Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn học sinh học yếu môn Toán Lớp 2

doc 22 trang sangkien 13060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn học sinh học yếu môn Toán Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_hoc_sinh_hoc_yeu_mon_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn học sinh học yếu môn Toán Lớp 2

  1. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. I. Sơ yếu lý lịch: - Họ và tên: Nguyễn Thị Lan - Ngày tháng năm sinh: 04 tháng 8 năm 1982. - Năm vào ngành: 10/09/2007 - Chức vụ: Giáo viên. - Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thanh Văn - Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm . - Hệ đào tạo: Chính quy. Năm học 2012 - 2013 1
  2. II - Nội dung của đề tài 1 - Tên đề tài : “ Phương pháp rèn học sinh học yếu môn toán lớp 2” 2 - Lí do chọn đề tài: a-Cơ sở khoa học: Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn toán cùng các môn học khác trong nhà trường tiểu học có vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển hiện toàn diện. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học: Chủ yếu là trẻ phải có được một trình độ phát triển tốt về ngôn ngữ, đọc thông viết thạo, có kĩ năng tính toán thông thường, có trình độ phát triển trí tuệ tốt làm tiền đề cho việc tiếp tục học lên cấp trên của trẻ. Chính vì vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta luôn trú trọng nâng cao chất lượng dạy học.Nhất là ngành giáo dục luôn tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả. Vậy làm thế nào để chất lượng giáo dục được nâng lên? Đây chính là trọng trách rất lớn đối với mỗi người giáo viên chúng ta. b- Cơ sở thực tiễn: Đầu năm học 2012 – 2013, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2A. Bước đầu vào lớp tôi nhận thấy phần lớn các em đã biết đọc, viết khá thạo. Nhưng đối với môn Toán còn nhiều em học yếu: Các em cộng trừ trong phạm vi 10 và cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 còn chưa thành thạo, đối với những bài toán có lời văn nhiều em còn chưa biết cách giải và trình bày bài. Chính vì những lí do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Phương pháp rèn học sinh học yếu môn toán lớp 2” c- Mục tiêu của đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm " Phương pháp rèn học sinh học yếu môn toán lớp 2” nhằm mục đích đến cuối năm học không còn em nào yếu kém về môn Toán, thực hiện được mục đích yêu cầu mà chương trình môn Toán lớp 2 đã đề 2
  3. ra. Đồng thời giúp các em nắm vững được kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho năm học tiếp theo. 3 - Phạm vi - thời gian thực hiện đề tài a- Thời gian thực hiện đề tài ( Từ tháng 9 - 2012 đến tháng 5 - 2013 ). b- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2A. - Trường tiểu học Thanh Văn - Thanh Oai – TP Hà Nội . III - Quá trình thực hiện đề tài 1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài . a. Đặc điểm tình hình Ngay trong những buổi đầu nhận lớp, qua các tiết học Toán tôi nận thấy số lượng học sinh yếu kém về môn Toán còn nhiều, phần lớn các em chưa biết cách cộng trừ trong phạm vi 10 và cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100. Tiêu biểu một số em quá kém như: Phong, Huy, Lộc, Đức Dương cộng trừ trong phạm vi 10 chưa thạo vẫn còn phải đếm bằng ngón tay. Đối với những bài toán có lời văn các em chưa có kĩ năng, làm bài còn nhầm lẫn nhiều, trình bày bài còn chưa khoa học, đẹp mắt. Những bài toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất có 1 hoặc 2 chữ số hoặc số liền trước, liền sau số có 2 chữ số nhiều học sinh còn nhầm lẫn. Với những bài sắp xếp các số theo thứ tự thì gần như 1/3 lớp học sinh trong lớp làm được. Còn lại các em gần như chưa biết cách so sánh, dẫn đến sắp xếp còn nhầm lẫn. b. Khảo sát thực tế: - Tổng số học sinh: 32 em + Số học sinh nữ: 17 em. + Số học sinh nam: 15 em. - Sau một tuần vào học chính thức, tôi nhận thấy kết quả học tập qua bài kiểm tra rất thấp. Tôi ra đề kiểm tra chất lượng và kết quả thu được như sau: + Điểm giỏi: 1 bài = 3% + Điểm khá: 7 bài = 22% + Điểm trung bình: 16 bài = 50% 3
  4. + Điểm yếu: 5 bài = 16% + Điểm kém: 3 bài = 9% Trên cơ sở điều tra tình hình thực tế học sinh trên lớp và hoàn cảnh gia đình. Tôi nhận thấy những em học yếu, kém đều rơi vào hoàn cảnh: + Hoàn cảnh gia đình khó khăn + Gia đình đông con, bố mẹ ít quan tâm đến con cái. + Bố mẹ mỗi người một nơi, đi làm ăn xa, bản thân các em ở nhà với ông bà. Cụ thể những em học yếu, kém là: 1. Phạm Hồng Phong. 2. Đỗ Đức Dương. 3. Nguyễn Thị ý Nhi 4. Mai Xuân Lộc 5. Phạm Đắc Huy 6. Nguyễn Văn Anh Trung 7. Nguyễn Trọng Duy 8. Nguyễn Văn Nam 2. Những biện pháp thực hiện chính: Trước tình hình chất lượng môn Toán của lớp thấp như vậy tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi và đề ra một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém: a. Những biện pháp chủ yếu: 1. Phân loại đối tượng học sinh. 2. Nghiên cứu kĩ bài dạy 3. Phương pháp trực quan 4. Phương pháp trò chơi toán học 5. Xây dung nề nếp học tốt 6. Xây dung đôi bạn học tốt, nhóm học tốt 7. Biện pháp kiểm tra 8. Kết hợp giữa gia đình và nhà trường 9. Phương pháp động viên, khen thưởng b. Những biện pháp thực hiện: 4
  5. * Biện pháp 1 : Phân loại đối tượng học sinh Bước vào năm học, qua một thời gian ngắn tôi kiểm tra nắm bắt chất lượng và phân loại đối tượng học sinh. Học lực học sinh được chia làm 3 loại: Khá - giỏi, trung bình, yếu – kém. Căn cứ vào học lực và đối tượng học sinh tôi sắp xếp lại chỗ ngồi để những em học khá, giỏi ngồi cùng bàn với những em trung bình, yếu kém. Tôi giao nhiệm vụ cho những em khá giỏi là kèm cặp hướng dẫn cách làm bài cho các em học kém ở trên lớp. Đồng thời giúp các em học kém dần có ý thức học tập, không nói chuyện hay làm việc riêng trong giờ học. Ví dụ : - Kiều Anh ngồi cùng bàn Huy - Ngọc ngồi cùng bàn Duy - Nguyễn Linh ngồi cùng bàn Nhi - Hòa ngồi cùng bàn Lộc - Thùy Dương ngồi cùng bàn Trung - Khải ngồi cùng bàn Phong - My ngồi cùng bàn Đức Dương - Trình ngồi cùng bàn Văn Nam. Kết quả : Qua biện pháp này tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt ở các em học yếu, kém. Trước đây các em không tập trung trong giờ học, hay nói chuyện và làm việc riêng nay nhờ sự kèm cặp của các bạn ngồi bên nên ý thức học tập của các em được nâng lên rõ rệt. Các em Phong, Lộc trước đây chưa thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10 còn phải đếm ngón tay thì nay đã thuộc và biết cách cộng trừ. * Biện pháp 2 : Nghiên cứu kĩ bài dạy: Việc chuẩn bị kĩ bài dạy của giáo viên là một khâu rất quan trọng trong mỗi giờ học. Nó quyết định sự thành công hay không của bài giảng. C ho nên, tôi luôn chú trọng trong khâu này. Khi soạn bài tôi có gắng đưa ra hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với từng đối tượng học sinh, để học sinh yếu kém có thể trả lời được, đồng thời học sinh khá giỏi không cảm thấy nhàm chán. Giáo viên cần đưa ra những câu hỏi gợi ý giúp cho học sinh tự khám phá, tìm tòi ra kiến thức. Có như vậy các em mới nhớ lâu và giúp tư duy các em phát triển. 5
  6. Đối với những bài tập ứng dụng giáo viên cần phải phân loại bài sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trong mỗi bài học mới hay các bài luyện tập đều có 4,5 bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Phần đầu thường là phần số học với những bài tâp đơn giản gắn liền với kiến thức bài học. Phần này nên để cho học sinh yếu, kém lên giải để các em có điều kiện vận dụng kiến thức đã học. Bài tập tiếp theo thường khó hơn một chút nên giáo viên cần gợi ý cho học sinh biết cách làm, phần này nên dành cho học sinh, còn đối với học sinh yếu, kém cần giảng tỉ mỉ hơn. Phần thứ ba thường là phần toán đố, dạng toán này phức tạp hơn vì nó liên quan đến cái đã biết và chưa biết nên đòi hỏi phải có óc phân tích và tổng hợp. Với những dạng bài tập này giáo viên cần phải giảng giải thật tỉ mỉ, chi tiết thì học sinh yếu, kém mới hiểu và làm được bài. Phần này thường dành cho học sinh khá giỏi, trung bình. Phần bốn thường là những bài toán về hình học. Với các bài tập nhận biết hình tam giác, hình tứ giác các em yếu kém cũng có thể nhận biết được bằng trực quan nhưng rất dễ nhầm lẫn, tìm hình không đầy đủ. Với những bài tập này đòi hỏi giáo viên cần hướng dẫn các em cách đếm hình, đánh dấu hình và ghép hình có như vậy các em mới ghi nhớ và nắm được cách làm bài để không bị nhầm lẫn, bỏ sót hình. Ví dụ : Bài luyện tập (trang 37) Bài 1: Tính nhẩm 6 + 5 = 6 + 6 = 6 + 7 = 6 + 8 = 5 + 6 = 6 + 10 = 7 + 6 = 6 + 9 = 8 + 6 = 9 + 6 = 6 + 4 = 4 + 6 = Nên để học sinh yếu, kém làm bìa giúp các em củng cố bảng 9, 8, 7, 6 cộng với 1 số. Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống Số hạng 26 17 38 26 15 Số hạng 5 36 16 9 36 Tổng 6
  7. Với bài tập này giáo viên nên giảng giải tỉ mỉ cho học sinh yếu, kém, gọi học sinh trung bình, khá lên làm mẫu sau đó gọi học sinh yếu, kém. Bài 3 : Giải bài toán theo tóm tắt sau 46 cây Đội 1 : 5 cây Đội 2 : ? cây Bài tập này đòi hỏi giáo viên phải giảng giải rất kĩ giúp học sinh hiểu được giúp học sinh hiểu được bài và làm bài. Những bài tập dạng này thường dành cho học sinh khá, giỏi lên làm bài. Bài 4 : Trong hình bên : - Có mấy hình tam giác ? - Có mấy hình tứ giác ? Với những bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đếm hình, đánh dấu và ghép hình. Giáo viên cần phải phân bố hợp lý các bài tập để học sinh yếu kém vẫn tiếp thu được bài và học sinh khá giỏi không cảm thấy nhàm chán. Kết quả : Qua thực hiện biện pháp này nhờ đưa ra những bài tập phù hợp với đối tượng học sinh nên các em học sinh yếu kém rất tự tin hăng hái phát biểu xây dựng bài, các em hứng thú với mỗi giờ học. Do đó sức học của các em tiến bộ hơn. * Biện pháp 3 : Phương pháp trực quan Đối với học sinh lứa tuổi tiểu học vì trí tuệ chưa phát triển đầy đủ nên quá trình tư duy còn hạn chế, các em chủ yếu là bắt chước và làm theo. Đặc biệt với những học sinh lớp 2 sẽ rất khó khăn trong việc tư duy, suy luận để tìm tòi kiến thức nếu không có những đồ dùng trực quan rõ ràng. Vì vậy trong quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên cần phải có đồ dùng trực quan phù hợp mỗi tiết dạy kết hợp với làm mẫu để các em dễ hiểu. Nhất là đối với học sinh yếu kém cần chú trọng hơn nữa trong khâu này. 7
  8. Ví dụ 1 : Trong bài Bài toán về nhiều hơn. Khi dạy giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng trực quan là những quả cam, bông hoa để xếp thành hàng cho học sinh quan sát thì học sinh mới dễ dàng hiểu được về khái niệm nhiều hơn. Bài toán : Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam ? Hàng trên : Hàng dưới : Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được đầu bài, cho học sinh đếm số quả cụ thể thì học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt được bài. Ví dụ 2 : Trong bài 9 cộng với một số : 9 + 5 Khi dạy giáo viên và học sinh cần có những que tính, bó que tính. Giáo viên cần thao tác làm mẫu trên que tính cho học sinh quan sát 1 lần, sau đó cho học sinh thao tác trực tiếp trên que tính để tìm ra kết quả các phép tính trong bảng 9 cộng với một số 9 + 5 như sau : 8