Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học với dạng đề theo hướng mở THPT 12

doc 21 trang sangkien 26/08/2022 9820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học với dạng đề theo hướng mở THPT 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_kieu_bai_nghi_luan_van.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học với dạng đề theo hướng mở THPT 12

  1. Chương I. TỔNG QUAN 1. Cơ sở lí luận Theo nghị quyết TW 8 khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục đã khẳng định mục tiêu chiến lược là: “ Đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, xã hội và bản thân người học Phát triển giáo dục chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.” Vì thế mà quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh ở tất cả các môn trong đó có môn Ngữ văn. Ngữ văn là một bộ môn rất quan trọng nhằm giáo dục nhân cách, tư tưởng, đạo đức cho học sinh. "Văn học là một môn nghệ thuật ngôn từ". Mỗi tác phẩm văn học chân chính là kết quả của sự lao động sáng tạo của tác giả. Tất cả các yếu tố nghệ thuật đều nằm trong dụng ý của nhà thơ, nhà văn. Trong địa hạt của môn Văn, bài viết của các em là chỗ dựa chính yếu để đánh giá năng lực văn học trong nhà trường phổ thông. Việc tạo lập một văn bản từ học sinh vừa hay vừa đúng là kết quả cả một quá trình rèn rũa của giáo viên và học tập, rèn luyện của học sinh. Nghị luận văn học là bàn luận về một vấn đề, phương diện nào đó của tác phẩm truyện, nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hay một đoạn truyện, chi tiết truyện hoặc một vấn đề lí luận văn học cần xác định một lập trường, từ một góc độ nào đó để phân tích, lí giải, đánh giá, để bộc lộ chủ kiến của mình. Để làm tốt dạng đề này, đòi hỏi người viết phải nắm vững kiến thức về tác phẩm, yêu cầu của đề bài, cách trình bày quan điểm của bản thân. Và cách ra đề hợp lý cũng là cách để người học phát huy được năng lực của bản thân.
  2. Đề văn theo hướng mở là đề không giới hạn trong lối mòn tư duy và một khuôn mẫu chung về hình thức nhưng vẫn gợi mở giúp học sinh về cách viết. Đề văn mở giảm thiểu tối đa tính hạn định và tạo khả năng cho học sinh lựa chọn và giải quyết vấn đề. Đề mở yêu cầu học sinh sáng tạo, linh hoạt, suy nghĩ độc lập, khó có thể lệ thuộc vào tài liệu tham khảo. Đề mở không chỉ phát huy được khả năng tư duy sáng tạo cho chọc sinh mà còn có thể phân loại được học sinh. Cho nên rèn luyện học sinh THPT làm văn nghị luận văn học ra đề theo hướng mở là yêu cầu rất cần thiết. Vì thế, sáng kiến: “Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học với dạng đề theo hướng mở- THPT 12” ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu trên. 2. Phương pháp tiếp cận - Phương pháp thu thập tài liệu - Phương pháp điều tra quan sát - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp so sánh, đối chiếu 3. Mục tiêu đạt được Học sinh xác định và làm tốt đề văn mở, trong kiểu bài nghị luận văn học lớp 12 – THPT; đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia.
  3. Chương II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Vấn đề của sáng kiến Môn Ngữ văn là môn học có tính nghệ thuật. Đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu là qua các bài viêt. Để khơi gợi cảm hứng cho các em học sinh qua các bài viết là điểu rất quan trọng và ra đề như thế nào cũng là một yêu cầu quan trọng. Mà ra đề theo hướng mở là đáp ứng được các yêu cầu cần có. Qua thực tế giảng dạy khối 12 về bộ môn Ngữ văn và trao đổi chuyên môn, dự giờ trong tổ về việc ra đề, xây dựng đáp án và làm bài văn của học sinh, tôi nhận thấy các giáo viên đều có ý thức tiếp cận những vấn đề mới về chủ trương, đổi mới phương pháp dạy và học; giảng dạy, kiểm tra và đánh giá theo hướng phát huy năng lực của học sinh; học sinh cũng hứng thú với cách dạy và học mới. So với cách ra đề văn trước đây vừa cứng nhắc, vừa gò bó đơn điệu, công thức; đáp án còn chung chung, mang tính công vụ hình thức, đầu tư chưa cao nên không khơi gợi hứng thú và đánh giá được năng lực của học sinh. Chính vì thế mà việc cho điểm còn rộng,còn dễ dãi, điểm trung bình chiếm trên 90%, điểm khá - giỏi ít và điểm yếu kém lại càng hạn chế hơn. Vì thế chưa đánh giá chính xác phân loại được học sinh. Bài viết của học sinh thường rơi vào tình trạng khô khan, viết các ý chung chung, diễn đạt rời rạc, lủng củng, lộn xộn. Người chấm thường gặp các bài na ná như nhau, nhàm chán thiếu sáng tạo. Những học sinh khá ít được chú ý nhất là những em có năng khiếu và có tìm tòi, sáng tạo trong bài viết của mình.
  4. Mặt khác, kiến thức của một bộ phận học sinh còn nghèo nàn nên trình bày cách hiểu sáo mòn công thức thậm chí là sai lệch một cách tai hại. Số học sinh này kỹ năng diễn đạt yếu nên bài văn hệ thống lộn xộn, bố cục không rõ ràng. Giáo viên còn lúng túng trong việc ra đề vì thiếu một “cơ chế mở” trong khi yêu cầu của ngành học và người học ngày càng cao và yêu cầu đổi mới. Hơn nữa, với cách ra đề như cũ, mức độ tự giác trong học tập và nắm vững kiến thức, kỹ năng làm bài của học sinh cũng không cao. Điều đó cũng giải thích vì sao mà học sinh nhiều em không thích học môn văn học. Vì thế ra đề, xây dựng đáp án, viết văn theo hướng mở là cần thiết và cấp bách. Rèn luyện học sinh những kỹ năng để làm văn theo hướng mở cũng trở nên cấp bách để tránh tình trạng lạc đề, xa đề, nâng cao chất lượng bài làm của học sinh qua các kỳ thi nhất là trong kỳ thi THPT quốc gia. Cho nên sáng kiến: “Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học với dạng đề theo hướng mở- THPT 12” ra đời nhằm đạt hiệu quả trên. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến 2.1 Giáo viên ra đề theo hướng mở Đề mở là xu hướng ra đề phổ biến hiện nay trong các kì thi nhất là thi THPT quốc gia. Trong quá trình học tập, rèn luyện, đánh giá môn học Ngữ văn trong nhà trường thì Làm văn chính là hình thức để học sinh luyện tâp viết các văn bản theo chương trình đã định sẵn. Để tăng hiệu quả làm văn cho các em thì ra đề văn cho các em luyện tập rất quan trọng. Bởi đề văn có tác dụng định hướng tư tưởng, tư duy, quy định phạm vi vấn đề, tri thức, giới hạn tư liệu, thao tác lập luận và cũng có tác dụng gây hứng thú cho học sinh. Đề văn hay là đề văn gây hứng thú cho học sinh, còn đề văn khô khan, cứng nhắc có thể gây ức chế hứng thú cho người làm văn. Còn đề mở là loại đề có khả năng tạo không gian thoáng cho học sinh suy nghĩ.
  5. Đề văn theo hướng mở thường xuất phát từ một vấn đề hoặc một tác phẩm văn học để gợi mở cho học sinh một vấn đề nào đó về cuộc sống cũng như văn chương. Các em dùng kiến thức của mình để luận giải đã thực sự mở ra một không gian rộng lớn cho những suy nghĩ, tưởng tượng, sáng tạo, kích thích khả năng tư duy, năng lực cảm nhận và hứng thú của các em. Căn cứ vào từng lọai đề, có ba dạng cơ bản sau * Đề văn định hướng về nội dung mà rộng mở về cách làm bài như - Cảm nhận của em về âm thanh tiếng sáo trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. - Cảm nhận mới mẻ về Đất Nước trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. - Cảm nhận về tình người trong “Vợ Nhặt” của Kim Lân * Đề văn mới lạ, hấp dẫn ngay từ lúc tiếp cận vấn đề - Chất thơ trong truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài - Chất trữ tình trong “Việt Bắc” của Tố Hữu - Tính dân tộc trong “Việt Bắc” của Tố Hữu * Đề văn chứa thông tin và mời gọi sự đối thoại - Ý nghĩa nhan đề “ Vợ nhặt” và chi tiết cuối truyện. - Ý nghĩa câu đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” trong bài “Đàn ghi ta của Lorca” - Ý nghĩa cuộc đối thoại giữa hồn và xác trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”của Lưu Quang Vũ. - Ý nghĩa nhan đề thuốc và chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du.
  6. Một số đề kiểm tra Ngữ văn theo hướng mở, phát huy tính sáng tạo của học sinh: 1. Cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước qua một số tác phẩm thơ văn Cách mạng 1945- 1975 đã học trong chương trình Ngữ văn 12 ? 2. Truyền thống gia đình, quê hương được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi ? 3. Vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng ? 4. “Sóng” của Xuân Quỳnh - “ Đó là một cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viến thành tình yêu muôn thủa ( GS. Trần Đăng Xuyền” ) ? 5. Ý nghĩa của cuộc đối thoại giữa hồn và xác trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ? 6. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh đôi bàn tay rực lửa của Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành 7. Từ khát vọng sống vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ “Vội vàng” em có suy nghĩ gì về lối sống của bản thân ? 8. Chứng kiến cuộc sống của bé Phác trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu, anh/chị có suy nghĩ gì ? 9. Những nhân vật trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân gợi cho anh/chị những cảm nhận gì về con người Việt Nam ? 10. Nhân vật Mị trong suy nghĩ của em ?
  7. 11. Qua quá tình đi câu cá của ông lão Xan-ti-a-gô trong tiểu thuyết “ Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê, em có suy nghĩ gì về thành công và thất bại trong cuộc đời ? Như vậy, cách ra đề mở khác hẳn với cách ra đề truyền thống. Trong đề truyền thống, mỗi đề đều xác định rõ đối tượng và mệnh lệnh yêu cầu học sinh thực hiện trong bài làm văn như “phân tích nhân vật Chiến và Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”. Hay “chứng minh “Sóng” là bài thơ tình đặc sắc của Xuân Quỳnh”. Còn đề văn theo hướng mở cũng có tính hạn định nhưng độ hạn định được giảm thiểu tạo khả năng cho học sinh lựa chọn, phát huy được năng lực của bản thân. Trong đề mở không chỉ rõ thao tác cụ thể là phân tích, giải thích hay chứng minh, bình luận; không chỉ rõ là nhân vật hay tác phẩm; không yêu cầu rõ ràng về nội dung nào cụ thể mà đòi hỏi người viết phải tinh ý để xác định trọng tâm kiến thức, thao tác lập luận, phạm vi dẫn chứng Trong đề mở, có thể yêu cầu người viết bày tỏ quan điểm kết hợp cả kiến thức tác phẩm với vốn sống thực tế . Ví dụ như: - Từ câu nói của Hồn Trương Ba “Tôi không muốn sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về bi kịch mà Trương Ba gặp phải. Từ đó, em hiểu thế nào là hạnh phúc. - Qua quá trình đi câu cá của ông lão Xan-ti-a-gô trong tiểu thuyết “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê, em có suy nghĩ gì về thành công và thất bại trong cuộc đời ?” Như vậy, đề bài đòi hỏi người viết phải làm rõ được nội dung kiến thức về bi kịch Trương Ba trong cảnh sống nhờ xác anh hàng thịt; quá trình đi câu và bản lĩnh thép