Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành trong lập trình Pascal môn Tin học 8

doc 36 trang honganh1 15/05/2023 4940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành trong lập trình Pascal môn Tin học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_luyen_ky_nang_thuc_han.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành trong lập trình Pascal môn Tin học 8

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÝ SƠN TRƯỜNG THCS AN HẢI SÁNG KIẾN “PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH TRONG LẬP TRÌNH PASCAL MÔN TIN HỌC 8” Môn: Tin học Tên tác giả: Võ Thị Hoa GV môn: Tin học NĂM HỌC 2020 - 2021
  2. MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU: 1 2. NỘI DUNG: 3 2.1. Thời gian thực hiện: 3 2.2. Đánh giá thực trạng: 3 2.2.1. Kết quả đạt được: 4 2.2.1.1. Đối với giáo viên: 4 2.2.1.2. Đối với học sinh: 4 2.2.2. Những mặt còn hạn chế: 5 2.2.3. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế: 5 2.2.3.1. Nguyên nhân đạt được: 5 2.2.3.2. Nguyên nhân hạn chế: 6 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 7 3.1. Căn cứ thực hiện: 7 3.2. Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện: 8 3.2.1.Nội dung: 8 3.2.2. Phương pháp: 8 3.2.3. Giải pháp thực hiện: 8 3.2.3.1. Viết chương trình . 8 3.2.3.2. Kiểm thử chương trình: 23 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 29 4.1. Kết quả đạt được 29 4.2. Phạm vi áp dụng: 29 4.3. Hiệu quả của sáng kiến 30 4.4. Kiến nghị: 30
  3. 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU Sự phát triển của tin học trong xã hội hiện đại đã đem lại hiệu quả to lớn cho hầu hết các lĩnh vực, hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời sống của con người. Mục tiêu cơ bản của ngành Giáo dục và Đào tạo hiện nay là không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Để làm được điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực trong mọi lĩnh vực để hoàn thành tốt sứ mệnh của ngành đã đề ra. Việc giảng dạy Tin học trong nhà trường phổ thông nhiều năm nay đã xem môn Tin học là môn học không thể thiếu, bậc học Trung học cơ sở lại rất cần thiết đối với lứa tuổi phát triển về tư duy, về tâm sinh lý. Do đó, môn Tin học được triển khai thực hiện ở tất cả các khối 6, 7, 8, 9. Đặc trưng của môn Tin học lớp 8 là kiến thức về lập trình. Ngôn ngữ lập trình dường như rất xa lạ vì đây là kiến thức đầu tiên trong lập trình mà các em được học. Đây là môn học tương đối khá trừu tượng, khó hiểu, nếu không nói là khô khan đối với các em. Việc học tốt môn Tin học 8 lại càng khó khăn hơn đối với các em vì hầu hết kiến thức chủ yếu và trọng tâm của chương trình là lập trình trên môi trường ngôn ngữ Pascal, đòi hỏi học sinh phải chú ý tìm hiểu kỹ vấn đề, hiểu được cách giải bài toán, hiểu cách mô tả thuật toán để giải bài toán, cách viết chương trình, kiểm lỗi, sửa lỗi chương trình và chạy thử. Ngoài ra, lập trình Pascal còn khó đối với học sinh THCS ở chỗ: môi trường lập trình Pascal có giao diện và các từ khóa đều bằng tiếng Anh, các dòng thông báo hay trợ giúp cũng vậy. Một vấn đề nữa cũng là rào cản đối với việc tiếp cận với lập trình Pascal đó là đa số tư duy Toán của các em còn hạn chế, do đó kỹ năng phân tích, tổng hợp, xây dựng thuật toán cho mỗi bài toán hay vấn đề cần lập trình còn rất nhiều hạn chế. Các em còn thụ động trong việc tiếp cận bài toán, sắp xếp tư duy, xây dựng thuật giải.
  4. 2 Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS An Hải, bản thân tôi nhận thấy học sinh khối 8 là khối học rất sợ môn Tin học vì kiến thức lập trình khá mới mẻ và khó hiểu, quá xa lạ và khó khăn đối với các em là những người đang trực tiếp ứng dụng ngôn ngữ lập trình này. Trong quá trình học tập các em phải tập trung cao độ, tìm hiểu chặt chẽ vấn đề của từng bài toán, phải làm rất nhiều lần và thực hành rất nhiều tiết các em mới hiểu việc nhập và xuất dữ liệu, rất khó khăn để các em hình thành kỹ năng viết chương trình. Xuất phát từ thực trạng và qua thực tế giảng dạy môn Tin học, tôi thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng kỹ năng thực hành trong lập trình nhằm giúp các em lĩnh hội tốt kiến thức của môn học, qua đó tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 8. Điều đó đã thúc đẩy tôi trong quá trình giảng dạy phải nghiên cứu tìm tòi biện pháp, kinh nghiệm để giúp cho các em có sự đam mê học tập về lập trình. Sáng kiến “Phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành trong lập trình Pascal môn Tin học 8” là sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân trong thời gian giảng dạy môn Tin học nhằm tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho học sinh trong quá trình học tập, giúp học sinh tiến bộ đặc biệt là khi các em giải quyết các bài toán liên quan đến lập trình.
  5. 3 2 . NỘI DUNG 2.1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 đến năm 2021 2.2. Đánh giá thực trạng: Đối với bộ môn Tin học cấp THCS thì môn Tin học 8 là môn học sử dụng ngôn ngữ lập trình trên máy tính thuộc dạng mệnh lệnh, thích hợp cho kiểu lập trình có cấu trúc, được sử dụng các câu lệnh đòi hỏi người lập trình phải có tính tư duy, có khả năng phân tích, tổng hợp nên Tin học 8 là một trong những môn học được học sinh coi là môn học khó. Xuất phát từ tình hình thực tiễn của học sinh khi học môn Tin học 8, hầu như các em bị “choáng” vì bộ môn rất “mới”, và cách học cũng “mới”, học thuộc bài cũng không còn ổn nữa. Lúc này các em cần phải học cách tư duy logic, tìm thuật toán, và viết những dòng lệnh máy tính chính xác đến từng dấu chấm, dấu chấm phẩy; Do đó kết quả làm bài tập, kỹ năng đọc hiểu bài toán, mô tả bài toán và kỹ năng viết lập trình đối với các em học sinh khối lớp 8 là rất yếu, không đảm bảo yêu cầu nên cần thay đổi phương pháp thực hiện, cách tư duy khi giải quyết một bài toán lập trình. Qua khảo sát, theo dõi kết quả kiểm tra 1 tiết thực hành phần lập trình của 02 lớp 8 trong giữa học kì I năm học 2020 – 2021, kết quả thống kê như sau: Lớp Tổng Kết quả học tập môn Tin học 8 số Giỏi Khá Trung bình Yếu-kém Học Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ sinh lượng lệ(%) lượng lệ(%) lượng lệ(%) lượng lệ(%) 8C 38 5 13,2 9 23,7 19 50,0 5 13,2 8D 35 5 14,3 8 22,9 17 48,6 5 14,3 Bảng kết quả trên cho thấy năng lực, trình độ của học sinh giữa hai lớp 8C và 8D là tương đương nhau. Vì chưa hiểu rõ vấn đề, kỹ năng lập trình yếu, chưa thuộc các cú pháp câu lệnh, sai cấu trúc khá nhiều nên dẫn đến kết quả thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao.
  6. 4 Từ lý do trên, tôi chọn lớp 8D áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (lớp 8C không áp dụng sáng kiến) và tôi theo dõi quá trình học tập của hai lớp trên. Sáng kiến “Phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành trong lập trình Pascal môn Tin học 8” giúp học sinh hiểu rõ kiến thức về lập trình, rèn luyện kỹ năng lập trình để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. 2.2.1. Kết quả đạt được : 2.2.1.1. Đối với giáo viên - Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh hơn. - Nội dung câu hỏi đưa ra được chặt chẽ, lôgic, hệ thống bài tập thực hành, yêu cầu về các kĩ năng phù hợp, sát thực với từng đối tượng học sinh - Dự kiến được những khó khăn, những sai sót mà học sinh hay mắc phải trong quá trình làm bài tập thực hành từ đó có phương án giúp đỡ kịp thời. - Áp dụng một số dạng bài tập cơ bản và nâng cao dành cho học sinh yếu kém và học sinh khá giỏi để phát triển khả năng lập trình. - Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp một cách nhuần nhuyễn hơn. 2.2.1.2. Đối với học sinh - Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp ngôn ngữ. - Hình thành lối suy nghĩ lôgic, tư duy sáng tạo trong lập trình. - Nâng cao kết quả học tập đối với môn Tin học 8 và các môn học khác đặc biệt là Toán học. - Kỹ năng thực hành được phát huy và ngày một nâng cao hơn tạo tiền đề cho sự phát triển trong các năm học tiếp theo.
  7. 5 -Học sinh thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và rút ra được kinh nghiệm làm bài thực hành - Kiến thức được khắc sâu, bền vững dễ nhớ nhờ được trao đổi học hỏi giữa các thành viên trong nhóm. Hình thành và phát triển lòng say mê học tập, nghiên cứu về lập trình. - Khả năng viết chương trình trên máy tính bằng ngôn ngữ lập trình Pascal có sự tiến bộ rõ rệt 2.2.2. Những mặt còn hạn chế : Việc áp dụng sáng kiến đã đem lại cho học sinh sự tiến bộ rõ rệt, tuy vậy học sinh có học lực dưới trung bình vẫn còn do những hạn chế sau: - Một số học sinh rất lười trong học tập, ít học bài, ít chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Học sinh chưa xác định đúng động cơ học tập, còn coi nhẹ môn Tin học vì nghĩ đây là môn học tự chọn. - Một số em còn rụt rè, thụ động, sợ sai trong quá trình thực hành 2.2.3.Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế: 2.2.3.1 Nguyên nhân đạt được: - Được sự quan tâm, động viên, giúp đỡ tận tình của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp là động lực để bản thân phấn đấu thực hiện tốt mọi nhiệm vụ giáo dục. - Bản thân có nhiều năm được phân công trực tiếp giảng dạy chương trình môn Tin học 8 nên có kinh nghiệm, phương pháp giải thực hiện theo các bước của quá trình giải bài toán cụ thể nên giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu. - Giáo viên chú trọng luyện tập, nâng cao kỹ năng thực hành trong từng tiết dạy, giúp học sinh thoải mái, tự tin, hứng thú khi thực hành. - Số ít học sinh chủ động tìm tòi, nghiên cứu qua Internet, sách, báo và vận dụng kiến thức vào quá trình học tập.
  8. 6 2.2.3.2. Nguyên nhân hạn chế: - Chương trình môn Tin học 8 kiến thức mới, ngôn ngữ phức tạp, thuật toán trừu tượng học sinh khó tiếp thu. - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em nên đa số học sinh này thường rất lười trong học tập. - Đa số các em không có máy tính cá nhân ở nhà nên việc thực hiện thành thạo các thao tác trên máy tính bị hạn chế. - Một số em còn ham chơi, bị lôi cuốn bởi các trò chơi điện tử bên ngoài nên kết quả học tập sa sút.
  9. 7 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Căn cứ thực hiện : - Bộ GD&ĐT đã chỉ rõ: Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT; ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục. - Căn cứ Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS và Chuẩn Kiến thức, kĩ năng của môn học. Với mục đích “Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Do vậy giáo viên có nhiệm vụ tìm tòi, khám phá tri thức mới. Đồng thời tổ chức hoạt động hình thành các năng lực tự học, sáng tạo cho học sinh. - Thực hiện yêu cầu của Phòng Giáo dục – Đào Tạo Lý Sơn về việc giáo viên chủ động xây dựng chương trình, dựa trên cơ sở của chương trình khung, giáo viên cần chủ động và phát huy năng lực giảng dạy để đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học. - Dựa trên thực tế giảng dạy học sinh tại trường THCS An Hải, trên cơ sở tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình soạn giảng và những thắc mắc, những lỗi thường gặp khi học sinh viết chương trình. - Thực hiện chỉ đạo của nhà trường hiện đang phấn đấu các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc hướng dẫn học sinh biết cách lập trình để tham gia các kỳ thi Tin học trẻ cấp tỉnh.