Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh Lớp 9 trường THCS

doc 30 trang sangkien 10560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh Lớp 9 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_ve_bieu_do_cho_hoc_s.doc
  • docBIA.doc
  • docPHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TRƯỜNG.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh Lớp 9 trường THCS

  1. Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 trường THCS A/ PHẦN MỞ ĐẦU I/ Bối cảnh của đề tài. Những năm gần đây, trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏi việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước cải tổ và chấn hưng nền giáo dục Quốc gia, đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu. Trong đó, định hướng chủ đạo và xuyên suốt của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo chú trọng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, khơi gợi năng lực tự nghiên cứu, lòng say mê, ham hiểu biết và học hỏi của học sinh. Thông qua sự đổi mới nội dung chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học nhằm đào tạo ra lớp người năng động, linh hoạt có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ và hoàn thiện về nhân cách để đảm đương sứ mệnh chủ nhân tương lai của đất nước – một đất nước đang trong thời kỳ vươn mình ra biển rộng, hội nhập vào một sân chơi lớn mà ở đó ngoài việc được đối xử bình đẳng, được tiếp cận với những tiến bộ của nền kinh tế tri thức, ta còn khẳng định vị thế phát triển nước ta trên trường Quốc tế bằng lối đi riêng với bản sắc riêng của dân tộc mình. Đó là vấn đề lớn, những thách thức lớn đặt ra không những cho các nhà chiến lược, các nhà hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ các Bộ, ban, ngành, mà còn đặt ra với mọi công dân Việt Nam. Môn địa lí lớp 9 là phần nối tiếp chương trình địa lí lớp 8 vì ở lớp 8 học sinh đã nghiên cứu về tự nhiên của Việt Nam thì lớp 9 tiếp tục nghiên cứu về kinh tế- xã hội của Việt Nam. Môn địa lí lớp 9 nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta và những hiểu biết cần thiết về địa phương( tỉnh, thành phố) nơi các em sống và học tập. Trong tất cả các yêu cầu của môn Địa lý lớp 9 thì một yêu cầu vô cùng quan trọng mà giáo viên cần phải trang bị cho học sinh đó là phương pháp vẽ biểu đồ. Đối với các em học sinh lớp 9, đây là năm thứ 4 các em được làm quen với chương trình mới. Vì vậy, đa số các em đã tìm ra cho mình một phương pháp GV: Nguyễn Diễm Nhân Trang 1 Trường THCS Thạnh Lộc
  2. Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 trường THCS học phù hợp với môn địa lí. Các em đều chăm ngoan, hiếu học và rất say mê yêu thích môn học. Một số em còn sưu tầm, đọc thêm sách để mở rộng thêm kiến thức cho mình. Một điều vô cùng thuận lợi là ở chương trình địa lí lớp 9, các em nghiên cứu về địa lí KT- XH Việt Nam điều này rất gần gũi với các em, các em dễ liên hệ thực tế để dễ hiểu bài, nắm chắc bài và ghi nhớ bài hơn. Song bên cạnh đó, việc học tập môn địa lí 9 vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là trình độ nhận thức của các em vẫn chưa đồng đều, một số em chưa có ý thức học tập tốt, một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em, điều này ảnh hưởng phần nào đến chất lượng học tập của các em. Nguyên nhân dẫn đến điều đó là do: - Các em chưa xác định được phương pháp học tập đúng đắn. - Một số em chưa xây dựng được thời gian biểu phù hợp. - Phương tiện học tập còn chưa đầy đủ. - Một số em có tư tưởng coi đây là môn phụ nên lười học, không chú ý nghe giảng, xây dựng bài. Việc thực hành ở trên lớp với dung lượng thời gian quá ít đã không thể trang bị cho học sinh hết những kỹ năng vẽ biểu đồ. Do đó việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 ở trường THCS là một điều kiện không thể thiếu được. II/ Lí do chọn đề tài. Thực hành kỹ năng Địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu rất quan trọng của việc học tập môn Địa lí. Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi môn Địa lí đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành. Trong đó phần thực hành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khoảng 30 - 35% tổng số điểm. Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí lớp 9 - gồm có 52 tiết học thì đã có 11 tiết thực hành trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ và có khoảng 13 bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bài học của học sinh trong phần câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Điều đó chứng tỏ rằng bộ môn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho GV: Nguyễn Diễm Nhân Trang 2 Trường THCS Thạnh Lộc
  3. Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 trường THCS học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng địa lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí, hoặc từ biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học. Tuy vậy, với nhiều em học sinh lớp 9 hiện nay, kỹ năng vẽ biểu đồ còn rất yếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được các em coi trọng. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đến việc củng cố, rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh - để giúp các em thực hiện kỹ năng này ngày càng tốt hơn. Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề cập một số sáng kiến trong việc “ Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 trường THCS ” III/ Phạm vi và đối tượng của đề tài 1/ Phạm vi của đề tài Giới thiệu các hình thức, phương pháp “ Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 trường THCS ” 2/ Đối tượng của đề tài. Quá trình dạy học và việc sử dụng khai thác các bài tập, thực hành trong sách giáo khoa địa lí 9 ở trường THCS. IV/ Mục đích nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 giúp cho giáo viên và học sinh có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập môn Địa lí nói chung, đồng thời củng cố, nâng cao việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh nói riêng. V/ Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Qua kết quả nghiên cứu tôi thấy khi vẽ một biểu đồ: - Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài. - Tỉ lệ học sinh tự rèn luyện được kĩ năng vẽ biểu đồ chiếm tỷ lệ cao. - Học sinh nắm được các bước tiến hành trong khi vẽ biểu đồ. GV: Nguyễn Diễm Nhân Trang 3 Trường THCS Thạnh Lộc
  4. Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 trường THCS - Từ đó tỷ lệ học sinh đọc và phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ thích hợp đối với bài yêu cầu cao hơn so với khi chưa được áp dụng. VI/ Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của đề tài. 1/ Về khoa học. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ tạo điều kiện nâng cao kỹ năng, kỹ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kỹ năng vẽ biểu đồ. Và còn có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng học sinh thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn, khả năng hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội. 2/ Về thực tiễn. Giúp cho giáo viên hệ thống các loại biểu đồ, phân loại các dạng bài tập biểu đồ. Qua đó tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng giảng dạy bài thực hành và hướng dẫn học sinh làm bài tập địa lí lớp 9. Giúp học sinh nhận biết, xác định được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giảng dạy các bài thực hành và các bài tập trong chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 9. Giúp học sinh nhận thức được các loại biểu đồ: dạng cột, tròn, đường, miền Xác định được kiểu biểu đồ khi đọc bất kì một bài tập thực hành. GV: Nguyễn Diễm Nhân Trang 4 Trường THCS Thạnh Lộc
  5. Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 trường THCS B/ PHẦN NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 trường THCS. 1/ “Biểu đồ” là gì? Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển các ngành công nghiệp qua các năm, dân số qua các năm), mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng (như so sánh sản lượng lương thực giữa các vùng ) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể (ví dụ như cơ cấu của nền kinh tế). Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kỹ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể hiện trên biểu đồ (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu), sau đó căn cứ vào chủ đề đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất. 2/ Khi rèn luyện kỹ năng về biểu đồ cần nắm được các dạng biểu đồ sau: a) Vẽ biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang): Biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang) có thể được sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Tuy nhiên, loại biểu đồ này thường hay được sử dụng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hơn cả. Khi vẽ biểu độ cột (hoặc thanh ngang) cần chú ý những điểm sau đây: + Chọn kích thước biểu đồ (đặc biệt chú ý tới sự tương quan giữa chiều ngang và chiều cao của các cột) sao cho phù hợp với các khổ giấy và đảm bảo tính mĩ thuật. + Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của cột phải bằng nhau. b) Vẽ biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông): Biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông) thường được dùng để thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Khi vẽ biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông) cần chú ý những điểm sau đây: GV: Nguyễn Diễm Nhân Trang 5 Trường THCS Thạnh Lộc
  6. Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 trường THCS + Nếu đề bài cho số liệu thô (số liệu tuyệt đối) thì việc đầu tiên cần xử lý sang số liệu tinh (tỉ lệ %). + Nếu phải vẽ nhiều hình tròn (hoặc hình vuông) cần chú ý xem các hình tròn (hoặc vuông) có cần thiết phải vẽ với độ lớn khác nhau hay không. Cần lựa chọn các ký hiệu thích hợp để thể hiện các thành phần trên biểu đồ. Sau khi vẽ xong phải có chú giải, giải thích các ký hiệu sử dụng trên biểu đồ. c) Vẽ đồ thị ( đường biểu diễn ): Đồ thị (đường biểu diễn) thường được sử dụng để thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một hiện tượng qua thời gian. Khi vẽ đồ thị (đường biểu diễn) cần chú ý những điểm sau: Đường biểu diễn được vẽ trên hệ trục tọa độ vuông góc mà trục đứng thể hiện độ lớn của đại lượng (số người, sản lượng, tỉ lệ ) còn trục hoành nằm ngang thể hiện các năm. Cần xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục sao cho biểu đồ phù hợp với khổ giấy, cân đối và thể hiện rõ yêu cầu của chủ đề. Khi vẽ cần chia chia khoảng cách các năm trên trục ngang cho đúng tỉ lệ. Nếu đề bài yêu cầu thể hiện 2 đường biểu diễn có đại lượng khác nhau (ví dụ: một đường thể hiện số dân, một đường thể hiện sản lượng lúa) thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ, mỗi trục thể hiện một đại lượng. Nếu biểu đồ có nhiều đường biểu diễn, cần chọn tỉ lệ hợp lí để các đường biểu đồ khỏi trùng lên nhau hoặc nằm quá sát nhau. Mỗi đường biểu diễn phải được thể hiện bằng một ký hiệu riêng, sau khi vẽ cần có chú giải để giải thích các ký hiệu trên biểu đồ. d) Vẽ biểu đồ miền: Biểu đồ miền được sử dụng để thể hiện đồng thời cả 2 mặt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng. Khi vẽ biểu đồ miền cần chú ý: Ranh giới các miền được vẽ như khi vẽ các đường biểu diễn (đồ thị). GV: Nguyễn Diễm Nhân Trang 6 Trường THCS Thạnh Lộc