Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 2

doc 4 trang sangkien 05/09/2022 8380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh_lop_2.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 2

  1. A. đặt vấn đề I. Lời mở đầu Một trong những mục tiêu của môn Tiếng Việt Tiểu học hiện nay nhất là Tiếng Việt Tiểu học bắt đầu từ năm 2001. đặc biệt trú trọng nhiệm vụ hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, Nghe, Nói) Bám chắc mục tiêu trên, năm 2004 - 2005 các trường đã rất chú trọng đến việc hình thành phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt để các em không chỉ nắm chắc tri thức tiếng Việt mà còn biết sử dụng thành thạo, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng không chỉ môn Tiếng Việt mà còn các môn khác. Song so với kỹ năng nghe và đọc, kỹ năng nói và viết nhất là kỹ năng viết cho học sinh tiểu học hiện nay còn nhiều điều cần phải quan tâm, nếu không nói quan tâm lo lắng, đặc biệt là chữ viết của học sinh lớp 2 tôi chủ nhiệm. Vì vậy cũng là một nền móng cho việc học tập của các em. Bên cạnh đó việc rèn luyện chữ viết không chỉ giúp các em học tốt các môn học mà góp phần bồi dưỡng cho học sinh nhiều đức tính quý báu như : Tính cẩn thận, kiên trì, chính xác, óc thẩm mỹ, tính kỹ thuật. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy, cô, bạn đọc bài vở của mình. 1) Thực trạng vấn đề. Lâu nay nhiều thế hệ thầy giáo, cô giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung và phương pháp dạy tập viết. Tuy vậy học sinh vẫn viết sai, viết xấu và chậm. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên, hướng khắc phục như thế nào? Là điều giáo viên đứng lớp như chúng tôi quan tâm lo lắng. Do đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu sâu về “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 2”. 2) Kết quả thực trạng: - Tìm hiểu về nội dung và phương pháp dạy học phân môn tập viết ở lớp 2. - Tìm hiểu và thực trạng chữ viết của học sinh tiểu học nói chung và chữ viết của học sinh lớp 2 nói riêng. -1-
  2. - Đề xuất một số ý kiến góp phần khắc phục khó khăn sai lầm của giáo viên và học sinh để góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trong phân môn tập viết cho học sinh lớp 2. 3) Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu nội dung phương pháp dạy học tập viết lớp 2 theo chương trình tiểu học. - Điều tra thực trạng việc dạy học phân môn tập viết trường tiểu học Thọ Tiến nói chung, lớp 2 nói riêng. - Phân tích đánh giá làm rõ một số khó khăn tồn tại trong việc dạy học tập viết ở lớp 2. - Đưa ra mẫu kế hoạch bài dạy và phương pháp lên lớp trong phân môn tập viết ở lớp 2. II. nội dung 1) Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Vở tập viết ở lớp 2 chuyên đề giáo dục tiểu học. Dạy tập viết ở trường tiểu học. - Phương pháp điều tra thực trạng, điều tra thực trạng qua thực tế học sinh viết tại lớp học, giáo viên kiểm tra chấm, chữa bài cho học sinh. Nhận xét và nêu kết quả. III. Điều tra thực trạng: 1) Khảo sát: Ngay từ đầu năm học sau khi nhận lớp tôi đã từng bước tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh, nắm bắt được tình hình của lớp để có kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện chữ viết cho học sinh cho phù hợp với lớp học. - Trong thời gian theo dõi điều tra khoảng 4 tuần từ tôi nhận thấy: - Cách viết, cách trình bày còn tuỳ tiện. - Tốc độ viết còn chậm. - Khảo sát cuối tháng cho thấy. Chữ xếp loại A: 5 em/28 đạt = 17,8% Chữ xếp loại B: 13 em/28 đạt = 46,4% -2-
  3. 2) Đánh giá thực trạng: - Qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy: Về khách quan bàn ghế, bảng chưa chuẩn với học sinh lớp học. - Sách vở đồ dùng còn hạn chế. - Chủ quan: Học sinh chưa có ý thức rèn luyện chữ viết còn tuỳ tiện ham chơi. Các bậc phụ huynh chưa thấy hết được vị trí, tầm quan trọng và sự tác động qua lại của các môn học khác. - Trong giờ tập viết của học sinh chỉ nhìn chữ để viết cho xong bài viết của mình, các em chưa nắm chắc được quy trình viết, từ đó dẫn đến các em viết chưa đúng và viết xấu. - Từ thực tế trên tôi đã cố gắng tìm tòi và lập kế hoạch dạy học hướng dẫn các em có hứng thú trong học tập để các em ngày càng viết đúng, nhanh, đẹp. IV. giải pháp thực hiện: 1) Lập kế hoạch: - Giáo viên chọn và phân loại đối tượng học sinh để bồi dưỡng: + Viết xấu do không nắm quy trình viết. + Viết sai, xấu chậm không nắm được chữ ghi âm. + Viết sai, xấu do đồ dùng không đảm bảo. * Đối với học sinh lớp 2: - Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bài vở viết của học sinh, giúp học sinh nắm được hiểu biết vì đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các nét chữ và giữa các chữ cái. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như : Tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở. 2) Biện pháp thực hiện: - Muốn học sinh viết đúng đẹp trước hết giao viên phải luyện chữ, để mỗi bài chữ của giáo viên trên bảng lớp đều là chữ mẫu trực quan. - Trong các giờ tập viết giáo viên phải vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức để trành nhàm chán và ngại viết cho các em. - Hàng tuần thi vở sạch chữ đẹp ở các tổ và hàng tháng là cả lớp để các em thi đua nhau. -3-
  4. - Đối với những em chưa đọc thông thì ngoài việc dạy viết phải giúp các em đọc được chữ ghi tiếng, các em không quên mặt chữ để khắc sâu cho các em. - Những em đồ dùng chưa đảm bảo giáo viên phải trao đổi với phụ huynh tìm cách khắc phục kịp thời. V. Kết quả đạt được: 1) Kết quả: Do có sự theo dõi uốn nắn kịp thời cho nên kết quả đạt được rất khả quan, các em đã đọc thông, viết thạo, tốc độ viết nhanh, các em đã viết được băn bản 5, 6 câu. Biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp, theo đánh giá khả sá cuối năm học của ban thanh tra nhà trường lớp tôi đã đạt được: - Chữ loại A: 20/28 = 71,4% - Chữ loại B: 8/29 = 28,6% 2) Kiến nghị - đề xuất: - Để luôn giữ được phong trào rèn luyện chữ giữ vở nhất là với học sinh lớp hai tôi có 1 số đề nghị sau: + Nhà trường cần có sự tu sửa bàn ghế, bảng đúng quy định. + Cần có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để phối hợp giúp đỡ con em mình cho thống nhất. + Phụ huynh cần mua đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh. + Nhà trường phải thường xuyên tổ chức cho giáo viên rèn chữ viết đúng, đẹp, gương mẫu trước học sinh, dạy tốt phân môn tập viết. Chăm sóc việc rèn chữ viết cho học sinh. Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình dạy học phân môn tập viết. Chắc chắn còn nhiều hạn chế khiếm khuyết rất mong được sự thông cảm góp ý của ban chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện. Thọ tiến, ngày 10 tháng 4 năm 2006 Người viết Nguyễn thị hạnh -4-