Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng bản đồ trong môn Địa lý Lớp 8

doc 11 trang sangkien 8342
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng bản đồ trong môn Địa lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_ban_do_trong_mon_dia.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng bản đồ trong môn Địa lý Lớp 8

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KIM BÔI TRƯỜNG TH&THCS LẬP CHIỆNG SÁNG KIẾN “RÈN LUYỆN KĨ NĂNG BẢN ĐỒ TRONG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 8” Tác giả :BÙI THỊ LIÊN Trình độ chuyên môn :Đại học Đơn vị công tác: Trường TH& THCS LẬP CHIỆNG KIM BÔI - 2017 1
  2. CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.Cơ sở lí luận Trong quá trình đấu tranh, chế ngự thiên nhiên, phát triển kinh tế xã hội của loài người, bản đồ địa lí được xuất hiện do nhu cầu của thực tiễn và đã nhanh chóng trở thành phương tiện rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Bản đồ địa lí là một công cụ đắc lực phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, quân sự và chiếm vị trí rất quan trọng trong các ngành kinh tế, trong các hoạt động văn hoá, thông tin tuyên truyền và công tác quản lý xã hội. Trong quá trình dạy học địa lý, các bản đồ giáo khoa địa lý không chỉ là phương tiện mà còn là nguồn cung cấp tri thức quan trọng. Bản đồ địa lý là kết quả được thu thập, tổng kết và cụ thể hoá một số tri thức bằng hình vẽ. “ Bản đồ được coi là ngôn ngữ thứ hai của địa lý học”. Bản đồ là kho tàng, tàng trữ nhiều tri thức mà loài người đã tích luỹ được. Vì vậy bản đồ có vị trí rất quan trọng trong việc dạy và học địa lý, không chỉ trong nhà trường mà cả ngoài xã hội. Trong những năm vừa qua, cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá, chúng tôi thấy cách dạy của nhiều giáo viên theo phương pháp đổi mới còn diễn ra chậm với nhiều khó khăn như: - Vẫn còn thói quen cũ như giáo viên lạm dụng phương pháp thuyết trình, học sinh học tập thụ động - Nhiều đồ dùng dạy học nói chung và bản đồ địa lý nói riêng ở nhà trường vẫn còn thiếu đã dẫn tới việc “ dạy chay ” vẫn còn diễn ra hoặc một số giáo viên ngại sử dụng bản đồ vì lỉnh kỉnh mất thời gian chuẩn bị - Đôi khi giáo viên thiếu thời gian chuẩn bị nên lựa chọn bản đồ không đúng với mục tiêu bài học , sử dụng bản đồ chưa đúng mục đích, yêu cầu. - Nhiều học sinh chưa có kỹ năng đọc bản đồ nên còn rụt rè, nhút nhát khi lên bảng khai thác các thông tin trên bản đồ 2
  3. - Dạy - học bằng bản đồ là phương pháp đặc thù của bộ môn địa lý. Bản đồ có vai trò rất lớn trong việc dạy kiến thức mới, kiểm tra, đánh giá , củng cố và khắc sâu kiến thức và rèn luyên kỹ năng cho học sinh. Có thể khẳng định rằng bản đồ giáo khoa là người bạn đồng hành của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học địa lý. Vậy sử dụng bản đồ như thế nào cho có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn địa lý cấp THCS nói chung và môn Địa lý lớp 8 nói riêng, năm học 2014-2015, tôi đã đưa ra một số giải pháp “Rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ trong môn Địa lý lớp 8” ở trường TH&THCS Lập Chiệng và thấy chất lượng môn học có tiến bộ”. 2.Phương pháp tiếp cận sáng kiến Bản đồ là phương tiên để học sinh khai thác kiến thức và phát triển tư duy địa lí một các độc lập sáng tạo ,đồng thời bản đồ là ngôn ngữ là sách giáo khoa thứ hai của địa lí và có thể nói để học tốt môn địa lí 8- Một phương tiện không thể thiếu được đó là bản đồ Bản đồ có vài trò quan trọng trong việc học tập môn địa lí lớp 8, nhưng thực trạng học sinh hiện nay ở trường THCS Lập Chiệng chúng tôi còn rất yếu kém về kỹ năng đọc , chỉ , phân tích ,khai thác, tìm kiếm kiến thức trên bản đồ địa lí .Do đó tôi thấy cần thiết phải “ Rèn luyện kỹ năng bản đồ cho học sinh ” 3. Mục tiêu cân đạt được - Rèn kỹ năng bản đồ cho học sinh. - Tao hứng thú học tập cho học sinh. - Học sinh biết cách tim kiếm kiến thức trên bản đồ - Nâng cao két quả học tập môn địa lí - Biết sử dụng bản đồ vào thực tế đời sống hàng ngày 3
  4. CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Vấn đề của sáng kiến. Để tiếp thu được kiến thức môn địa lí trong trường hoc ,ngoài những thông tin kiến thức ở kênh chữ trong sgk thì học sinh còn phải biết tìm hiểu kiến thức địa lí trong bản đồ vì trong bản đồ chứa ẩn một lượng kiến thức địa lí rất lớn trong đó và bản dồ được coi là cuốn sách giáo khoa thứ hai của môn địa lí Vì vậy học địa lý bằng bản đồ, khai thác tri thức địa lý trên bản đồ sẽ giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ bền lâu. Việc rèn luyện kỹ năng bản đồ sẽ phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động hoạt động học tập của học sinh. Dạy- học địa lý bằng bản đồ còn giúp học sinh phát triển năng lực, tư duy địa lý, khả năng quan sát, phân tích tổng hợp và khả năng khái quát hoá. Bên cạnh đó giáo viên chuyển tải được một khối lượng lớn tri thức cho học sinh trong giờ lên lớp, việc chuyển tải đó sinh động, nhẹ nhàng và hiệu quả. Bản đồ là phương tiên để học sinh khai thác kiến thức và phát triển tư duy địa lí một các độc lập sáng tạo ,đồng thời bản đồ là ngôn ngữ là sách giáo khoa thứ hai của địa lí và có thể nói để học tốt môn địa lí 8- Một phương tiện không thể thiếu được đó là bản đồ 2.Giải pháp thực hiện: 2.1 Nguyên nhân . 2.1.1 Nhận thức chậm ,tư duy kém 2.1.2Chưa có phương pháp học tập hợp lí 2.1.3 Chưa có kĩ năng bản đồ Bản đồ có vài trò quan trọng trong việc học tập môn địa lí lớp 8, nhưng thực trạng học sinh hiện nay ở trường THCS Lập Chiệng chúng tôi còn rất yếu kém về kỹ năng đọc , chỉ , phân tích ,khai thác, tìm kiếm kiến thức trên 4
  5. bản đồ địa lí .Do đó tôi thấy cần thiết phải “ Rèn luyện kỹ năng bản đồ cho học sinh ” Giáo viên nên chọn một hệ thống câu hỏi dựa trên bản đồ và trình độ học sinh để dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh. Sử dụng bản đồ để dạy học địa lý phải đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính tư tưởng và tính mỹ thuật. Muốn vậy trước khi lên lớp giáo viên phải có khâu chuẩn bị kỹ càng, chọn những bản đồ phù hợp với nội dung bài dạy, tránh chọn những bản đồ có tính qua loa, đại khái không phù hợp. Đối với một số bài cần sử dụng bản đồ câm trong phần củng cố để khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh. Giáo viên cần phải rèn luyện cho học sinh kiến thức về bản đồ và có kỹ năng đọc,chỉ bản đồ mới hình thành nguồn tri thức địa lý, mới có thể rút ra được những tri thức cần thiết từ bản đồ. Khi sử dụng bản đồ, phải kết hợp chặt chẽ các kiến thức về bản đồ và các kiến thức về địa lý. Số lượng bản đồ dùng trong một tiết học nên vừa phải, phục vụ thiết thực cho bài học. Giáo viên cần lưu ý khi sử dụng bản đồ xong cần cất ngay tránh sự tò mò của học sinh làm học sinh mất tập trung vào bài giảng. Giáo viên thường xuyên cập nhật các thông tin, bổ xung các thông tin mới để điều chỉnh trong quá trình giảng dạy cho phù hợp. Học sinh phải có kiến thức, kỹ năng về bản đồ cũng như các kỹ năng địa lý khác, cần phát huy tính tích cực năng động, sáng tạo.Muốn vậy học sinh phải chú ý nghe giảng trên lớp, mạnh dạn tự khám phá kiến thức, về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi, bài tập sách giáo khoa, sách tham khảo và chuẩn bị bài mới *Các bước khai thác thông tin trên bản đồ: Bước 1: Đọc bản đồ Đầu tiên phải xác định được mục đích và yêu cầu sử dụng bản đồ. Ví dụ: Bản đồ tự nhiên châu Á giúp học sinh xác định được vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi, động, thực vật châu Á. 5
  6. Tiếp theo là đọc tên bản đồ để biết nội dung thể hiện trong bản đồ là gì Đọc bảng chú giải để biết được các nội dung trên bản đồ là gì ? Bằng các ký hiệu gì? Bằng màu sắc gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được hệ thống ký hiệu thường được chia làm 3 loại: Ký hiệu điểm, ký hiệu đường, ký hiệu diện tích. - Ký hiệu điểm: Dùng để biểu hiện sự vật, hiện tượng địa lý phân bố theo những điểm riêng biệt như mốc địa giới, mỏ khoáng sản, sân bay - Ký hiệu đường: Biểu hiện các sự vật hiện tượng địa lý theo chiều dài như đường bờ biển, đường địa giới, đường giao thông, sông ngòi - Ký hiệu diện tích: Dùng biểu hiện các sự vật, hiện tượng địa lý phân theo diện tích như: Đất trồng rừng, vùng đầm lầy, vùng trồng lúa - Nếu xét về mặt hình thức thì ký hiệu bản đồ phân thành các loại: Ký hiệu chữ, ký hiệu hình học, ký hiệu tượng hình. - Tìm xem từng ký hiệu, từng màu sắc xuất hiện ở những vị trí nào trên bản đồ, nếu cần thì xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào sơ đồ hướng hoặc dùng thước đo đạc tính toán tỉ lệ. - Tiếp đến giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ( chỉ ) các đối tượng địa lý trên bản đồ theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây. Giáo viên hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh dùng thước chỉ và đọc tên các đối tượng địa lý. Cụ thể: + Ký hiệu điểm: Chỉ đúng vào điểm quy định đối tượng trên bản đồ. Ví dụ: Đỉnh núi, mỏ khoáng sản, thủ đô + Ký hiệu đường: Chỉ theo đường thể hiện các đối tượng địa lý như: Dòng sông chỉ theo chiều từ thượng lưu đến hạ lưu, đường biên giới chỉ theo chiều từ phía Bắc, bắt đầu từ đâu kết thúc ở đó + Ký hiệu diện tích: Chỉ khoanh vùng các đối tượng địa lý như: Đồng bằng, hoang mạc Bước 2: Phân tích bản đồ 6
  7. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bản đồ để tìm ra các mối quan hệ giữa các mối quan hệ giữa các loại ký hiệu với nhau và nội dung của bản đồ, cụ thể: Những ký hiệu đó ở những địa danh nào, khu vực nào trên bản đồ. Tại sao chúng lại có ở khu vực đấy mà không có khu vực khác. - Những điều kiện nào làm cho chúng xuất hiện ( hoặc không xuất hiện ) ở đó hoặc tác động ảnh hưởng đến chúng. Bước 3: Hiểu các thông tin trên bản đồ: Từ đọc, phân tích được những nội dung trên bản đồ ta có thể hiểu những thông tin chứa đựng trong bản đồ. Đây là bước quan trọng, học sinh trình bày kết quả làm việc với bản đồ – Giáo viên chuẩn xác kiến thức. Cụ thể giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sau: - Hiện tượng, sự vật địa lý đó phân bố những nơi nào trên bản đồ, chỉ ra những dấu hiệu, đặc điểm các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ và rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết. - Những điều kiện nào ảnh hưởng, tác động đến sự phân bố đó. - Có mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng địa lý khác không ? Dựa vào bản đồ và kiến thức đã học xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lý để giải thích đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lý và vận dụng các thao tác tư duy để suy ra các kiến thức mà bản đồ không thể hiện trực tiếp. Ví dụ: Bài 41Miền Bắc và Đông bắc bắc bộ: ( địa lý 8 ). - Dựa vào bản đồ địa hình và khoáng sản miền bắc và đông bắc bắc bộ để xác định vị trí giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ rên bản đồ .Từ đó biết được đây là khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và đồng bằng Bắc Bộ - Dựa vào màu sắc và thông tin trên bản đồ chỉ và xác định được Sơn nguyên đá vôi Hà Giang,Cao Bằng .Từ đó biết được Sơn nguyên đá vôi Hà Giang và Cao Bằng là nơi bắt nguồn của các dòng sông Lô ,sông Gâm, sôngCầu - Dựa vào bản đồ giáo viên hướng dẫn học sinh tim chỉ các dãy núi sông Gâm ,Ngân Sơn,Bắc Sơn ,Đông Chiều ,Từ các hướng núi cánh cung – hướng núi 7