Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để rèn cho học sinh kỹ năng làm bài tập

doc 8 trang sangkien 7940
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để rèn cho học sinh kỹ năng làm bài tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_he_thong_cau_hoi_goi_mo_de_ren.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để rèn cho học sinh kỹ năng làm bài tập

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI. - Để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường góp phần quan trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Để nâng cao chất lượng dạy học, đòi hỏi người giáo viên có lòng say mê, nhiệt tình trong công tác giảng dạy,sử dụng phương pháp, đồ dùng học tập phù hợp với nội dung bài giảng, truyền đạt kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh. Tìm hiểu tài liệu, trăn trở suy nghĩ trước những bài giảng, bài tập mà học sinh khó hiểu, không làm được để đưa ra phương pháp tối ưu nhất và một điều quan trong không thể thiếu là nngười giáo viên phải có sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy.Do đó kinh nghiệm là một việc làm hết sức cần thiết và sáng tạo. nó giúp học sinh hứng thú, linh hoạt trong việc chiếm lĩnh kiến thức, tư duy, sáng tạo. - Ngoại ngữ là môn học rất cần thiết trong tình hình phát triển của nước ta hiện nay. Nó là công cụ giao tiếp giúp chúng ta chiếm lĩnh nền văn hoá và khoa học công nghệ hiện đại của thế giới. Do vậy việc học ngoại ngữ luôn luôn nâng cao và phát huy khả năng sáng tạo và vận dụng của học sinh. - Trong chương trình tiếng Anh trung học cơ sở học sinh được rèn luyện đầy đủ 4 kỹ năng: Listening, speaking, reading and writing.Vì vậy mà việc học tiếng anh của các em phát triển khá toàn diện,các em được rèn 4 kĩ năng trên rất thành thạo, nhưng bên cạnh đó các em không có cơ hội và thời gian để rèn luyện kĩ năng làm bài tập,các em phải tự làm bài tập ở nhà,do vậy mà các em không có kĩ năng làm bài tập, không biết vận dụng ngữ pháp,cấu trúc câu vào làm những bài tập ở các dạng khác nhau. Đôi khi các em làm theo cảm tính,không chắc chắn đúng hay sai do các em không biết phân tich,lập luận cho kết qủa của mình, và đến khi làm bài kiểm tra hay bài thi điểm của các em rất thấp,dần dần các em chán không thích học. Các em coi môn Tiếng Anh rất khó và không thiết thực với mình. Do vậy qua quá trình giảng dạy tôi đúc rút kinh nghiệm từ bản thân và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng hệ thống câu hỏi gơị mở để rèn cho học sinh kỹ năng làm bài tập”. II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI. “Sử dụng hệ thống câu hỏi gơị mở để rèn cho học sinh kỹ năng làm bài tập” nhằm giúp học sinh - Có kỹ năng giải các bài tập bằng cách lập luận, phân tích cho kết quả của mình - Biết vận dụng cấu trúc ngữ pháp,cấu trúc câu,từ vựng vào làm bài tập ở các dạng khác nhau - Say mê hứng thú học bộ môn
  2. 2 - Làm bài kiểm tra và bài thi đạt kết quả cao. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Luật Giáo dục – 2005 (điều 5) quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN. - Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh rất sợ làm bài tập, các em chỉ làm được những bài tập đơn giản. Khi làm bàì tập phức tạp, các em không biết làm thế nào vì các em không biết đưa ra lập luận hay lý lẽ để làm bài tập. Các em chỉ làm theo cảm tính, không biết đúng hay sai. Eg: ví dụ dạng bài: Chia động từ trong ngoặc thich hợp với thì.Mặc dù được học cấu trúc câu và cách sử dụng của từng thì rồi, nhưng đến khi làm vận dung thực tế thì các em không làm được, chia thì sai. Hoặc lọai bài tập: Chuyển câu từ chủ động sang bị động các em không biết vận dụng cấu trúc câu để làm bài tập này. Ví dụ: Nga did her home work last night. H/s chuyển: Nga’s home work is done last night. Hoặc She was done home work last night. Trước sự nhầm lẫn của các em như vậy tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở giúp các em giải bài tập và dần dần các em đã biết cách xác định và làm bài tập sau đó các em đã hình thành cho mình kỹ năng giải bài tập. PHẦN II. CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Đối với thày. 2
  3. 3 - Tìm hiểu tài liệu, sách tham khảo, chọn lọc các bài tập dưới nhiều hình thức khác nhau. - Soạn và biên tập thành chuyên đề và đưa và bài dạy trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi của trường, huyện. - Tiến hành khảo sát nghiệm thu kết quả ở các đội tuyển và đi đến hình thành kỹ năng cho học sinh. 2. Đối với trò. - Để thực hiện tốt việc “Sử dụng hệ thống câu hỏi gơị mở để Rèn cho học sinh kỹ năng giải bài tập” đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức lý thuyết. + Hiểu và nắm vững cách sử dụng, cấu trúc của các thì trong tiếng Anh. + Nắm vững cấu tạo câu, vai trò và chức năng của các thành phần câu (S,V,O,adv ) + Có vốn từ phong phú ở nhiều thể loại (N, adj, V, adv,O). + Hiểu và nắm vững cấu trúc ngữ pháp của các thể loại câu (câu trực tiếp, câu gián tiếp, câu bị động, ). - Về phương pháp đặc biệt chú ý phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người tổ chức, điều khiển quá trình tư duy nhận thức của học sinh,học sinh có lý luận sắc bén và biết nhận xét, phán đoán các hướng của bài tập. Do đó hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề của giáo viên là cực kỳ quan trọng, nó dẫn dắt cho học sinh và định hướng cho học sinh quá trình nhận thức một cách tích cực, tự giác. - Câu hỏi nêu vấn đề sát với đối tượng sẽ kích thích trí thông minh, óc tư duy logic và giúp giáo viên phát hiện học sinh có năng khiếu học bộ môn. Một điều quan trọng là giáo viên cân nhắc bài tập mẫu đưa ra cho học sinh sau mỗi bài cần củng cố cách giải. II. NỘI DUNG GỒM HAI PHẦN: + Phương pháp chung đề giải. + Phương pháp cụ thể. 1. Phương pháp chung. - Rèn cho học sinh kỹ năng giải bài tập giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm được phương pháp sau: + Hướng dẫn cho học sinh cách xác định thì của động từ. + Hướng dẫn cho học sinh cách xác định các thành phần của câu. + Hướng dẫn cho học sinh xác định từ loại. + Hướng dẫn cho học sinh cách xác định cấu trúc câu. 2. Phương pháp cụ thể - Ví dụ minh hoạ 1: Dạng bài . Put the verbs in the brackets in the correct tense. 3
  4. 4 Câu 1: Lan usually (brush) her teeth after meal. + Giáo viên hỏi học sinh: Em xác định động từ trong câu trên cần được chia ở thì nào? (động từ trong câu cần được chia ở thì hiện tại đơn). + Gv hỏi: Dấu hiệu nào cho biết đây là thì hiện tại đơn (trạng từ usually, thường được dùng ở thì hiện tại đơn). + GV hỏi :Câu này thuộc loại câu nào của thì hiện tại đơn (câu khẳng định ). +GV: Vậy em chia động từ trong ngoặc như thế nào + Answer key : Lan usually brushes her teeth after meal. Câu 2: you (watch) T.V last night? + Gv hỏi: Em xác định câu trên thuộc thì nào (thì qua khứ đơn). + Gv hỏi: Vì sao em biết câu này thuộc thì quá khứ đơn (vì trạng từ last night thường được dùng ở quá khứ đơn). + Gv hỏi: Câu này thuộc loại câu nào của thì quá khứ đơn? (câu hỏi nghi vấn). + Gv hỏi: Áp dụng cấu trúc câu nghi vấn của thì quá khứ đơn em hãy chia động từ trong câu trên như thế nào. * Answer key : Did you watch TV last night? Câu 3: He is a worker but he (not/work) now. + Gv hỏi: Em xác định động từ trong câu được chỉ ở thì nào (thì hiện tại tiếp diễn). + Gv hỏi: Vì sao em biết đó là thì hiện tại tiếp diễn (vì trạng từ now được dùng ở thì hiện tại tiếp diễn). + Gv hỏi: Câu này thuộc loại câu nào của thì hiện tại tiếp diễn (câu phủ định). + Gv: Em áp dụng cấu trúc câu phủ định của thì hiện tại tiếp diễn để chia động từ trong câu trên(He is a worker but he is’nt working now) * Tóm lại: Để rèn cho học sinh kỹ năng làm loại bài tập chia động từ trong ngoặc thích hợp với thì. Giáo viên phải rèn cho học sinh cách - Xác định thì của động từ trong ngoặc, muốn xác định được thì của động từ thì học sinh phải dựa vào cách sử dụng của từng thì, những trạng từ thời gian đặc trưng của từng thì và đôi khi phải dựa vào ngữ nghĩa, hoàn cảnh của câu - Xác định thể loại câu ( khẳng định , phủ định , câu nghi vấn ) - Hướng dẫn học sinh áp dụng cấu trúc từng thể loại câu để chia động từ cho thích hợp. Tôi nghĩ với phương pháp trên, học sinh sẽ quen dần làm loại bài tập “chia động từ trong ngoặc thích hợp với thì” và dần dần các em hình thành cho mình kỹ năng giải loại bài tập này một cách đơn giản và chính xác . Ví dụ minh hoạ 2: 4
  5. 5 Dạng bài: Chuyển câu từ chủ động sang bị động. Câu 1: Lan cleans the floor everyday. + Gv hỏi: Em xác định tân ngữ trong câu chủ động trên (The floor). + Gv hỏi: Tân ngữ này có vai trò gì trong câu bị động (làm chủ ngữ trong câu bị động). + Gv: Em xác định động từ trong câu trên thuộc thì nào (thì hiện tại đơn). + Gv: Vậy động từ trong câu bị động được chia ở thì nào (thì hiện tại đơn). + Gv: Chủ ngữ của câu chủ động có vai trò gì trong câu bị động (làm tân ngữ sau giới từ by). + Gv: Vậy em chuyển câu trên sang câu bị động. • Answer : The floor is cleaned by Lan everyday. Câu 2. We are doing our homework at the moment +GV: Em xác định tân ngữ trong câu chủ động trên (our homework). + Gv: Tân ngữ này có vai trò gì trong câu bị động(làm chủ ngữ trong câu bị động) + Gv: Em xác định động từ trong câu trên thuộc thì nào (hiện tại tiếp diễn). +GV: Vậy động từ trong câu bị đông cũng sẽ được chia ở thì nào ?( hiện tại tiếp diễn). + GV: Áp dụng cấu trúc câu bị động của thì hiện tại tiếp diễn để chuyển câu trên sang câu bị động • Answer : Our homework is being done at the moment Câu 3: They bought some flowers yesterday + GV : Em xác định tân ngữ trong câu chủ động trên (some flowers) + GV: Em xác định động từ trong câu trên thuộc thì nào( thì quá khứ đơn ) +GV: Vậy động từ trong câu bị đông cũng sẽ được chia ở thì nào( thì quá khứ đơn ) + GV: Áp dụng cấu trúc câu bị động của thì quá khứ đơn em chuyển câu trên sang câu bị động *Answer: Some flowers were bought yesterday Tóm lại: Để rèn cho học sinh kỹ năng làm loại bài tập “Chuyển câu từ chủ động sang bị động.”. Giáo viên phải rèn cho hs biết cách - Xác định tân ngữ của câu chủ động để đưa lên làm chủ ngữ của câu bị động. 5