Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học 9
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_sin.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học 9
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học 9” SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 9 I.LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN: Thực hiện theo NQ 40/2010/QH của Quốc Hội, toàn quốc đã tiến hành thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Quá trình đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực của giáo dục phổ thông mà quan trọng là đổi mới chương trình giáo dục để đáp ứng yêu cầu xây dựng đạt được mục tiêu việc “dạy chữ, dạy người, dạy nghề”, định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong hoàn cảnh mới của xã hội Việt Nam hiện đại. Trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của HS với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học hành Để thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo cách lấy người học làm trung tâm. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người GV cần nhận thức rõ ràng là quy luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều HS học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kĩ năng tư duy. HS chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và nâng cao hiệu quả học tập. Từ những lí do trên, tôi hình thành ý tưởng đó là ứng dụng BĐTD trong các nội dung bài học để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả học tập. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng BĐTD trong dạy học Sinh học 9” trong các tiết dạy môn sinh học 9 của mình nhằm nâng cao kết quả dạy-học. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng: a. Thuận lợi: - Đây là phương pháp học tập mới thoải mái, vui vẻ và sáng tạo, thú vị . - Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên đựơc sự ủng hộ từ các cấp, xã hội, phụ huynh, HS - Chương trình môn Sinh học THCS có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp giảng dạy dùng BĐTD phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức - Về cơ sở vật chất khá đầy đủ tạo điều kiện cho hoạt động học tập: máy chiếu, phòng thực hành, bảng phụ - GV được tập huấn đổi mới phương pháp dạy học về sử dụng BĐTD trong giảng dạy. b. Khó khăn Giáo viên thực hiện: Phan Thị Thúy Hằng 1
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học 9” - Đây là phương pháp dạy học mới nên GV và HS không tránh khỏi lúng túng trong một số kĩ năng như sử dụng lúc nào, như thế nào, sưu tầm, xử lý thông tin, vẽ, ý tưởng - Nội dung môn Sinh học THCS, đặc biệt là sinh học lớp 9 khô, khó, trừu tượng. - Đòi hỏi GV phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm. - GV khó khăn trong việc đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng HS. - Năng lực HS không đồng đều nên đôi khi việc vẽ BĐTD trong học tập là sự máy móc không hiệu quả. Tôi đã tiến hành khảo sát ở 2 lớp 9 kết quả khảo sát đầu năm như sau: Giỏi Khá T. Bình Yếu Kém Sĩ số 8,0-10 6,5-7,9 5,0-6,4 3,0-5,0 0,0-3,0 91 37 7 12 12 5 1 92 35 7 9 11 5 Nhận xét Chưa áp HS trình độ ở 2 lớp khá đồng đều dụng BĐTD 2. Hướng giải quyết: Là người GV trước tiên cần phải nắm vững chủ trương đối mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, việc sử dụng các phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học phải phù hợp, thích ứng với từng hoạt động giúp HS tích cực trong tìm tòi, tiếp thu lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, BĐTD là một công cụ dùng để phối hợp các phương pháp khác đã thực hiện thêm phần hiệu quả, không phải là một giải pháp có thể thay thế tất cả các phương pháp khác. Vì vậy, tôi đã áp dụng nhiều phương pháp, nhiều kĩ thuật nhưng chú trọng là tôi sử dụng BĐTD. Sau đây tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm có hiệu quả trong việc sử dụng BĐTD cho các phần của bài học, các kiểu bài khác nhau. 2.1 Sử dụng BĐTD trong việc kiểm tra kiến thức cũ Như ta đã biết, kiểm tra miệng là việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong các tiết dạy. Vì vậy hoạt động này phải đa dạng để tránh sự nhàm chán đơn điệu, tạo không khí sinh động trong lớp học và giúp HS học tập có hiệu quả hơn. Tuỳ theo mỗi tiết học và tuỳ theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kĩ năng mà GV có thể áp dụng thêm cách kiểm tra miệng như sau bằng cách sử dụng BĐTD. Sử dụng BĐTD vừa giúp GV kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của HS đối với bài học cũ. Vì thời gian kiểm tra bài cũ tương đối ngắn nên các BĐTD tôi thường sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu HS điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm. Ví dụ 1: Để kiểm tra bài củ bài: “Môi trường và các nhân tố sinh thái” GV yêu cầu HS hoàn thành BĐTD sau: Giáo viên thực hiện: Phan Thị Thúy Hằng 2
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học 9” - Tất nhiên, với kiểu kiểm tra bài cũ này để hoàn thành trọn vẹn thì tôi thường xuyên hướng dẫn HS cách lập bản đồ tư duy trong việc hình thành kiến thức mới sẽ được thể hiện ở phần sau, cách ghi chép, cùng HS hoàn thiện những nội dung kiến thức đã học bằng BĐTD nhằm đưa ra đúng, đủ những tri thức mà HS cần nắm vững. - Tùy theo lượng thời gian phân phối cho phần kiểm tra bài cũ và nội dung kiến thức bài trước mà tôi có thể cho HS hoàn thành trọn vẹn BĐTD dưới hình thức cuộc thi chẳng hạn HS nào nhanh nhất, chính xác nhất sẽ được tuyên dương và sẽ đạt điểm cao. Qua đó, tôi thấy rằng ngay từ đầu HS đã rất hào hứng và nhiệt tình tham gia, làm cho phần trả bài không còn là áp lực với HS, các em không phải chỉ còn đọc thuộc lòng từng câu chữ, mà có sự thấu hiểu, biết phương pháp học. 2.1 Sử dụng BĐTD trong việc dạy kiến thức mới Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng kiến thức mới của HS, trong đó phương pháp dạy của thầy và cách học của trò là yếu tố quyết định. Sử dụng BĐTD và một số biện pháp nhằm phát triển sự ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng kiến thức mới của HS. Với đặc thù của môn sinh 9 thì nội dung tương đối dài nên từ đầu năm học, theo định hướng của ngành chống đọc chép, tôi đã giới thiệu đến HS các kiểu ghi chép theo kiểu đề mục, kiểu trích dẫn, Thực tế, các kiểu ghi chép này các em cũng đã thực hiện rồi nhưng ít được biết đến tên và tác dụng cũng như hiệu quả của từng kiểu ghi. Thông thường, tôi nhận thấy ở trường HS thường được hướng dẫn ghi chép bài học theo kiểu đề mục, trích dẫn, . Nhưng các kiểu ghi chép trên nếu được kết hợp với việc hệ thống kiến thức bài học theo kiểu BĐTD sẽ giúp HS nhớ lâu hơn, gây hứng thú và niềm đam mê học tập hơn cho HS, giúp cho các kiến thức ấy "đi thẳng vào đầu" HS một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để sử dụng BĐTD trong khi dạy học kiến thức mới, tôi đã tổ chức các hình thức sau cho HS: Khi dạy HS hoàn toàn bằng bảng tôi thường dành một góc bảng bên phải để cùng HS hoàn thiện BĐTD. Ví dụ khi dạy bài “Đột biến gen” Sinh học 9, sau khi đã kiểm tra bài cũ, tôi đi theo tiến trình và cách trình bày như sau: Bảng ghi được chia làm 2 phần chủ yếu Đột biến gen (Ở bảng bên phải cũng xuất hiện I. Khái niệm và các dạng đột biến gen từ khóa “Đột biến gen”) 1. Khái niệm Khái 2. Các dạng đột biến gen Đột biến niệm (GV và HS cùng tìm hiểu phần I. Sau khi học xong Mất phần I, BĐTD xuất hiện thêm 2 nhánh “Khái niệm”; gen “Các dạng” và thêm các nhánh con, ví dụ như: “mất” Các dạng “thêm” “thay thế” ) Thêm Thay thế Tương tự như vậy, sau khi học xong mỗi phần với các kiến thức cần ghi nhớ thì BĐTD lại thêm những nhánh nữa. Khi kết thúc bài học mới cũng là lúc GV và HS đã hoàn thành xong BĐTD cho bài học. Giáo viên thực hiện: Phan Thị Thúy Hằng 3
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học 9” Bên cạnh đó, cũng có những tiết dạy tôi cho HS hoạt động nhóm: Sau khi đã học xong nội dung kiến thức bài học, trước khi sang phần bài tập, củng cố tôi cho HS hoàn thành BĐTD theo nhóm hoặc hoàn thành theo kĩ thuật “khăn phủ bàn”. Tuy nhiên, quan trọng nhất là cho dù thực hiện theo cách nào thì sau đó HS phải lên trình bày, thuyết minh thông qua BĐTD mà GV và HS hoặc nhóm mình đã hoàn thành. HS khác nhận xét, bổ sung. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học. GV giới thiệu BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung 1 kiểu BĐTD, tôi chỉ chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức và góp ý thêm về đường nét vẽ và hình thức (nếu cần). Ví dụ: BĐTD hình thành sau khi học xong bài “Hệ sinh thái” Qua việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy phần kiến thức mới tôi nhận thấy HS dần dần có những thay đổi đáng kể, các em chủ động nắm được nội dung bài học và có sự tư duy logic hơn. Tôi nghĩ rằng việc hệ thống kiến thức sẽ rất dễ dàng với các em khi các em đã quen với cách làm việc có hệ thống như trên. 2.3 Sử dụng BĐTD trong việc củng cố kiến thức: Củng cố bài giảng là một khâu quan trọng của bài giảng, là một yếu tố dẫn đến sự thành công của bài giảng. Củng cố bài giảng giúp HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức hơn. Ngoài việc xác định kiến thức trọng tâm, HS còn có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình. Từ đó các em có thể điều chỉnh lại phương pháp học sao cho phù hợp. Bằng các phương pháp củng cố bài giảng cụ thể, GV sẽ giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động Giáo viên thực hiện: Phan Thị Thúy Hằng 4
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học 9” trong việc tiếp thu nội dung bài, đồng thời mở rộng và phát triển tư duy cho HS. Củng cố bài giảng còn tạo điều kiện tương tác giữa GV và HS. Điều đó tạo hứng thú học tập cho HS, nuôi dưỡng bầu không khí lớp học, tạo điều kiện để HS phát biểu ý kiến. Trước đây tôi thường dùng một số phương pháp củng cố bài thường dùng: Củng cố bài giảng bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập, Củng cố bài giảng bằng việc tổ chức các trò chơi, củng cố bài giảng bằng cách cho HS tự tổng kết kiến thức. Mỗi phương pháp có một ưu nhược điểm riêng nhưng khi dùng BĐTD, chúng ta có thể khắc phục các nhược điểm, phát huy tối đa các ưu điểm. Sử dụng BĐTD gần như là một biện pháp có thể kết hợp các phương pháp trên với nhau một cách linh hoạt, hiệu quả (Đó là trò chơi, là sơ đồ tổng kết, có những câu hỏi củng cố ). Tôi nhận thấy rằng BĐTD là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếu vận dụng vào dạy học sẽ gây cảm hứng và niềm say mê học tập cho HS. Từ đó, tôi đã mạnh dạn vạch ra kế hoạch để hướng dẫn HS học tập theo BĐTD này. Khi mới áp dụng BĐTD vào việc củng cố bài học ở lớp nói riêng và áp dụng cho các kiểu bài nói chung, tôi thông qua trò chơi cho HS là sắp xếp các cụm từ cho sẳn thành 1 sơ đồ. Ví dụ sau khi học xong bài: Đột biến số lượng NST (tiếp theo) tôi đã thực hiện việc củng cố như sau: Tôi cho HS chuẩn bị trước các cụm từ như sau: ĐỘT BIẾN NST MẤT ĐOẠN HIỆN TƯỢNG ĐA BỘI HIỆN TƯỢNG DỊ BỘI LẶP ĐOẠN ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST ĐẢO ĐOẠN Sau đó, tôi yêu cầu các nhóm từ 3-5 HS tổ chức thi đua hoàn thành bằng cách dán trên bảng sắp xếp và nối các đường liên kết từ các cụm từ lại sao cho hợp lí nhất. Kết quả thu được sau củng cố bài là ba dạng sơ đồ như sau: Dạng sơ đồ thứ nhất: ĐỘT BIẾN NST ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST MẤT LẶP ĐẢO HIỆN HIỆN ĐOẠN ĐOẠN ĐOẠN TƯỢNG TƯỢNG DỊ BỘI ĐA BỘI Giáo viên thực hiện: Phan Thị Thúy Hằng 5