Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ hình cho học sinh THCS

doc 12 trang Sơn Thuận 07/02/2025 540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ hình cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phan_mem_nham_ren_luyen_ky_nan.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ hình cho học sinh THCS

  1. Sử dụng phần mềm nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ hình cho học sinh THCS ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM HÌNH HỌC TRONG VIỆC DẠY BỘ MÔN HÌNH HỌC CẤP THCS. A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lý do chọn đề tài Khi ngành công nghệ thông tin phát triển khiến cho máy tính điện tử xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực khoa học và đời sống. Đặc biệt, trong giáo dục xuất hiện một số phần mềm hỗ trợ dạy học tác động trực tiếp đến việc dạy môn hình học. Môn hình học cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết trong cuộc sống, giúp phát triển tư duy logic, phát triển trí tưởng tượng và óc thẩm mỹ, giúp học sinh hiểu biết thế giới hình học xung quanh ta, khám phá thế giới ấy, chiêm ngưỡng vẽ đẹp của nó góp phần tăng thêm vẻ đẹp đó. Làm rõ mối quan hệ giữa các nhiệm vụ: hình học về bản chất là sự thống nhất giữa trí tưởng tượng sinh động và logic chặt chẽ. Vì vậy, dạy hình học phải kết hợp logic và trực quan, hình học bắt nguồn từ thực tế và ứng dụng vào thực tế, nên việc dạy hình học phải liên hệ chặt chẽ với các môn học khác: mỹ thuật, kiến trúc Khi nói tới Hình Học học sinh rất sợ vì lí do khả năng tư duy hình ảnh của các em ở cấp THCS thường là yếu, thể hiện ở chỗ học sinh không vẽ được hình; không có khả năng diễn đạt hết vấn đề dưới dạng kí hiệu. Từ đó việc giải một bài toán hình đối với các em là một việc làm “ khó khăn, gian khổ”. Đó cũng là lý do chính khiến các em sợ học hình, sợ học toán. Vậy làm thế nào để rèn được cho học sinh kĩ năng vẽ hình, phân tích trình bày một bài toán khi dạy môn hình học là điều khiến tôi băn khoăn trăn trở, băn khoăn tìm tòi thay đổi phương pháp để giúp học sinh ngày càng tiến bộ và yêu thích môn học. Các bài tập hình học rất phong phú và đa dạng, mỗi bài toán có những cách giải khác nhau. Nếu có học thuộc lòng một vài bài giải mẫu học sinh cũng không vận dụng được vào những bài tập khác. Để làm tốt được một bài toán Hình Học việc trước tiên là phải vẽ được hình, phải biết phân tích và viết được giả thiết kết luận của bài toán. Với mục đích giúp học sinh yêu thích và thấy được sự hấp dẫn của môn hình học, giúp cho không khí của một tiết hình học nhẹ nhàng, dễ hiểu. Từ đó giúp cho học sinh học tốt môn Hình Học và nâng cao chất lượng học tập bộ môn toán tại trường. Tôi xin đưa ra một số giải pháp về việc ứng dụng các phần mềm toán học khi giảng dạy bộ môn hình học cấp THCS. II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Các phần mềm chuyên dụng trong dạy học hình học ở trường THCS như Cabri, Violet, Geometer’s Sketchpad, Nghiên cứu khả năng học môn hình học của học sinh, những phản hồi tốt, xấu từ phía học sinh sau những lần giáo viên sử dụng các phần mềm hình học dạy các kĩ năng vẽ hình, dạy cách tiếp cận một định nghĩa, định lí hay tìm ra hướng giải một bài tập cho học sinh. Giáo viên: Tạ Văn Thuận Trang 1
  2. Sử dụng phần mềm nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ hình cho học sinh THCS 1. THUẬN LỢI: 1.1. Đối với giáo viên: Được sự quan tâm của tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp trong những năm qua đã có những đóng góp ý kiến giúp tôi thực hiện được giải pháp này. Là giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành toán – tin nên việc tiếp cận các phần mềm học tập, các phần mềm toán học cũng khá dễ dàng. Sử dụng tốt các phần mềm dạy học toán sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi soạn giáo án, khi giảng dạy trên lớp. Giáo viên chủ động hơn trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh nhờ việc chuẩn bị từ trước các tình huống có thể xảy ra khi thiết kế bài dạy ở nhà. Nhờ các công cụ trình chiếu và các phần mềm mà các hình vẽ cho học sinh quan sát được rõ ràng hơn, chính xác hơn, các thao tác thực hiện vẽ một hình mẫu cho học sinh quan sát trên bảng không còn bị che khi giáo viên vẽ. các thao tác vẽ có thể thực hiện đi, thực hiện lại nhiều lần làm mẫu. 1.2 Đối với học sinh: Học sinh được quan sát các hình vẽ mẫu, các bước thực hiện vẽ hình một cách chính xác, có tính trực quan, và có tính thẩm mĩ cao thu hút được sự tập trung chú ý học tập của học sinh cả lớp. Học sinh học không bị thụ động, có nhiều thời gian nghe giảng, để đào sâu suy nghĩ. Các dạng bài tập đa dạng được thiết kế nhờ các phần mềm Toán như Violet, Sketchpad, cabri sinh động thu hút được sự chú ý của học sinh, kích thích tính hứng thú trong học tập của các em. Từ đó để lại cho các em ấn tượng thích học bộ môn Toán, giúp nâng cao hiệu quả trong tiết dạy. 2. KHÓ KHĂN: Việc chuẩn bị một tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong môn toán giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian. Sự quan tâm của các gia đình đến con em mình là rất ít. Hầu hết các bậc phụ huynh không biết con em mình cần đến những dụng cụ gì khi học hình học, từ đó khi đi học học sinh không có dụng cụ vẽ hình. Còn những học sinh có dụng cụ lại sử dụng không nhuần nhuyễn gây mất thời gian hoặc thao tác sử dụng sai dẫn đến không vẽ được hình, không ghi được giả thiết kết luận đúng. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tài liệu tham khảo ít dẫn đến tầm hiểu biết của học sinh bị hạn chế từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của học sinh. Kiến thức hình học của học sinh rất yếu, từ việc nhận biết thế nào là điểm, đường thẳng đến việc đọc các góc, việc ghi nhớ các khái niệm cơ bản trong hình học cùa học sinh còn hạn chế. IV/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Hiện tượng học sinh chưa có kĩ năng vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận, chưa biết cách suy luận để tìm ra hướng giải một bài toán, chưa có kĩ năng trình bày một bài toán ở bộ môn Giáo viên: Tạ Văn Thuận Trang 3
  3. Sử dụng phần mềm nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ hình cho học sinh THCS -Trước khi dạy một tiết lí thuyết hình học phải dặn dò trước cho học sinh cần chuẩn bị những dụng cụ gì? Cần chuẩn bị bài và tìm hiểu trước các hình vẽ cần phải thực hiện. -Trong một tiết lí thuyết môn hình học, kiến thức và hình vẽ thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Muốn học sinh nhớ được kiến thức nhanh, chắc cần phải khắc sâu bằng hình vẽ. Ví dụ: Rèn kĩ năng vẽ hình cho học sinh trong bài tính chất ba đường cao trong tam giác (SGK-Toán 7 tập 2) cần yêu cầu học sinh vẽ 3 đường cao của tam giác trong cả ba trường hợp (yêu cầu học sinh dùng đúng dụng cụ để vẽ hình đúng). Sau khi học sinh vẽ xong hình vẽ học sinh sẽ nhận ra ngay tính chất của ba đường cao là “Ba đường cao của một tam giác của tam giác đồng qui tại một điểm” và sẽ khắc sâu tính chất đó. Hình vẽ: A C H L K I I L H A C B I C B K B A H -Đối với những kĩ năng vẽ hình ở lớp 6 cần cho học sinh thực hiện thường xuyên cả trên bảng và cả trong vở, cho học sinh thực hành và kiểm tra chéo lẫn nhau. Khi cho học sinh đo, vẽ trên bảng giáo viên sẽ thấy được những sai sót, những yếu điểm của học sinh từ đó giáo viên bổ khuyết dần các thiếu sót. Ví dụ: -Trong tiết dạy bài ‘ Số đo góc” (Hình học 6) giáo viên có thể yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ một góc bất kì và đo để tìm số đo của góc đó, sau đó gọi một học sinh khác lên bảng đo kiểm tra lại. Mỗi học sinh dưới lớp vẽ một góc bất kì, đo số đo của góc vừa vẽ được sau đó chuyển sang cho bạn ngồi bên cạnh đo lại và kiểm tra chéo. -Một số định nghĩa, tính chất cần để học sinh tự phát hiện thông qua nhiều trường hợp thử cho cùng kết quả cũng là cơ hội tốt để rèn kĩ năng vẽ hình cho học sinh. Ví dụ: Trong tiết dạy bai “Tổng ba góc của một tam giác” giáo viên có thể cho học sinh hoạt động cá nhân để đo ba góc của tam giác ABC sau đó kiểm tra xem tổng ba góc của một tam giác có số đo bằng bao nhiêu, một học sinh lên bảng thực hiện các thao tác đo, các học sinh dưới lớp nhận xét. -Đối với một số kĩ năng giáo viên có thể yêu cầu học sinh dựa vào các tính chất đã học để tìm ra cách vẽ sau đó học sinh quan sát giáo c viên thực hiện các thao tác vẽ hình rồi thực hiện theo hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ hình sau đó yêu cầu học sinh tìm xem a đã dựa vào kiến thức nào để vẽ hình Ví dụ : có thể vẽ 2 đường thẳng song song dựa vào việc vẽ 2 đường b thẳng vuông góc : “Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ 3 thì chúng song song với nhau” Giáo viên: Tạ Văn Thuận Trang 5
  4. Sử dụng phần mềm nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ hình cho học sinh THCS Giáo viên yêu cầu học sinh đọc định lý sau đó vẽ hình và viết giả thiết kết luận của định lý Từ giả thiết và kết luận của định lý học sinh có thể dễ dàng phát biểu lại nội dung của định lý bằng lời và khắc sâu kiến thức cho học sinh 3.VẤN ĐỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ HÌNH VÀ VIẾT GIẢ THIẾT KẾT LUẬN TRONG GIẢI TOÁN HÌNH HỌC Để giải một bài toán hình học ngoài việc nắm vững các kiến thức cần có phương pháp suy nghĩ khoa học cùng với những kinh nghiệm cá nhân tích luỹ được trong quá trình học tập và rèn luyện . Mỗi bài toán đều có những cách giải khác nhau, hầu hết những bài toán hình học không hề có thuật giải , nếu chỉ nhìn vào đề bài thì khó có thể giải được bài toán một cách có hiệu quả . Do vậy khi giải một bài toán hình học cần phải vẽ được hình và viết được giả thiết , kết luận của bài toán đó 3.1> Giáo viên phải hướng dẫn học sinh vẽ hình thật tốt sao cho hình vẽ thể hiện được mối liên hệ giữa các chi tiết đã cho trong bài . Giáo viên cần lưu ý cho học sinh thực hiện như sau : a. Trước khi vẽ hình bằng các dụng cụ để có hình vẽ chính xác học sinh có thể vẽ trước bằng tay lên giấy nháp để có kinh nghiệm . Hình vẽ này còn rất có lợi khi ta có thể vẽ rất nhanh , có thể vẽ thêm đường phụ để tìm hướng giải trong những bài toán rắc rối . b. Hình vẽ phải mang tính chất tổng quát không nên vẽ hình trong những trường hợp đặc biệt vì như thế rất dễ gây nên ngộ nhận . Ví dụ 1: Khi đề bài chỉ cho tam giác ABC thì nhiều học sinh lại vẽ tam giác trong những trường hợp đặc biệt là tam giác vuông hay tam giác cân Ví dụ 2: Khi yêu cầu lấy 1 điểm nằm giữa 2 điểm trên cùng 1 đoạn thẳng , nhiều học sinh lại lấy trung điểm của đoạn thẳng đó c. Hình vẽ phải rõ ràng , chính xác , dễ nhìn thấy các quan hệ (song song, cắt nhau, vuông góc, bằng nhau )và các tính chất (như tính chất của đường phân giác , đường trung trực tam giác cân ) d. Khi vẽ hình cần lưu ý các mối quan hệ bằng nhau , vuông góc , cần lựa chọn các kí hiệu thích hợp để dễ nhớ dễ hiểu , dễ nhìn để thể hiện trên hình vẽ . Ví dụ :Dùng các vòng cung nhỏ để thể hiện sự bằng nhau của 2 góc , dùng các gạch nhỏ để thể hiện sự bằng nhau của hai đoạn thẳng . Ngoài ra để làm nổi bậc vai trò khác nhau của các đường các hình có thể vẽ bằng nét đậm , nhạt, nét đứt hoặc sử dụng các loại bút khác màu . Điều này được thể hiện rõ nhất khi dạy chương “Hình lăng trụ đứng , hình chóp đều “(SGK tón 8, tập 2 ) e. Đối với một bài toán mà hình vẽ phức tạp hoặc phải vẽ thêm yếu tố phụ khi giải toán giáo viên có thể cho học sinh hoạt động nhóm, thông qua hoạt động nhóm học sinh phân tích đề toán, tập hợp các ý kiến, kiểm tra các ý kiến để tìm ra hướng giải quyết và hướng dẫn nhau vẽ hình. Mặt khác thông qua thoả luận nhóm giáo viên phát hiện ra những sai sót của đa số học sinh từ đó kịp thời chỉnh sửa và bổ khuyết. f. Giáo viên cũng có thể cho học sinh hoạt động cá nhân trên phiếu học tập không có ô ly vở để giáo viên tiện kiểm trakhả năng sử dụng dụng cụ và khả năng vẽ hình của từng học sinh Giáo viên: Tạ Văn Thuận Trang 7
  5. Sử dụng phần mềm nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ hình cho học sinh THCS Đề bài yêu cầu là : -Tứ giác EFGH là hình gì ? +Thể hiện những điều đã biết bằng kí hiệu . Ví dụ :Cũng với bài tập ở trên (Bài tập 48/trang 93/SGK toán 8 tập 1) Sau khi vẽ hình , học sinh thể hiện những điều đã tìm được và viết thành giả thiết và kết luận của bài toán : Cho tứ giác ABCD EA=EB (E AB) FB=FC ( F BC) GT GC=GD (G DC) HA=HD (H AD) KL EFGH là hình gì ? b) Về phía giáo viên : Khi giải một bài tập hình học việc viết giả thiết, kết luận là công việc chính của học sinh, người giáo viên thường chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra, nhận xét kết quả thực hiện của học sinh hoặc có thể có một vài gợi ý thông qua các câu hỏi gợi mở để học sinh có thể viết chính xác giả thuyết, kết luận bằng kí hiệu trong trường hợp cần có sự suy luận. Ví dụ: (Bài 61/ Trang 99/ SGK toán 8 tập 1) Cho tam giác ABC, đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AC, E là điểm đối xứng với H qua I. Tứ giác AHCE là hình gì? Vì sao? Sau khi học sinh vẽ hình. Nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên hầu hết học sinh yếu, học sinh trung bình và cả một số học sinh khá sẽ viết sai hoặc không biết cách sử dụng các kí hiệu để viết giả thuyết, kết luận của bài toán và thường viết như sau: Cho ABC Đường cao AH GT I là trung điểm AC E là điểm đối xứng của H qua I KL Tứ giác AHCE là hình gì? Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh như sau: Giáo viên: Tạ Văn Thuận Trang 9
  6. Sử dụng phần mềm nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ hình cho học sinh THCS hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói chung . Tôi xin chân thành cảm ơn “Tôi xin cam đoan đây là giải pháp của mình viết, không sao chép nội dung của người khác”. Cát Tiên, ngày 18 tháng 10 năm 2015 Ý kiến của lãnh đạo đơn vị Người thực hiện (Có đánh giá nhận xét cụ thể về đề tài (ký và ghi rõ họ tên) SKKỹ NĂNG, GPHI,Ký tên, đóng dấu) Tạ Văn Thuận Giáo viên: Tạ Văn Thuận Trang 11