Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp Trò chơi học tập trong môn Khoa học Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp Trò chơi học tập trong môn Khoa học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_tro_choi_hoc_tap_trong_mon.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp Trò chơi học tập trong môn Khoa học Lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả phương pháp trò chơi học tập môn Khoa học lớp 5” TÀI LIỆU THAM KHẢO- PHỤ LỤC I. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - SGK – SGV Khoa học lớp 5 - Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5 - NXBGD 2007 - Sách BDTX chu kỳ III năm 2003 - 2007 - Thiết kế Bài giảng Khoa học lớp 5 – NXB Hà Nội 2006 II. PHỤ LỤC: A. Phần mở đầu: . . Trang 03 I. Lý do chọn đề tài : . Trang 03 II. Mục tiêu nghiên cứu: . . Trang 04 III. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trang 04 B. Phần nội dung: . . Trang 05 I. Cơ sở lý luận của đề tài: . . Trang 05 II. Thực trạng vấn đề: . Trang 06 III. Các biện pháp tiến hành: Trang 07 C. Phần kết luận: . Trang 16 I. Bài học kinh nghiệm: . . Trang 17 II. Kiến nghị - đề xuất: . Trang 18 Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ChÝ Thµnh Trêng TiÓu häc NguyÔn ThÞ Minh Khai 1
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả phương pháp trò chơi học tập môn Khoa học lớp 5” Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ChÝ Thµnh Trêng TiÓu häc NguyÔn ThÞ Minh Khai 2
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả phương pháp trò chơi học tập môn Khoa học lớp 5” A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Để thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ GD-ĐT đã đặt ra: Giáo dục cho HS Tiểu học là phải giáo dục toàn diện, không coi trọng môn chính, môn phụ. Bởi vậy cùng với các môn học khác, môn khoa học đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh. Để dạy tốt môn khoa học, người giáo viên cần biết phối kết hợp các phương pháp dạy học như: Phương pháp quan sát; phương pháp thí nghiệm; phương pháp nhóm; phương pháp trò chơi học tập Trong đó phương pháp Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế, qua đó các em dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học. “ Trò chơi học tập là một phương pháp dạy học giúp các em vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn Khi bị khép vào luật chơi, các em dần có trật tự, kỷ luật hơn ” Trò chơi học tập còn có một vai trò rất lớn trong mỗi tiết học vì: + Nó làm thay đổi không khí lớp học, tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái, thông cảm + Quá trình học tập còn trở thành 1 hình thức vui chơi hấp dẫn. + HS thấy nhanh nhẹn cởi mở hơn. + HS tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn. + HS được hệ thống và củng cố kiến thức. Nhưng một số ý kiến cho rằng, sử dụng phương pháp này sẽ gây ồn ào, mất trật tự ảnh hưởng đến hoạt động khác, lại có ý kiến cho rằng phương pháp này chỉ là hình thức và thay bằng hoạt động cá nhân, nếu có tổ chức cũng chỉ là gượng ép, miễn cưỡng. Mặt khác, một số giáo viên khi sử dụng Trò chơi học tập lại chưa biết lựa chọn nội dung bài dạy để vận dụng phương pháp trò chơi cho hợp lý, hoặc trò chơi đưa ra không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài học nên việc tổ chức Trò học tập chơi chưa đạt hiệu quả Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ChÝ Thµnh Trêng TiÓu häc NguyÔn ThÞ Minh Khai 3
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả phương pháp trò chơi học tập môn Khoa học lớp 5” Riêng tôi, tôi thấy phương pháp Trò chơi học tập có nhiều ưu điểm, không những giúp HS tự khám phá, hình thành, hệ thống kiến thức mà nó còn tạo cho các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ khi đến trường tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện ở học sinh Tiểu học. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy đa số HS rất muốn được tham gia Trò chơi học tập nhưng vẫn còn không ít học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động này. Mặt khác, trong môn khoa học lớp 5 có rất nhiều tiết học cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập để phát hiện kiến thức mới hoặc để củng cố kiến thức đã học. Với các lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của phương pháp Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Bản thân tôi nghiên cứu đề tài này để tìm ra những biện pháp tốt nhất những kinh nghiệm thiết thực để giúp học sinh biết cách áp dụng các phương pháp, hệ thống hóa kiến thức, hiểu khắc sâu, nhớ lâu tri thức, phát triển hoạt động trí tuệ sáng tạo của học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy- học Tìm hiểu và tổng kết được những khó khăn, thuận lợi của học sinh và giáo viên khi tham gia và tổ chức Trò chơi học tập. Tìm được một số biện pháp để giải quyết những khó khăn mà học sinh và giáo viên mắc phải khi tham gia Trò chơi học tập. Qua đó dần nâng cao hiệu quả của phương pháp Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5 III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, tôi thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề chung về môn khoa học lớp 5. - Nghiên cứu 1 số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn khoa học. - Nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi HS. Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ChÝ Thµnh Trêng TiÓu häc NguyÔn ThÞ Minh Khai 4
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả phương pháp trò chơi học tập môn Khoa học lớp 5” - Tìm hiểu thực tế học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Về sở thích tham gia trò chơi học tập, về sự tiếp nhận kiến thức khoa học Để phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại cần giải quyết. 2. Đối tượng nghiên cứu: Bản thân vận dụng vào thực tiễn đối tượng nghiên cứu là học sinh của mình đang giảng dạy khối lớp 5 - Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng trị. Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp trò chơi trong môn khoa học cho học sinh lớp 5. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp khảo sát thực tiển. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu tâm sinh lí lứa tuổi. - Đọc sách và tham khảo tài liệu. - Dạy thực nghiệm, đối chứng, kiểm tra kết quả. B: PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN. Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này. Bởi vậy Trò chơi học tập được đánh giá cao trong giảng dạy. Trò chơi học tập là gì? Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của HS. Phương pháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ChÝ Thµnh Trêng TiÓu häc NguyÔn ThÞ Minh Khai 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả phương pháp trò chơi học tập môn Khoa học lớp 5” duy, tưởng tượng của học sinh. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên hướng dẫn HS hoàn thành tốt phẩm chất của con người mới XHCN. Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp học tập có hiệu quả của học sinh. Thông qua trò chơi, HS được tập luyện, làm việc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần hợp tác. Đó là những việc làm thuộc phương pháp học tập mới mà trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh khai hình thành ở các lớp học, và đặc biệt là các em học sinh lớp 5. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Sau khi được phân công giảng dạy khối 5, môn Khoa học, tôi đã tiến hành điều tra cụ thể về tình hình học sinh, sự mong muốn và khả năng tham gia trò chơi học tập trong môn khoa học nói riêng và trong các môn học khác nói chung. Kết quả như sau: Đầu năm: - Tổng số HS: 92 em - Số học sinh muốn được tham gia, hiểu mục đích và thu được kết quả sau trò chơi học tập: 40% - Số học sinh muốn được tham gia, nhưng chỉ tham gia với mục đích vui chơi là chính mà chưa hiểu, chưa thu được kết quả sau trò chơi học tập : 30% - Số học sinh chưa muốn tham gia: 30% Sở dĩ các em chưa muốn tham gia hoặc tham gia mà chưa thu được kết quả là do một số nguyên nhân sau: 1. Các em chưa hiểu mục tiêu của trò chơi: chơi để làm gì? chơi nhằm mục đích gì? 2. Các em chưa hiểu rõ cách chơi, luật chơi, sự thi đua “thưởng-phạt” giữa các đội chơi. 3. Trò chơi giáo viên đưa ra chưa thú vị, chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn học sinh 4. Trò chơi quá khó, các các em không thể tham gia. 5. Giáo viên không chủ động về thời gian, về các tình huống xảy ra dẫn đến tình trạng trò chơi bỏ dở hoặc kết thúc trò chơi mà không thu hoạch được gì. Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ChÝ Thµnh Trêng TiÓu häc NguyÔn ThÞ Minh Khai 6
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả phương pháp trò chơi học tập môn Khoa học lớp 5” Để khắc phục những nguyên nhân trên tôi đã nghiên cứu và áp dụng các biện pháp để giải quyết như sau: III. NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH 1)Giáo viên cần lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp với nội dung trò chơi. Không phải tiết khoa học nào cũng cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập. Nếu như vậy thì giáo viên đã quá lạm dụng phương pháp này. Vì thế , với mỗi tiết dạy, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung từng phần, áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, HS tiếp thu bài tích cực, chủ động hơn. Tuỳ từng bài mà giáo viên sử dụng phương pháp Trò chơi học tập cho thích hợp. Khi đã lựa chọn được phương pháp dạy học cho mỗi hoạt động, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu để xây dựng hình thức tổ chức cho hoạt động đó. 2) Giúp học sinh xác định rõ mục đích của trò chơi. Trước khi tổ chức cho HS tham gia chơi, giáo viên cần giúp học sinh hiểu: Qua trò chơi, các em sẽ tìm được những kiến thức gì, cũng cố hay khắc sâu, hệ thống được những kiến thức gì? Phần lớn Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5 ở 2 dạng kiến thức: chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học. Cụ thể như sau: a) Trò chơi để hình thành kiến thức mới. Tiết - trang Tên trò chơi Mục đích trò chơi T1-trang4 Bé là con ai? Học sinh nhận ra, mỗi trẻ em đều có những đặc điểm giống bố, mẹ mình. T2,3-trang6 Ai nhanh, ai đúng? Học sinh biết phân biệt đặc điểm về mặt sinh học và xã hội của nam và nữ. T6-trang 14 Ai nhanh, ai đúng? Học sinh hiểu 1 số đặc điểm chung của trẻ ở từng giai đoạn từ 3 đến 10 tuổi. Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ChÝ Thµnh Trêng TiÓu häc NguyÔn ThÞ Minh Khai 7