Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2

doc 50 trang sangkien 01/09/2022 14341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_2.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2

  1. UBND HUYỆN BÌNH GIANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 N¨m häc : 2014 - 2015 2
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy phân môn tập đọc trong trường Tiểu học 3. Đồng tác giả: Họ và tên Ngày tháng Trình độ Chức vụ, đơn vị Điện thoại năm sinh chuyên công tác môn Vũ Thị Nhu 2 / 9 / 1967 Cao đẳng Giáo viên 016757 00316 Tiểu học trường Tiểu học Tân Hồng Vũ Thị Hoàn 22//03 1978 Đại học Giáo viên 01688170347 Tiểu học trường Tiểu học Tân Hồng 13 / 07/ 1965 Cao đẳng Giáo viên : 0982085552 NguyÔn ThÞ Xu©n Tiểu học trường Tiểu học Tân Hồng 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Tân Hồng – Bình Giang – Hải Dương. Địa chỉ: Tân Hồng – Bình Giang – Hải Dương. Số điện thoại: 03203778067 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên: Tâm huyết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Nghiên cứu áp dụng từ tháng 8 năm 2013, thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2014. 3
  3. TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Vũ Thị Nhu Vũ Thị Hoàn Nguyễn Thị Xuân 4
  4. PHẦN 2 Tãm t¾t s¸ng kiÕn 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: Sáng kiến rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 là một kinh nghiệm hay.Việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 được tiến hành trong suốt quá trình dạy phân môn tập đọc và rải rác ở một số phần trong những môn học khác.Do nhận thức lệch lạc và chưa đúng của học sinh và một số phụ huynh. Họ cho rằng chỉ cần chú trọng môn Toán và các môn học khác dẫn đến lơ là học phân môn này.Chính vì vậy có nhiều học sinh đọc yếu.Thực tế cho thấy học sinh đọc tốt, đọc đúng sẽ nhanh hiểu nội dung bài và nội dung văn bản, sẽ giúp học sinh không những học tốt phân môn này mà còn học tốt các môn học khác nữa.Năm học 2014-2015này, chóng t«i là một giáo viên chủ nhiệm lớp 2. Đầu năm học chúng tôi thấy lớp mình có nhiều em đọc yếu, đọc chậm, đọc ngọng, thậm chí đọc còn phải đánh vần.Nắm được tình hình như vậy. Chúng tôi rất trăn trở và đã bắt tay vào nghiên cứu để ra biện pháp “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2” nhằm nâng cao chất lượng đọc của học sinh lớp mình. Đến nay chất lượng đọc của các em đã nâng lên một cách rõ rệt.Nhiều em đọc nhanh hơn và không còn ngọng nữa, đặc biệt không còn em nào đọc phải đánh vần và có một số em bước đầu đã biết đọc diễn cảm. 5
  5. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến - Điều kiện: Giáo viên: Tâm huyết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu thực hiện từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015 - Đối tượng áp dụng sáng kiến: Tất cả giáo viên chủ nhiệm khối 2. 3. Nội dung sáng kiến Sáng kiến đưa ra được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đọc. Phân tích thực trạng vấn đề và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng rèn đọc. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Đây là nội dung được nhiều giáo viên đề cập, nghiên cứu.Việc nghiên cứu được tiến hành và trải nghiệm trong thời gian dài. Những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình dạy tập đọc và qua thực tế giảng dạy đã được chúng tôi ghi chép cẩn thận từ đó so sánh đối chiếu kết quả ở từng thời điểm trong năm học và đúc rút kinh nghiệm và đã đưa ra được các giải pháp hữu hiệu, bổ ích trong việc rèn đọc góp phần nâng cao chất lượng dạy tập đọc trong trường tiểu học. 4. Khẳng định giá trị kết quả của sáng kiến: Sau khi nghiên cứu và thực hiện sáng kiến chúng tôi thấy chất lượng dạy tập đọc đực nâng cao từ đó chất lượng giáo dục cũng từng bước được nâng lên rõ rệt. Điều đó chứng minh rằng sáng kiến này có giá trị và có tính khả thi cao. 5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng, mở rộng sáng kiến: - Đề nghị nhà trường tổ chức chuyên đề dạy phân môn tập đọc. -Thường xuyên tổ chức thi đọc giữa các trường trong những ngày lễ lớn để phát hiện những nhân tài. 6
  6. PHẦN 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1, Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề rất cần thiết trong quá trình giảng dạy hiện nay. Đòi hỏi người giáo viên cần có sự đầu tư rất lớn để tìm ra phương pháp dạy thích hợp. Tuy nhiên, đó không là một vấn đề đơn giản mà mỗi chúng ta cần phải góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong giảng dạy. Từ đó rút ra những kinh nghiệm của bản thân trong thực tế giảng dạy, để có biện pháp dạy – học tốt hơn nhất là phần luyện đọc ở phân môn tập đọc lớp 2. Chính vì vậy,chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu , nghiên cứu để tìm ra những biện pháp dạy luyện đọc cho học sinh ở lớp 2 trong phân môn tập đọc. 2. Cơ sở lý luận Phân môn Tập đọc có vị trí rất quan trọng trong chương trình học Tiểu học nói chung. Tập đọc là bài học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh công cụ (năng lực đọc, nghe, nói, viết) từ đó mở rộng cánh cửa cho học sinh nắm lấy kho tàng tri thức của loài người. Quá trình dạy học gồm 2 mặt có quan hệ mật thiết với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức. Người học sinh là đối tượng (khách thể) của hoạt động dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức. Hoạt động học tập của học sinh chỉ có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến hành các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của mình mà không ai có thể làm thay được. Dạy học là con đường thuận lợi nhất, giúp học sinh trong khoảng thời gian ngắn nhất, có thể nắm được một khối lượng kiến thức cần thiết. Nó được tiến hành một cách có tổ chức có kế hoạch. Giúp học sinh phát triển một cách có hệ thống, năng 7
  7. lực hoạt động trí tuệ và tư duy sáng tạo. Từ đó giúp học sinh có hành động đúng đắn trong học tập. 3, Thực trạng của vấn đề: 3,1. Học sinh: - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh Tiểu học còn nhỏ, sự tự giác trong học tập chưa cao, trình độ đọc còn yếu (chưa rành mạch, còn ấp úng, ngân nga, nhát gừng, chưa thật thông hiểu văn bản). Các em còn có thói quen đọc thiếu ý thức (đồng thanh nhiều, ít được nhắc nhở uốn nắn nên đọc ê a như "cầu kinh", liến thoắng, vội vã, hấp tấp). - Do ảnh hưởng cách phát âm của phương ngữ tại tỉnh nhà thường mắc lỗi như: + Phát âm không chuẩn xác một số phụ âm đầu: l/n; tr/ch; s/x + Đọc và dùng từ địa phương: chổi/ chủi; bảo/ bẩu; ổi/ ủi; đứt/ đất; sổi/ sủi; nổi/ nủi; nhiều/ nhều; cổng/ củng 3.2. Giáo viên: - Quá sa vào giảng văn, lúng túng trong xử lý phần tìm hiểu bài. Đây là điểm vướng mắc khá phổ biến mà nhiều giáo viên vẫn chưa tìm ra cách gỡ. Một số giáo viên lúc nào cũng thấy giảng chưa đủ học sinh hiểu, mà quên rằng học sinh Tiểu học "tiêu hoá" kiến thức ít hơn học sinh Trung học cơ sở. - Phần luyện đọc nhiều giáo viên cho là dễ, nhưng thực chất đây là phần khó nhất, phần trọng tâm của bài giảng. Ở khâu này, giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kỹ thuật nhưng lại không biết dạy như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chưa chú ý đến tốc độ đọc của các em theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với từng khối lớp. - Phần hạn chế thường gặp nhất là giáo viên phân bố thời gian chưa hợp lý. Có những phần dạy quá sâu hoặc dông dài, không cần thiết. Có phần lại hời hợt chưa đủ độ "cần" của bài giảng. Thường thấy nhất là hiện tượng học sinh không còn thời gian luyện đọc, dẫn đến hiệu quả giờ dạy đạt không cao. Không sửa được lỗi phát âm sai chủ yêú của học sinh. - Một hạn chế rất phổ biến ở giáo viên khi dạy Tập đọc là không phân biệt được sự khác nhau giữa tiết Tập đọc và tiết Tập đọc - học thuộc lòng. Nhiều giáo viên chỉ thấy sự khác nhau ở các lớp đầu cấp khi cho học sinh đọc đồng thanh ,mà quên rằng nhiệm vụ chủ yếu của tiết Tập đọc là luyện đọc cá nhân, còn nhiệm vụ của tiết Tập đọc- học thuộc lòng là vừa phải luyện đọc vừa kết hợp rèn trí nhớ. - Ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu cũng là lỗi thường gặp trong tiết Tập đọc. Trong giờ dạy, nhất là những giờ có người dự, nhiều giáo viên cố tình "bỏ quên" đối tượng này, coi như không có các em trong đội quân đi tìm tri thức ở lớp mình. Nguyên nhân là do các em đọc chậm, trả lời ngắc ngứ làm giảm tốc độ thi công của tiết dạy. Tuy vậy nhiều khi lỗi này do người dự "tập hư" cho người dạy. Dự một giờ thấy học sinh trả lời trôi chảy, bài giảng tiến hành thuận lợi, người dự thường khen là được. Ngược lại, trong tiết dạy giáo viên chú ý tập đọc, trả lời cho 8
  8. học sinh yếu, người dự thường phê "dạy buồn" - Mặc dù lựa chọn phương pháp phù hợp đối tượng là những nguyên tắc dạy học ai cũng biết. - Có một số giáo viên tuổi cao, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhưng do phương pháp dạy học truyền thống đã tiềm tàng, khả năng nắm bắt phương pháp mới còn hạn chế. Các bước lên lớp còn công thức, chưa linh hoạt, mềm dẻo. Vì vậy tiết Tập đọc còn buồn tẻ, đơn điệu. Các em nặng về học vẹt, năng về nội khoá, chưa coi trọng ngoại khoá, chưa khuyến khích các em đọc thêm sách báo ở nhà. Khâu thực hành còn yếu, nhất là khâu luyện đọc, đặc biệt là rèn đọc diễn cảm cho học sinh. Các em đọc còn gặp khó khăn khi tiếp xúc với những câu văn dài và đọc phân vai. 4, Các giải pháp thực hiện Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số định hướng đổi mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực học tập của học sinh trong giờ Tập đọc. Một việc làm quan trọng trong giờ dạy Tập đọc là xem lại "vị thế" của môn học, học sinh đóng vai trò chủ động, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn. Có như vậy mới bồi dưỡng ý thức chủ động vai trò chủ thể trong hoạt động cho các em. Vì vậy đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình dạy Tập đọc lớp 2 nói riêng hay các môn học khác nói chung là phương án cơ bản để nâng cao hiệu quả dạy học. 4.1: Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc qua việc đọc mẫu của giáo viên: - Việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi phải chuẩn mực, chính xác, có tác dụng làm cơ sở định hướng cho học sinh. Mặt khác không hạn chế việc đọc mẫu chỉ một hoặc hai lần. Trong quá trình giảng, có thể đọc diễn cảm lại một câu hay, một đoạn văn hay để diễn tả sắc thái tình cảm của nội dung thông tin. Khi luyện đọc cá nhân, giáo viên có thể cho học sinh dừng lại để đọc một đoạn văn tập diễn cảm cho học sinh. - Giáo viên đọc mẫu phải tốt, diễn cảm để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài Tập đọc. Trong quá trìnhđọc mẫu giáo viên biết sử dụng các thủ pháp ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, dùng ngữ điệu, nhấn giọng, hạ giọng, lên giọng để làm nổi bật ý nghĩa và tình cmả của tác giả đã gửi gắm vào bài đọc đó. Từ đó giúp học sinh thấy sôi nổi, hào hứng tham gia vào việc tìm hiểu, khám phá bài Tập đọc hơn và học sinh có ý thức đọc diễn cảm tốt hơn. 4.2: Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc qua việc đọc thầm của học sinh. - Đây là việc làm quan trọng để hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo đọc thầm và nó luôn theo ta trong suốt cuộc đời. Đọc thầm giúp các em chuẩn bị tốt cho khâu đọc thành tiếng, tìm hiểu bài và nằm bắt nội dung bài học tốt hơn. Vì vậy, chúng ta không nên bỏ qua bước này. - Đối với học sinh lớp 2, đọc thầm khó hơn đọc thành tiếng do các em chưa có sức tập chung cao để theo dõi bài đọc. Thường các em dễ bị sót dòng, bỏ dòng. - Để hướng dẫn học sinh đọc thầm đạt kết quả, khi dạy tôi yêu cầu học sinh tập chung vào bài, đọc thầm kết hợp với việc tham gia đặt câu hỏi nhận biết nhiệm vụ học tập hoặc kiểm tra đọc thầm bằng cách hỏi học sinh đã đọc đến đâu 9