Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2

doc 25 trang sangkien 27/08/2022 13621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_giai_toan_co_loi_van_cho_h.doc
  • docDON YEU CAU TRANG.doc
  • docTOM TAT NOI DUNG SANG KIEN TRANG.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2

  1. MỤC LỤC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 2 1.1. Lý do chọn đề tài: lý luận, thực tiễn Trang 2 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu Trang 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Trang 3 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Trang 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu. Trang 3 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu(bắt đầu và kết Trang 3 thúc). 2. NỘI DUNG Trang 4 2.1.Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn Trang 4 đề nghiên cứu 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Trang 4 2.3 Mô tả, phân tích các giải pháp (hoặc các biện pháp, các cách ứng dụng, cách làm mới) mà tác giả đã thực hiện, đã Trang 5 sử dụng nhằm làm cho công việc có hiệu quả cao hơn. 2.3.1 Thuyết minh tính mới: Trang 5 2.3.2 Biện pháp thực hiện. Trang 6 2.4. Kết quả thực hiện: Thể hiện bằng tổng hợp kết quả, Trang 19 số liệu minh họa, đối chiếu, so sánh. 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trang 21 3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến Trang 21 (nội dung, ý nghĩa, hiệu quả) 3.2. Các đề xuất khuyến nghị Trang 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 23 Trang 1
  2. Tên đề tài: RÈN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2 1.Đặt vấn đề: 1.1. Lý do chọn đề tài: lý luận, thực tiễn: Môn Toán là một trong những môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục tiểu học. Môn học góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Với đặc trưng của môn học, môn toán chuẩn bị cho học sinh những tri thức, kĩ năng toán học cơ bản cho việc học tập hoặc bước vào cuộc sống lao động. Đây cũng là môn học giúp học sinh rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề; đồng thời rèn luyện trí thông minh sáng tạo và các đức tính quý báu như: cần cù, nhẫn nại, tự lực, ý chí vượt khó, thích chính xác Trong chương trình Tiểu học, môn toán chiếm thời lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, môn toán không được phân chia thành các phân môn chuyên biệt mà là sự kết hợp của 5 tuyến kiến thức được sắp xếp xen kẽ nhau (số học, hình học, đại lượng, thống kê mô tả và giải toán) . Trong đó, giải toán có lời văn là một trong những mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Đây là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học. Khi giải toán có lời văn các em sẽ vận dụng các kiến thức đã học để giải các loại toán về số học, yếu tố đại số, yếu tố hình học và đo đại lượng. Ngược lại, thông qua học giải toán, học sinh được củng cố khắc sâu các kiến thức về số học, về đại lượng, đo đại lượng, về hình học Mặt khác, dạy học giải toán toán còn giúp rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tính toán với các phép tính về số học, quan trọng hơn cả là giúp học sinh hình thành phương pháp giải toán, rèn luyện khả năng diễn đạt khi giải toán. Vì vậy, khả năng giải toán sẽ phản ánh lại năng lực vận dụng kiến thức toán học của học sinh. Giải toán có lời văn là học cách giải quyết vấn đề của môn toán. Đồng thời, giải toán có lời văn còn là cầu nối giữa toán học và các môn học khác, giữa toán học và thực tế cuộc sống. Trong khi đó, giải toán có lời văn là dạng toán khó đối với học sinh, các em thường Trang 2
  3. gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài toán, xác định yêu cầu của bài toán. Vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phù hợp với nội dung dạy học mới đồng thời có thể khắc phục dần những hạn chế của học sinh. Đây chính là những điều chúng tôi băn khoăn, trăn trở và đi đến quyết định nghiên cứu về Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học cho học sinh lớp 2 . Đề tài này không phải là vấn đề mới. Nó đã xuất hiện trong một số đề tài nghiên cứu của đồng nghiệp nhưng nội dung bàn về phương pháp dạy cho học sinh không nhiều và không cụ thể. Vì lẽ đó, tôi hi vọng đề tài đưa ra được những biện pháp hữu hiệu nhất để vận dụng nhằm mang lại kết quả cao cho chất lượng dạy học môn toán cho nhiều học sinh. 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu Ý nghĩa của đề tài này là đưa ra được các cách tóm tắt đề toán, phương pháp giải bài toán có lời văn ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng. Có định hướng giải phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Nghiên cứu về kỹ năng giải toán có lời văn. 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm - Năm học 2017 – 2018 đối tượng khảo sát, thực nghiệm là học sinh trường Tiểu học số 2 Hoài Tân đặc biệt học sinh lớp 2B. - Năm học 2018 – 2019 đối tượng khảo sát, thực nghiệm là học sinh trường Tiểu học số 2 Hoài Tân đặc biệt học sinh lớp 2B. - Năm học 2019 – 2020 đối tượng khảo sát, thực nghiệm là học sinh trường Tiểu học số 2 Hoài Tân đặc biệt học sinh lớp 2B. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp quan sát nhận xét. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá, nhận xét. - Phương pháp trò chuyện. - Tuyên dương, khen thưởng. - Điều tra, tổng hợp. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu(bắt đầu và kết thúc). Phạm vi nghiên cứu là giải các bài toán có lời văn ở lớp 2. Trang 3
  4. Năm học 2017 – 2018 Xây dựng và thử nghiệm học sinh lớp 2 trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. Năm học 2018 – 2019 Áp dụng giải pháp cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. Năm học 2019 – 2020 Áp dụng giải pháp cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học số số 2 Hoài Tân. Viết và hoàn thành đề tài tháng 2/2019. 2. NỘI DUNG 2.1.Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu Học sinh tiểu học được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên tục đến lớp 5. Dạng toán có lời văn được xem như chiếc cầu nối kiến thức toán học trong nhà trường và ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế, đời sống xã hội. Giúp các em hiểu được bài toán và biết cách tóm tắt đúng các bài toán là một việc quan trọng, là chỗ dựa cho học sinh tìm ra trình tự giải và phép tính tương ứng của bài giải. Qua tóm tắt, giải bài toán có lời văn giúp học sinh rèn tư duy lô-gic óc suy luận, khả năng phân tích, tổng hợp và khả năng trình bày khoa học . 2.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu a. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương. - Có sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong nhà trường và sự hợp tác của hội cha mẹ học sinh. -Giáo viên thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn, chuyên đề và nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học theo chương trình, giảng dạy phù hợp đối tượng học sinh, - Giáo viên được phép chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và có sự theo dõi kiểm tra chỉ đạo thường xuyên của tổ khối chuyên môn, lãnh đạo trường. - Tài liệu tham khảo khá phong phú. b. Khó khăn: -Trình độ dân trí ở địa phương còn thấp, điều kiện kinh tế gia đình học sinh còn khó khăn. Nhiều gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em. Trang 4
  5. -Học sinh thường nhút nhát, thiếu tự tin, khả năng tiếp thu chậm. -Dạng toán có lời văn là một dạng khó, nhiều em còn ngại làm, lười suy nghĩ nên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu, viết sơ sài. Cách dùng từ đặt lời giải chưa đúng, thực hiện phép tính chưa chính xác, bài giải chưa có sự sáng tạo. Đây là những vấn đề nan giải đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp thích hợp để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Toán. Khảo sát đầu năm về môn Toán, hầu hết học sinh chưa đạt điểm cao, đặc biệt là phần giải toán có lời văn. Cụ thể: Năm học TSHS Điểm9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điếm 3-4 Điểm 2-1 2017-2018 28 10 7 7 3 1 2018-2019 35 12 8 5 5 5 2019- 2020 35 15 10 3 6 1 Với những thực trạng trên, để xây dựng nề nếp cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, tính dứt khoát, quan tâm đồng đều đến tất cả học sinh mình phụ trách. 2.3 Mô tả, phân tích các giải pháp (hoặc các biện pháp, các cách ứng dụng, cách làm mới) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có hiệu quả cao hơn. 2.3.1Thuyết minh tính mới: - Về phía học sinh: Các em đọc, hiểu chậm nên tiếp thu kiến thức mới cũng chậm. Cộng với khả năng ghi nhớ hạn chế dẫn đến việc vận dụng kiến thức của các em gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là khả năng đọc hiểu bài toán của các em chưa tốt nên nhiều học sinh không biết tóm tắt, không biết phân tích đề, không biết yêu cầu của đề là gì và xác định chưa đúng dạng toán. Một số học sinh thiếu tự tin khi giải toán, có em làm được phép tính nhưng chưa hiểu được cách ghi lời giải, ghi đơn vị Mặt khác, học sinh thường nhút nhát, khả năng tiếp thu chậm nên cũng gây nhiều khó khăn cho giáo viên khi áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các đối tượng học sinh. Trang 5
  6. - Về phía phụ huynh: Phần lớn các gia đình các em còn nghèo, họ chưa thể đầu tư cho việc học hành của con em một cách tốt nhất. Ngoài ra, thời gian của các bậc phụ huynh đi làm nhiều hơn ở nhà nên việc phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục các em cũng rất khó khăn. - Về phía giáo viên: Một số giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, lúng túng trong vận dụng các phương pháp dạy học. Còn chủ quan trong việc nắm bắt nội dung chương trình và các mạch kiến thức của môn toán, không để ý đến mối liên quan giữa các bài trong môn học. Chưa quan tâm đúng mức đến mạch kiến thức giải toán có lời văn. Trong dạy học còn quá chú ý đến hình thức và thời gian tiết dạy, chưa chú ý đến khả năng tiếp thu của từng đối tượng học sinh, hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa lôgic, chưa phù hợp đối tượng học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, chưa kiên trì trong hướng dẫn, giảng giải. 2.3.2 Biện pháp thực hiện. a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Đề tài chúng tôi đưa ra không ngoài mục tiêu là giúp người giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của việc hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán, tìm cách giải các bài toán có lời văn và cần phải đạt được các tri thức, kĩ năng sau : - Học sinh nhận biết “cái đã cho”, “cái phải tìm” trong mỗi bài toán, mối quan hệ giữa các đại lượng có trong mỗi bài toán, biết lập luận để đưa ra cách tóm tắt dễ hiểu nhất - Học sinh giải được các bài toán hợp với một số quan hệ thường gặp giữa các đại lượng thông dụng. - Học sinh biết trình bày bài giải đúng quy định theo yêu cầu bài toán. Cách trình bài giải của học sinh. Trang 6