn GDCD ở nhà trường hiện nay: Như chúng ta đã biết mục tiêu của Giáo dục chính là đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu của đất nước theo từng giai đoạn phát triển. Trước hết phải kể đến đó chính là xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo dục còn chú trọng các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý nâng cao cho học sinh, nghĩa là chỉ chú ý đến rèn tài mà nhân cách chưa rèn đạo đức. Thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tiết/tuần). Sách giáo khoa hiện nay nội dung phong phú, hợp với lứa tuổi học sinh theo từng cấp học nhưng nếu giáo viên thiếu sự đầu tư thì giờ học sẽ nhàm chán, học sinh không thích học bộ môn này. Giáo viên giảng dạy bộ môn này thường kiêm nghiệm hai phân môn như Văn- Giáo dục công dân; sử - Giáo dục công dân Chính vì vậy mà thời gian dành cho bộ môn này chưa đủ dẫn đến bài giảng khô khan,đơn điệu, qua loa. Trong đợt thi giáo viên vừa qua, còn giáo viên đạt thành tích cao trong hội thi đều là những giáo viên đã biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học để tăng thêm sự hấp dẫn hứng thú cho học sinh chẳng hạn như lấy tấm gương tiêu biểu ngoài cuộc sống và trong nhà trường, HS đã tham gia kể chuyện, đóng vai, hoạt động nhóm đã tạo được ấn tượng, sự hứng thú cho học sinh trong giờ học. 2. Đối tượng học sinh - Học sinh trường Trung học Cơ sở Phương Trung chúng tôi đa số các em đều ngoan và đã chú trọng việc học tập của mình.Tuy nhiện còn một số học sinh chưa chủ động, tự giác học tập vẫn còn phải nhắc nhở trong vấn đề tiếp nhận tri thức .Chính vì vậy tạo hứng thú cho học sinh trong bài dạy là điều vô cùng quan trọng. 4
  5. Trường THCS Phương Trung PHẦN III: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI A. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG NHÀ TRƯỜNG Môn Giáo dục công dân ở trường THCS có vai trò quan trọng trọng việc hình thành nhân cách cho học sinh.Đặc điểm của nó là bao quát các kiến thức về đạo đức và pháp luật Các kiến thức của nó không quá phức tạp,đòi hỏi tư duy cao.Nó cung cấp những tri thức cơ bản về quan hệ xử sự trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ), quan hệ ứng xử với hàng xóm, quan hệ cộng đồng xã hội. Đồng thời môn học này còn cung cấp những hiểu biết về các quy tắc, quy định của pháp luật như quyền lao động, quyền công dân Đặc điểm chương trình là kết cấu đồng tâm với các lớp của các cấp học cao hơn. Như vậy, môn Giáo dục công dân có vị trí tầm quan trọng, nó kết hợp với các môn học khác có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức của học sinh. Song môn học này giáo dục với tính chất cụ thể nhất. Nội dung các bài học đã trực tiếp xây dựng nên nền tảng tư tưởng, tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, học đường và cộng đồng xã hội. Vì thế giáo viên dạy bộ môn này cần phải thấy rõ và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của môn học. B. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ TẠO HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC MÔN GDCD Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học là vấn đề mà bất kì giáo viên nào khi lên lớp cũng đều mong muốn mình có thể làm tốt, song thực tế không phải ai cũng thành công. Bằng chứng cho thấy, có những giáo viên khi lên lớp, học sinh rất thích học, nhưng cũng có những giáo viên khi lên lớp học sinh không có hứng 5
  6. Trường THCS Phương Trung thú với giờ học, môn học, gây ra mất trật tự. Theo tôi để tạo hứng thú trong giờ học Giáo dục công dân, giáo viên phải nắm vững các bước sau: 1. Giáo viên phải hiểu được yêu cầu và nội dung của công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh( Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa trước khi dạy). Ở đây, giáo dục tư tưởng đạo đức và ý thức chính trị cho học sinh phải trên cơ sở của chương trình, kiến thức của môn học. Mức độ giáo dục học sinh Trung học Cơ sở là phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi. Yêu cầu cụ thể như sau: a. Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị phải phù hợp với trình độ kiến thức của chương trình học Đặc điểm kiến thức của lớp 6, lớp 7 về đạo đức là rất giản đơn như khái niệm về khoan dung, lễ độ, trung thực những kiến thức này thường phải gắn với thực tế để minh họa, giảng giải và mức độ xây dựng tình cảm cho học sinh nhẹ nhàng, tự nhiên trên cơ sở của việc giảng giải. b. Công tác giáo dục phải phù hợp với đối tượng lứa tuổi Hầu hết học sinh Trung học Cơ sở còn nhỏ tuổi. Việc hiểu các khái niệm còn trực tiếp, cảm tính cho nên đòi hỏi giáo viên có phương pháp giáo dục thích hợp. Việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải trên cơ sở ý nghĩa rút ra của mỗi khái niệm và kiến thức bài giảng. Từ đó để học sinh cảm nhận và tự nâng lên thành nhận thức và ý thức của bản thân. Tránh những lý thuyết chung chung, tránh những lời hô hào phải thế này, thế kia. c. Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội hiện nay - Những yêu cầu về lối sống hiện nay - Những ứng xử hàng ngày của học sinh (trong gia đình, nhà trường, xã hội). - Những vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái 6
  7. Trường THCS Phương Trung - Những vấn đề về kỷ luật trong học tập, lao động 2. Các nguyên tắc của công tác giáo dục tư tưởng đạo đức Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân, đó là việc làm rất khó nhưng bắt buộc. Ở đây, phải xuất phát từ khái niệm đạo đức học của pháp luật. Chính vì vậy đòi hỏi các nguyên tắc sau: + Phải cho học sinh hiểu rõ khái niệm rồi mới rút ra ý nghĩa, cách vận dụng, hình thành tư tưởng, tình cảm của học sinh. + Tính thực tiễn trong công tác giáo dục tư tưởng phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống để giáo dục. + Giáo dục tư tưởng đạo đức đáp ứng với yêu cầu thiết thực của gia đìnhvà toàn xã hội. + Giáo dục tư tưởng phải phù hợp với đối tượng, phù hợp với chương trình học. Tất cả các nguyên tắc trên là sự kết hợp hài hòa và gắn liền hữu cơ với nhau, không thể coi nặng cái này mà coi nhẹ cái kia. Một bài giảng gây hứng thú cho học sinh trước hết phải là một bài giảng có tính giáo dục tốt và phải biết vận dụng kết hợp các nguyên tắc trên. C. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHI THỰC HIỆN Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua môn học Giáo dục công dân muốn thực hiện được tốt, theo tôi cách dạy của giáo viên là quan trọng nhất. Thầy là người gợi mở, học sinh tự do phát triển. Giáo viên dẫn dắt vấn đề, đưa kiến thức và tình huống bên ngoài cuộc sống để cho giờ học thêm sinh động. Giờ học, học sinh phải được "phát ngôn" theo sự hiểu biết của mình gắn với bài học, giúp học sinh say mê với môn học. Giáo viên như một người bạn, người tâm giao, có vướng mắc là các em hỏi ngay mà không ngại. 7
  8. Trường THCS Phương Trung Với sách giáo khoa, giáo viên dựa vào khung sườn từ đó có cách gợi mở với mỗi bài học để học sinh chủ động. Từ kiến thức nền đó, giáo viên "biến hóa" để học sinh hiểu bài, biết thế nào là tốt - xấu, việc làm nào nên làm- việc làm nào cần tránh Tuy nhiên, cũng có cái khó là đồ dùng dạy học còn hạn chế, tranh ảnh minh họa ít, phần lớn giáo viên phải tự chuẩn bị, tự làm việc, sưu tầm tư liệu có thể mất khá nhiều thời gian. Thực tế, nếu dập khuôn theo sách giáo khoa thì môn Giáo dục công dân là khô cứng, giáo điều, học sinh rất khó hiểu. Chương trình lớp 9 khó, nhiều bài liên quan đến chính trị, tư tưởng như kiến thức đưa vào thì giáo viên phải dạy và học sinh đều phải học, tuy nhiên để minh họa rõ cho bài học thì khá khó khăn. Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Giáo dục công dân cần chú ý các biện pháp sau: 1. Biện pháp đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, làm cho bài giảng phong phú, sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu về bài học. Những tư liệu này phải phong phú, cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà học sinh quan tâm. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên theo dõi những vấn đề của xã hội đặc biệt khi đọc các thông tin trên báo, mạng internet, truyền hình giáo viên phải lưu lại những vấn đề có thể phục vụ cho bài giảng. 2. Biện pháp nêu gương. Mỗi khái niệm đạo đức, pháp luật mỗi chủ đề cần đưa gương tốt về người thật, việc thật. Đồng thời cả gương xấu nếu có để học sinh tránh. Những tấm gương nêu ra phải được học sinh biết, đặc biệt là những tấm gương ở lớp, ở trường, ở giâ đình,ở địa phương mình. 3. Biện pháp đóng tiểu phẩm - sắm vai. 8