Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý chuyên môn trong trường Tiểu học

doc 20 trang sangkien 9740
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý chuyên môn trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_chuyen_mon_trong_truong_tieu_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý chuyên môn trong trường Tiểu học

  1. SKKN : Đinh Thị Huệ - Trường tiểu học Lê Thanh A – Mỹ Đức – Hà Nội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Đề TàI SáNG KIếN KINH NGHIệM i - sƠ YếU Lý LịCH - Họ và tên : Đinh Thị Huệ - Ngày, tháng, năm sinh : 04. 07. 1969 - Năm vào ngành : 25 . 11 . 1989 - Chức vụ và đơn vị công tác : Chi uỷ viên + Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Thanh A - Mỹ Đức - Hà Nội - Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm - Hệ đào tạo : Từ Xa - Trình độ chính trị : Trung cấp LLCT - Bộ môn giảng dạy : Tiểu học - Khen thưởng ( ghi hình thức cao nhất ): Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 1
  2. SKKN : Đinh Thị Huệ - Trường tiểu học Lê Thanh A – Mỹ Đức – Hà Nội II – nội dung của đề tài ❖ tên đề tài : “ Quản lý chuyên môn trong trường tiểu học ”. ❖ Lý do chọn đề tài : * Vị trí của bậc tiểu học trong Hệ thống giáo dục Quốc dân: - Bậc học phổ thông trong hệ thống giáo dục Quốc dân là nền tảng cho việc đưa con người bước vào thế giới tri thức, đặc biệt là Bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, là một bậc học nền tảng trong hệ thống Giáo dục Quốc dân . - Trong công tác quản lý Trường tiểu học việc quản lý các hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động của nhà trường đáp ứng được mục tiêu nhiệm vụ năm học, mục tiêu do ngành đề ra là vô cùng quan trọng và gặp không ít những khó khăn. Đặc biệt việc quản lý các hoạt động chuyên môn, đây là công việc Quyết định đến sự thành bại của công tác thực hiện nhiệm vụ năm học, quyết định đến chất lượng Giáo dục của nhà trường. - Mặt khác việc quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường tiểu học nó Quyết định đến mọi hoạt động của nhà trường. Tất cả các hoạt động của nhà trường đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp và phục vụ cho công tác chuyên môn. Chính từ tầm quan trọng này mà tôi chọn đề tà“ Quản lý công tác chuyên môn trong nhà trường tiểu học”. * Nội dung quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường Tiểu học. - Trọng tâm của công tác quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường tiểu học là việc quản lý việc thực hiên chương trình các môn học, quản lý về việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của ngành về công tác chuyên môn, quản lý và chỉ đạo chuyên môn. 2
  3. SKKN : Đinh Thị Huệ - Trường tiểu học Lê Thanh A – Mỹ Đức – Hà Nội - Thực hiện chỉ đạo các tổ khối chuyên môn thực hiện chương trình một cách đồng bộ, thống nhất trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành, của nhà trường. Tổ chức các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện - Phối hợp tốt với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để cùng thúc đẩy các hoạt động chuyên môn nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm học. - Việc thực hiện công tác chuyên môn trong nhà trường tiểu học cần vận dụng linh hoạt các văn bản chỉ đạo của ngành vừa đảm bảo tính chính xác, nhưng cũng vừa đảm bảo phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, phù hợp với từng vùng miền, từng giai đoạn phát triển của đất nước, của địa phương. ❖ phạm vi và thời gian thực hiện đề tài : - Phạm vi nghiên cứu : Thực hiện ở Trường Tiểu học Lê Thanh A Mỹ Đức – Hà Nội - Thời gian nghiên cứu : Năm học 2009 - 2010 III – quá trình thực hiện đề tài : Khảo sát thực tế : ❖ Mục tiêu của đề tài : Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài. 1- Mục tiêu quản lý chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. - Thông qua công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn nhằm thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ năm học và tạo chuyển biến về công tác chất lượng trong việc dạy và 3
  4. SKKN : Đinh Thị Huệ - Trường tiểu học Lê Thanh A – Mỹ Đức – Hà Nội học của giáo viên cũng như học sinh trong nhà trường. - Giúp nhà quản lý nắm được chất lượng cũng như hiệu quả của nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. - Quản lý về các hoạt động chuyên môn, xây dựng các chương trình thực hiện. Quản lý về việc thực hiện chương trình sách giáo khoa, chương trình học theo quy định của Bộ Giáo dục. - Quản lý chỉ đạo việc thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. - Thông qua việc xây dựng chương trình kiểm tra đánh giá, khảo sát chất lượng để nắm được những lỗ hổng về chuyên môn của giáo viên để có biện pháp bồi dưỡng giáo viên. - Nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của ngành về công tác chuyên môn để chỉ đạo áp dụng có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình giáo dục của địa phương, đảm bảo có chất lượng. 2- Nội dung quản lý: - Quản lý chỉ đạo theo các văn bản hướng dẫn của ngành về công tác chuyên môn - Quản lí việc thực hiện chương trình sách giáo khoa, chương trình học theo quy định của Bộ Giáo dục - Quản lí việc lên lớp của giáo viên, đánh giá giáo viên, học sinh theo Quyết định số 30 và Hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục. - Quản lý việc học tập của học sinh, việc thực hiện các quy định của người học trong điều lệ trường tiểu học. 4
  5. SKKN : Đinh Thị Huệ - Trường tiểu học Lê Thanh A – Mỹ Đức – Hà Nội .3- Điều tra thực trạngtrước khi thực hiện: a. Thuận lợi: - Trường tiểu học Lê Thanh A – Mỹ Đức – Hà Nội là một trong những trường có truyền thống lâu đời. - Từ khi thành lập đến nay nhà trường vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp, nhiều năm liền nhà trường được công nhận là trường tiến tiến. - Về đội ngũ giáo viên của trường trẻ, khoẻ nhiệt tình trong công tác, 100% giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm trở lên. Nhiều đồng chí đã có nhiều năm gắn bó với trường về kinh nghiệm giảng dạy, về quan hệ với nhân dân trong vùng cũng có những thuận lợi nhất định. - Đội ngũ cán bộ giúp việc cho chuyên môn như các tổ trưởng, các đồng chí cốt cán trong trường nhiệt tình năng nổ trong mọi hoạt động. - Ngoài ra phải kể đến sự giúp đỡ của các ban ngành trong xã, của cấp uỷ chính quyền xã, và các ông, bà trong ban đại diện cha mẹ học sinh ở các lớp cũng như các đồng chí cán bộ chủ chốt trong các thôn đã giúp đỡ nhà trường trong việc huy động và duy trì số lượng học sinh. b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn: - Mặc dù đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ nhiệt tình trong công tác xong về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế. - Do đặc thù của khu vực, 100% số học sinh của trường là con em người dân nông thôn do vậy về nhận thức của các em cũng còn nhiều hạn chế. - Đường xá đi lại cũng có những khó khăn, thôn ở xa trung tâm, việc quản lý 5
  6. SKKN : Đinh Thị Huệ - Trường tiểu học Lê Thanh A – Mỹ Đức – Hà Nội chuyên môn cũng gặp nhiều khó khăn. - Trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng tới việc học tập của con em, nhiều gia đình không có thời gian để quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Cơ sở vật chất cũng còn nhiều thiếu thốn như phòng học, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập còn ít cũng phần nào ảnh hưởng tới việc quản lý chuyên môn. - Hầu hết giáo viên trong trường đã có gia đình riêng, con cái đã đến tuổi đi học, nên việc lo cho gia đình và con cái cũng phần nào ảnh hưởng đến công tác chuyên môn. c. Kết quả điều tra: - Tổng số cán bộ giáo viên trong trường: 38 đồng chí - Trong đó: + Nữ : 34 đồng chí + Giáo viên trực tiếp đứng lớp: 28 đồng chí Chia ra: +/ Trình độ đại học: 15 đồng chí +/ Cao đẳng: 16 đồng chí +/ Trung cấp: 7 đồng chí - Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp năm học 2008- 2009: +/ Cấp huyện: 3 đồng chí +/ Cấp trường: 16 đồng chí - Số giáo viên mới ra trường: 04 đồng chí - Số giáo viên còn non về chuyên môn : 06 đồng chí - Tổng số tổ chuyên môn trong nhà trường: 03 tổ 6
  7. SKKN : Đinh Thị Huệ - Trường tiểu học Lê Thanh A – Mỹ Đức – Hà Nội - Tổ trưởng: 03 đồng chí - Số tổ trưởng đã qua đào tạo công tác quản lí: 0 */ Về học sinh: - Tổng số học trong toàn trường: 490 em Trong đó nữ: 222 em - Số học sinh Khuyết tật: 02 em - Học sinh ở thôn xa: 166 em. Chương II: Một số biện pháp, kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường tiểu học và giải pháp để khắc phục một số lỗi phổ biến của giáo viên khi thực hiện công tác chuyên môn. 1. Một số biện pháp và kinh nghiệm về công tác quản lý chuyên môn trong trường tiểu học. Để quản lý tốt công tác chuyên môn trong nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng, thì nhà quản lý chuyên môn cần. a. Thực hiện tốt việc xây dựng các kế hoạch chỉ đạo: - Trong việc quản lý chuyên môn, việc thành công cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng kế hoạch của nhà quản lý, cần hoạch định rõ những việc cần làm trong năm. Từ đó có những định hướng cụ thể cho từng giai đoạn. - Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên môn của cả năm học cần được hoàn thiện ngay trong thời gian đầu năm học - Cơ sở của việc xây dựng kế hoạch cần thực hiện dựa trên các yêu cầu cụ thể sau: +/ Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ GD, Sở GD, Phòng giáo dục. 7
  8. SKKN : Đinh Thị Huệ - Trường tiểu học Lê Thanh A – Mỹ Đức – Hà Nội +/ Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. +/ Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường +/ Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của ngành về công tác chỉ đạo dạy và học. b. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch chỉ đạo về công tác chuyên môn: - Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng, việc thực hiện kế hoạch là khâu quan trọng dẫn đến các thành công trong công tác quản lý chuyên môn và thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra. Vì vậy khi xây dựng kế hoạch xong cần đưa ra bàn bạc và thảo luận, học tập trong tổ chuyên môn, Hội đồng trường. Đặc biệt cần triển khai cho các tổ để dựa trên kế hoạch của chuyên môn nhà trường và xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng tổ đảm bảo tính đồng bộ thống nhất. - Việc triển khai kế hoạch thực hiện chuyên môn trong nhà trường để cho mọi giáo viên đều có quyền tham gia góp ý, học tập, xây dựng xẽ mang lại hiệu quả cao trong khi thực hiện kế hoạch. - Sau mỗi tháng, mỗi giai đoạn thực hiện nhà quản lý cần phải tổng kết, đánh giá, nhìn lại việc thực hiện kế hoạch để có sự điều chỉnh bổ xung kịp thời, phù hợp với từng giai đoạn và từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân, cho giai đoạn tiếp theo. - Trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên môn, ngoài việc thực hiện theo kế hoạch thì nhà quản lý chuyên môn cũng cần vận dụng linh hoạt để sử lý các tình huống nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc. c. Quản lý và thực hiện theo các yêu cầu chỉ đạo về chuyên môn của nghành: - Trước tiên nhà quản lý chuyên môn cần nghiên cứu và nắm chắc các văn bản của Bộ Giáo dục, của Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục về các quy định về việc thực hiện chuyên môn như: Quy định về biên chế năm học, quy định về thời lượng, về nội dung kiến thức, phân phối chương trình cho từng môn học, quy định về đánh giá giáo viên, học sinh - Từ việc nắm chắc các quy định chỉ đạo của nghành về công tác chuyên môn thì 8