Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học tuần hoàn máu - Sinh học 11

docx 50 trang Mịch Hương 27/09/2024 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học tuần hoàn máu - Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_cho_hoc_sinh_ky_nang_tu_hoc.docx
  • pdfNguyễn Thanh Hải-THPT Tân Kỳ 3-Sinh học.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học tuần hoàn máu - Sinh học 11

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC TUẦN HOÀN MÁU - SINH HỌC 11 LĨNH VỰC: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
  2. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đóng góp mới của đề tài 2 5. Cấu trúc của đề tài 3 NỘI DUNG 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC SINH HỌC 11 THPT 4 1.1. Cơ sở lí luận 4 1.1.1. Lí thuyết về tự học 4 1.1.2. Kỹ năng và kỹ năng tự học 5 1.1.3. Nguyên tắc và quy trình rèn luyện kỹ năng tự học 6 1.2. Thực trạng rèn luyện kỹ năng tự học phần Tuần hoàn máu Sinh học 11 6 1.2.1. Mục tiêu khảo sát 6 1.3.2. Kết quả khảo sát 6 Kết luận chương 1 9 Chương 2. RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC TUẦN HOÀN MÁU SINH HỌC 11 10 2.1. Mục tiêu phần tuần hoàn máu Sinh học 11 10 2.2. Kỹ năng tự học phần Tuần hoàn máu Sinh học 11 10 2.2.1. Nhóm 1: Kỹ năng kiến tạo kiến thức 11 2.2.2. Nhóm 2: Kỹ năng biện luận sản phẩm kiến tạo 15 2.2.3. Nhóm 3: Kỹ năng vận dụng kiến thức 24 2.3. Rèn luyện luyện kỹ năng tự học Tuần hoàn máu Sinh học 11 24 2.3.1. Nguyên tắc rèn luyện kỹ năng tự học Tuần hoàn máu Sinh học 11 24 2.3.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học Tuần hoàn máu Sinh học 11 25 2.3.3. Vận dụng quy trình rèn luyện KNTH trong hình thức bài lên lớp 32 Kết luận chương 2 33
  3. DANH MỤC VIẾT TẮT Thứ tự Viết tắt Đọc là 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 KN Kỹ năng 4 KNTH Kỹ năng tự học 5 ND Nội dung 6 SGK Sách giáo khoa 7 SH Sinh học 8 TT Thao tác 9 THPT Trung học phổ thông 10 TH Tự học 11 VD Ví dụ 12 TNSP Thực nghiệm sư phạm 13 ĐM Động mạch 14 TM Tĩnh mạch 15 MM Mao mạch
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu thế chung của phương pháp dạy học trên thế giới hiện nay là biến chủ thể nhận thức thành chủ thể hành động, đặt người học vào tư thế tự khám phá kiến thức. Giáo viên (GV) giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức còn học sinh (HS) là người tự khám phá tìm ra tri thức mới. Để làm được điều này tất yếu đòi hỏi phải có sự đổi mới trong phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục sao cho người học chiếm lĩnh tri thức trong thời gian ngắn nhất, bằng con đường nhanh nhất và ứng dụng rộng rãi nhất có thể. Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ rõ “Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh - sinh viên, đề cao năng lục tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân ”. Muốn vậy, người giáo viên không chỉ phải nắm vững tri thức mà còn phải biết vạch ra con đường lĩnh hội tốt nhất cho học sinh. Trên tinh thần ấy, rõ ràng Đảng ta đã coi tự học (TH), tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí cực kì quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào tạo của đất nước. Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực TH là cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập. TH giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời. Định hướng này đã được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), điều 28.2: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh”. Trong các phương pháp học tập thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí TH thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Ngày nay, người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động. Hiện nay, đa số HS phổ thông đã có ý thức tự học. Tuy nhiên, hình thức và phương pháp chưa phong phú, chưa hiệu quả. Thực tế cho thấy, KN tự học của HS phổ thông hiện nay còn rất hạn chế. Nhiều HS khi đọc xong một đoạn trong SGK nhưng không thể tự tóm tắt được nội dung chính, đặc biệt là không thể rút ra phương pháp chung để thực hiện một loại hoạt động nào đó. Đặt vấn đề tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau các bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV. Tự học là một hình thức học. Hình thức tự học có hướng dẫn là hướng dẫn để HS tự học. Trong tự 1
  5. 5. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị và phần phụ lục, phần chính của đề tài gồm: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng tự học sinh học 11 THPT. Chương 2: Biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học Tuần hoàn máu Sinh học 11. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 3
  6. - Giai đoạn 1- tự nghiên cứu (1): Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (mới đối với người học) và tạo ra sản phảm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân. - Giai đoạn 2 - tự thể hiện (2): Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và GV, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. - Giai đoạn 3- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh (3): Người học tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và GV, sau khi GV kết luận, người học tự kiểm tra, đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức). Lịch sử nghiên cứu về tự học gắn liền với việc nghiên cứu người học là trung tâm của quá trình giáo dục, cho đến ngày nay vấn đề tự học vẫn được tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa đặc tính của người tự học. 1.1.2. Kỹ năng và kỹ năng tự học 1.1.2.1. Kỹ năng Theo từ điển tiếng Việt: KN là một tài năng gì đó đặc biệt, là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. 1.1.2.2. Kỹ năng tự học Kỹ năng tự học là khả năng người học tự xử lí các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình học tập bằng cách vận dụng một cách tích cực, tự lực, chủ động những tri thức có sẵn tác động vào đối tượng học để đạt được mục tiêu học tập. Kỹ năng tự học bao gồm các nhóm KN. - Nhóm KN định hướng: KN xác định vấn đề, KN lập kế hoach, v.v - Nhóm KN thực hiện kế hoạch: KN xác đinh nguồn tài liệu, KN đọc tài liệu, KN thực hành, v.v - Nhóm KN kiểm tra đánh giá hoạt động TH của bản thân. Các nhóm KN trên có thể được cụ thể hóa thành hệ thống các kỹ năng sau: - Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học - Kỹ năng lựa chọn hình thức và tài liệu tự học - Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin - Kỹ năng phổ biến, vận dụng tri thức vào thực tiễn - Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá 5