Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng thực hiện phép tính cho học sinh yếu kém

doc 11 trang Sơn Thuận 07/02/2025 640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng thực hiện phép tính cho học sinh yếu kém", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_thuc_hien_phep_tinh_cho_ho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng thực hiện phép tính cho học sinh yếu kém

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI HẬU TRƯỜNG THCS BÁO CÁO SÁNG KIẾN RÈN KỸ NĂNG THỰC HIỆN PHÉP TÍNH CHO HỌC SINH YẾU KÉM Họ và tên: Nơi thường trú: Thị trấn Cồn – Hải Hậu – Nam Định. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Trung học cơ sở Điện thoại:
  2. RÈN KỸ NĂNG THỰC HIỆN PHÉP TÍNH CHO HỌC SINH YẾU KÉM I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến. Ngay từ bậc tiểu học các em học sinh đã được làm quen với dạng bài tập tính toán liên quan đến số tự nhiên nhưng chỉ ở dạng đơn giản. Lên cấp II, các em lại gặp lại dạng toán này ở dạng nâng cao không chỉ ở tập hợp số tự nhiên mà còn mở rộng ra tập số nguyên, số hữu tỉ (ở lớp 7) hoặc số thực (ở lớp 9). Đối với học sinh yếu kém khi làm dạng bài tập phối hợp nhiều phép tính các em đã tỏ ra lúng túng, không biết cách thực hiện như thế nào dẫn đến còn sai sót rất nhiều. Qua thời gian thực tiễn công tác tại trường THCS Hải Chính, tôi nhận thấy trình độ học tập cũng như nhận thức của các em học sinh thấp hơn nhiều so với học sinh ở các trường lân cận. Đa số học sinh ở đây là con em nông dân, làm muối, điều kiện kinh tế còn khó khăn. Hầu hết các em sau giờ tan trường là phải về phụ giúp bố mẹ làm công việc gia đình. Một bộ phận bố mẹ đi làm kinh tế ở xa, không có nhiều thời gian quan tâm tới đời sống và học tập của con em mình. Các em khi học ở Tiểu học lên THCS còn nhiều bỡ ngỡ, chưa thích nghi kịp với phương pháp học của cấp THCS, thường nắm bắt kiến thức theo thói quen cũ, chưa biết cách tự học, tự chuẩn bị và làm bài trước khi tới lớp, còn lười học, học vẹt hoặc học một cách chống đối nên các em thường tiếp thu bài một cách thụ động, tiếp thu chậm dẫn đến tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao, sợ học môn Toán. Chính vì lẽ đó, qua thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn nêu ra sáng kiến: “Rèn kỹ năng thực hiện phép tính cho học sinh yếu kém.”. II. Mô tả giải pháp. 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Trong những năm học vừa qua, khi giảng dạy các dạng bài tập thực hiện phép tính tại trường THCS Hải Chính - qua khảo sát và kiểm tra thì tôi nhận thấy đa số các đối tượng học sinh khá, giỏi của nhà trường đều thực hiện rất tốt dạng bài này, tuy nhiên một bộ phận học sinh có học lực yếu kém thì lại loay hoay và gặp rất nhiều khó khăn với dạng bài trên dù các em đã được học chương trình cơ bản ở bậc tiểu học. Để tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề nan giải này, qua nghiên cứu, tìm hiểu, trao đổi cùng đồng nghiệp và qua các kênh thông tin tôi đã phát hiện ra học sinh yếu kém về toán là những học sinh đa số còn lười học, học một cách thụ động hoặc chống đối. Một số khác do điều kiện kinh tế gia đình còn gặp rất nhiều khó khăn nên các bậc phụ huynh chưa quan tâm đúng mức và buông lỏng việc học tập của các em dẫn đến các em bị hổng kiến thức, từ đó lười và sợ học bộ môn này.
  3. thêm nhiều bài tập dạng tương tự cho các em về nhà làm để các em được rèn thêm kỹ năng làm từng dạng bài đó. + Tôi cũng thường chọn bài tập củng cố kiến thức để học sinh sử dụng kiến thức đã biết phân tích đề bài, vận dụng vào làm bài tập để giúp các em khắc sâu kiến thức cơ bản. + Đối với những học sinh chưa nắm được phương pháp học tập, tôi luôn cùng các tổ trưởng, nhóm trưởng trao đổi biện pháp khắc phục và thường xuyên kiểm tra việc nắm kiến thức cũ để lấp các chỗ hổng cho các em, từ đó mới rèn kỹ năng tính toán cho nhóm học sinh này. Thông qua việc làm trên, tôi đã xây dựng cho các em sự đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm, đồng thời tôi đã tổng hợp lại kết quả học tập của các em theo từng ngày, từng tuần để các em thấy được sự tiến bộ rõ rệt của bản thân, giúp cho các em yếu kém thêm tự tin, phấn khởi từ đó thêm động lực để phấn đấu vươn lên trong học tập. Học sinh biết sử dụng thành thạo các thuật ngữ các ký hiệu một cách chính xác. Thông qua bài giảng giúp các em nhận biết về khái niệm, tính chất, quy tắc đã được học vào việc giải các bài tập. Giáo viên phải thường xuyên cho học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức ở bài trước, để vận dụng làm bài tập trong các giờ luyện tập, ôn tập trong các giờ phụ đạo học sinh yếu kém. Cụ thể : Khi dạy bài: Thứ tự thực hiện phép tính. Để làm tốt dạng bài tập này ngoài việc phải thuộc bảng cửu chương thì các em còn phải nắm được các kiến thức, kỹ năng có liên quan đến thứ tự thực hiện phép tính. Nhưng đối với đối tượng học sinh yếu kém các em chỉ nhớ được một phần nhỏ trong cách tính, một số học sinh thực hiện dãy tính từ trái sang phải mà không nhớ điều kiện là dãy tính đó chỉ có phép nhân, chia (hoặc chỉ có phép cộng, trừ). Ví dụ 1 : 16 - 6 + 4 + 24 : 2 . 3 Học sinh thực hiện như sau : = 10 + 4 + 24 : 2 . 3 = 14 + 24 : 2 . 3 = 38 : 2 . 3 = 19 . 3 = 57 Đối với đối tượng học sinh yếu kém , trước hết giáo viên phải chia nhỏ bài toán trên thành hai bài toán nhỏ: a, 16 – 6 + 4 và b , 24 : 2 . 3 Giáo viên gợi mở cho các em các bước làm: + Trước hết hãy nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính. + Dãy tính trên có những phép tính gì ? + Theo quy tắc ta làm phép tính nào trước?
  4. Ví dụ 2: 100: 2 . 52 – (35 – 8) = 100: 2 .52 – 27 = 100: 2.25 = 100 : 50 = 2 Yêu cầu các em về nhà làm lại nhiều lần từ đó các em biết cách vận dụng làm với những bài tương tự, đồng thời giáo viên sẽ giao thêm nhiều bài tập đơn giản, những bài tương tự để các em tự làm. Qua đó các em được làm đi làm lại nhiều lần sẽ giúp các em khắc sâu được kiến thức và rèn thêm kỹ năng làm bài cho các em. Khi học sinh đã nắm được kiến thức và kỹ năng làm bài thì việc tiếp thu bài mới sẽ không mấy khó khăn đối với việc thực hiện phép tính với số nguyên và phân số ở những chương tiếp theo. Bài tập 1: Tính (Đối với số nguyên ) a) (-24 ) + 5 . (-2) GV ? Thực hiện phép tính nào trước ? HS : Làm phép nhân (-24 ) + 5 . (-2) = (-24 ) + (- 10 ) GV ? Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu. HS : Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và thực hiện. (-24 ) + 5 . (-2) = (-24 ) + (- 10 ) = - (24 + 10 ) = - 34 b) 50: 52 – 35 + (– 8) GV ? Nêu thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc. HS : thực hiện phép tính trong ngoặc tròn, sau đó đến thực hiện phép tính trong ngoặc vuông, tiếp theo là thực hiện phép tính trong ngoặc nhọn, cuối cùng là thực hiện phép tính ngoài ngoặc. GV ? Hãy thực hiện phép tính trong ngoặc vuông HS : 50: 52 – 35 + (– 8) = 50: 52 –27 GV ? Tiếp theo ta làm như thế nào. HS : = 50: 52 –27 = 50 : 25 = 2 Khi đã có một cái nền vững chắc các em sẽ vận dụng một cách dễ dàng. Bài tập 2 : Tính (Đối với phân số)
  5. = 7 : 5 15 2 = 7 . 2 15 5 = 14 75 Sau mỗi dạng bài tập giáo viên sẽ yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm và các kiến thức có liên quan đến dạng bài đó. Như vậy trong các buổi luyện tập, ôn tập, phụ đạo học sinh đã nắm được những kiến thức tiền đề của bài mới. Đảm bảo trình độ xuất phát cho tiết học chính khoá giúp các em tiếp thu bài một cách chủ động và hứng thú hơn, có động lực trong học tập và tự tin phát biểu xây dựng bài sôi nổi hơn. Hiệu quả giờ học được nâng lên rõ rệt. Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng quá trình thực hiện nêu trên đối với học sinh yếu kém của lớp 6B ở trường THCS Hải Chính đã đạt được kết quả đáng lưu tâm. Đầu năm tôi nhận lớp với số học sinh yếu kém chiếm tỉ lệ cao 12/35 = 34,3 % , có một số em không có kỹ năng tính toán, làm bài không theo quy tắc nên cứ thấy thuận lợi là thực hiện. Nhưng với cách làm này, năm học vừa qua tỉ lệ học sinh yếu kém đã giảm hẳn so với đầu năm học, chỉ còn 5/35 = 14,3 %. Các em đã tự tin hơn, hứng thú và yêu thích môn toán hơn, không thấy sợ như trước đây nữa. Học sinh xóa bỏ được các mặc cảm, bớt rụt rè, học tích cực hơn. Tiết học trở lên sinh động và vui vẻ hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đúc kết lại trong quá trình giảng dạy. Trong nội dung chuyên đề trên chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để phần trình bày của tôi thêm hoàn thiện và có thể ứng dụng đưa vào thực tế để nâng cao chất lượng cho các đối tượng học sinh yếu kém, còn tiếp thu chậm. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại. 1. Hiệu quả kinh tế: Đặc điểm công việc giảng dạy của người giáo viên là sản phẩm làm ra không phải là sản phẩm vật chất cụ thể, không nhìn thấy ngay được mà là kết quả học tập