Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3

doc 16 trang sangkien 05/09/2022 9422
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_dung_chinh_ta_cho_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3

  1. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Đảng ta đã nhận định “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hòa. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, thể chất, tình cảm và các kĩ năng cơ bản. Giáo dục tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích trong giai đoạn mới. Ở tiểu học, Chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng nghe và viết chính tả cho học sinh, kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh. Nó giúp mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới, phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh trong đó có năng lực chữ viết. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, hình thành năng lực và thói quen viết đúng, nhanh và đẹp. Qua phân môn này còn giúp các em có một số phẩm chất như: Tính kỉ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt. Muốn viết đúng được câu văn, đoạn văn thì trước hết học sinh cần viết đúng đơn vị từ. Việc hướng dẫn cho các em nắm vững các quy tắc chính tả sẽ hình thành kĩ năng viết đúng đơn vị từ cho học sinh. Khi các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác và trên cơ sở đó các em rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả. Trong suy nghĩ và giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, người xưa thường nói: “Nét chữ nết người - Văn hay chữ tốt”. Quả thật khi viết chữ không tốt thì văn không thể hay được. Do vậy, việc nghiên cứu phương pháp để dạy tốt phân môn Chính tả là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường tiểu học. Chính tả được hiểu là hệ thống quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác Chính tả là những chuẩn mực của một ngôn ngữ được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là làm phương tiện cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, đảm bảo cho người viết và người đọc thống nhất những điều đã viết. Môn học này còn giúp cho học sinh hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt theo hướng “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”. Trong đó nhà trường là môi trường quan trọng đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện chuẩn hóa ngôn ngữ và chữ viết, rèn cho học sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài: - Nắm bắt lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh, nguyên nhân của các lỗi đó để tìm ra biện pháp khắc phục. - Vận dụng các nguyên tắc chính tả và luật chính tả, hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh. - Soạn giáo án theo hướng đổi mới phương pháp và nội dung bài dạy cho sát thực và phù hợp với việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3. - 1 -
  2. 3. Đối tượng nghiên cứu: Tôi chọn học sinh lớp 3/A trường Tiểu học Long Phú là lớp tôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy năm học 2014-2015 để thực hiện đề tài này. 4. Phạm vi nghiên cứu: Nhiệm vụ của người giáo viên ngoài việc nâng cao chất lượng giảng dạy còn phải quan tâm đến chữ viết và cách trình bày vở của học sinh. Chữ viết có đẹp, trình bày vở có thẩm mĩ thì mới hấp dẫn được người đọc. Chữ viết có đúng thì người đọc mới dễ dàng hiểu rõ nội dung của bài viết mà mình muốn diễn đạt. Do đó phạm vi đề tài này bản thân thực hiện dựa trên thực tế khi giảng dạy lớp 3 của trường Tiểu học Long Thuận. Với đề tài này, tôi xin được trình bày cách “Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3” nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu: + Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Nghiên cứu tài liệu và các văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan đến đề tài. + Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trò chuyện. - Phương pháp thu thập thông tin. Nếu việc tìm hiểu nguyên nhân về các lỗi chính tả thường mắc phải của học sinh được chú trọng thì việc vận dụng các nguyên tắc, biện pháp, phương pháp dạy học về phân môn Chính tả sẽ thuận lợi và giúp cho học sinh khắc phục được các lỗi chính tả, giúp giáo viên đạt kết quả cao trong việc nâng chất lượng giảng dạy. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Chính tả là một trong những phân môn của Tiếng Việt ở tiểu học. Phân môn này dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng viết và hoạt động giao tiếp. Chữ viết là kí hiệu bằng hình ảnh thị giác ghi lại tiếng nói. Chính tả thực hiện những quy ước của xã hội, đề phòng, ngăn ngừa sự vận dụng tùy tiện, vi phạm các quy ước. Môn này còn cung cấp cho học sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, làm cho học sinh nắm vững các quy tắc, hình thành kĩ năng viết thông thạo Tiếng Việt. Đây là một phân môn cần thiết thể hiện nét chữ nết người. Môn học này còn rèn luyện cách phát âm đúng, củng cố nghĩa từ, góp phần phát triển một số thao tác tư duy cho học sinh. Bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính xác, tính thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm Với mong muốn hạn chế đến mức tối đa việc học sinh viết sai chính tả và học tốt các môn học khác ở lớp, bản thân tôi cố gắng sử dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức để giảng dạy nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt chuẩn mực theo hướng “giữ gìn sự trong sáng - 2 -
  3. của Tiếng Việt”. Trong đó, nhà trường là môi trường quan trọng đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện chuẩn hóa ngôn ngữ và chữ viết. Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh là một công việc mang tính lâu dài và liên tục, rèn cho các em ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Việc học sinh luyện kĩ năng viết đúng chính tả không chỉ để học tốt môn Chính tả mà còn dùng nó để phục vụ cho các môn học khác. Dạy Chính tả là rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết thành thạo chữ Tiếng Việt theo các chuẩn chính tả và làm bài tập. Qua đó rèn các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống. 2. Thực trạng: a/ Thuận lợi, khó khăn: - Được sự chỉ đạo và quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy. Bên cạnh đó còn có sự trợ giúp của tổ chuyên môn cùng đồng nghiệp luôn trao đổi, rút kinh nghiệm trong các tiết dự giờ, thao giảng nhằm tìm ra những biện pháp hay để cùng nhau học hỏi. - Chương trình phân môn Chính tả Sách giáo khoa Tiếng việt 3 có nội dung phong phú, hấp dẫn; mỗi bài văn, đoạn văn, bài thơ viết chính tả đều có tính giáo dục cao. - Về phía học sinh, đa số các em chăm ngoan, có ý thức, tự tin trong học tập và đã biết viết chính tả từ năm học lớp 1 và lớp 2. - Trong giảng dạy, giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, có sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy, bài soạn phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp, luôn cố gắng tìm tòi nghiên cứu biện pháp tốt để giúp học sinh viết đúng chính tả. - Tuy nhiên còn một vài học sinh đọc chậm và viết chậm. - Qua các tiết giảng dạy và dự giờ phân môn Chính tả ở trường thì hầu hết các tiết dạy Chính tả được giáo viên đầu tư nhiều nhưng chủ yếu dựa vào Sách giáo khoa và Sách giáo viên là chính. Bên cạnh đó còn một số học sinh chưa nắm vững các quy tắc, mẹo luật chính tả để áp dụng vào bài viết hoặc bài tập. - Thời gian rèn phát âm đúng và chuẩn của giáo viên cho học sinh chưa nhiều. - Bên cạnh đó, còn tồn tại một thực trạng phổ biến hiện nay là: Hầu hết giáo viên và học sinh chỉ phát âm đúng trong giờ Tập đọc và Chính tả còn các môn học khác và khi trao đổi hoặc trò chuyện cùng nhau thì phát âm theo kiểu bình thường của người địa phương cho nên việc phát âm không đúng chuẩn cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc viết chính tả của học sinh. b/ Thành công, hạn chế: - Ta biết rằng trong quá trình dạy học, học sinh là nhân tố quan trọng nhất. Chính vì vậy sự tiến bộ và kết quả học tập tốt của người học chính là mục đích cuối cùng của người dạy. Trên thực tế đa số học sinh trong lớp đã biết đọc trôi chảy, to rõ, nắm được các quy tắc, mẹo luật chính tả để áp dụng vào bài viết cũng như bài tập từ năm lớp 1 và lớp 2. Trình bày vở sạch, đẹp. - 3 -
  4. - Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như còn một vài học sinh đọc chậm, dẫn đến viết chậm, viết sai các tiếng có vần khó, viết dối, chưa nắm vững các mẹo luật chính tả, chưa nắm được nghĩa của từ - Vì đây là một trường ở vùng sâu của huyện nên đa số cha mẹ học sinh lo mưu sinh bằng nghề nông và công nhân nên chưa quan tâm nhiều đến việc học của các em. c/ Mặt mạnh, mặt yếu: - Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên trong giảng dạy, thường xuyên tổ chức các buổi thao giảng, dự giờ cho giáo viên tham dự để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. - Cung cấp tương đối đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học. - Giáo viên soạn bài đầy đủ theo tinh thần đổi mới, luôn đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu bài kĩ trước khi đến lớp và sử dụng đồ dùng trong giảng dạy. - Việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm giúp các em phát triển tư duy, tính tích cực, sáng tạo trong học tập. Đa số học sinh có ý thức, tự tin trong học tập, luôn chuẩn bị chu đáo cho bài mới, tích cực trong học tập. Cơ bản các em nắm được quy tắc, các mẹo luật chính tả nên đã vận dụng tốt vào các bài viết chính tả cũng như các bài tập. Các em biết cách viết và trình bày vở Chính tả đúng, đẹp. - Bên cạnh đó, vẫn còn một số em chưa ý thức được tầm quan trọng của môn Chính tả nên các em chưa có sự chuẩn bị và phương pháp học tốt, có em tư duy còn hạn chế, chưa nắm bắt được nội dung bài chính tả nên dẫn đến việc viết sai. d/ Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: - Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo phải nâng cao chất lượng dạy và học. - Học sinh được học 2 buổi/ ngày. - Phụ huynh học sinh mua sắm đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến trường học tập. - Phần đông học sinh chăm chỉ, luôn có ý thức trong học tập. - Đa số các em là con nhà nông, công nhân. Cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn. Bên cạnh còn một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của các em, chưa tạo điều kiện tốt cho con em mình học tập. - Đường sá ở nông thôn đi lại còn khó khăn, học sinh chủ yếu là sinh hoạt và học tập tại trường. - Học sinh chưa biết sắp xếp thời gian tự bồi dưỡng và học tập tại nhà. Do đó, việc học của các em còn hạn chế. e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề: - Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy. Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi dự giờ, thao hội giảng, học tập chuyên đề nhằm tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. - Giáo viên soạn bài đầy đủ theo tinh thần đổi mới, nghiên cứu bài kĩ trước khi đến lớp và sử dụng đồ dùng trong giảng dạy. - 4 -