Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh phát huy tính sáng tạo môn Thủ công

doc 7 trang sangkien 05/09/2022 41784
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh phát huy tính sáng tạo môn Thủ công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giup_hoc_sinh_phat_huy_tin.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh phát huy tính sáng tạo môn Thủ công

  1. A.đặt vấn đề. Đất nước chúng ta luôn đòi hỏi ở con người thông minh, sáng tạo, tài trí tưởng tượng để đưa Đất nước ngày một đi lên, giàu mạnh hơn. Ngày nay trên thế giới đã mở cửa giao lưu hàng hoá. Chính vì vậy mà lớp trẻ cần đào tạo những con người có tài, có đức giàu sự sáng tạo trong mọi lĩnh vực. Trong phân môn thủ công ở trường tiểu học rất quan trọng đối với học sinh nói chung và đối với học sinh lớp 3 nói riêng. Môn thủ công rèn cho học sinh kỹ năng phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh. Bước đầu học sinh nhận biết được những tri thức đơn giản ở lớp 1, lớp 2 và tiếp tục cho học sinh nâng cao hơn nữa ở lớp 3. Luôn giáo dục thẩm mỹ, nhận biết được cái đẹp trong cuộc sống. Môn học này giáo dục học sinh tính cẩn thận, sự tìm tòi sáng tạo để đem đến cái đúng, cái hay, cái đẹp phù hợp với cuộc sống thời đại ngày nay. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Môn thủ công ở trường đã đem lại sự say mê, tìm tòi và luôn tưởng tượng mà quên cả thời gian. Chính sự say mê đó đã đưa các em sự thông minh, sự khám phá ra cái mới để phù hợp với sản phẩm của mình để được bè bạn, thầy cô khen. 1. Thực trạng. Thông qua kết quả giảng dạy của các môn học khác như toán, tiếng việt, tự nhiên xã hội ra học sinh rất thích môn học này. Dạy môn thủ công không những giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh mà còn bồi dưỡng cho các em những tình cảm chân chính, tình bạn bè, tình yêu quê hương đất nước đồng thời hình thành và phát triển sự sáng tạo của học sinh, những phẩm chất tốt đẹp đem đến cho học sinh yêu thích lao động. 2/ Kết quả hiệu quả của thực trạng trên.
  2. Từ thực trạng trên để dạy học đạt được hiệu quả cao hơn tôi mạnh dạn cải tiến nội dung phương pháp. Vì phân môn thủ công sẽ luôn đi suốt cuộc đời từng con người để tìm tòi sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới, phù hợp với xã hội hiện nay. B. Giải quyết vấn đề. Để đạt được một gìơ dạy thủ công có hiệu quả chúng ta cần phải hiểu biết sâu sắc và kỹ năng tìm tòi sáng tạo, phải chuẩn bị tốt sản phẩm trước và thao tác các bước thành thạo. Chuẩn bị thật chi tiết, đầy đủ để tổ chức các hoạt động trên lớp. Đối với học sinh lớp 3 phân môn học này đã được học ở lớp 1,2 ( đơn giản) lên lớp 3 mở rộng thêm và khó khăn hơn. “ Vì dạy học theo tính đồng tâm”. ở lớp 3 tiếp tục cung cấp cho học sinh những kiến thức về gấp, cắt, dán hình làm đồ chơi trang trí và nâng cao kiến thức kỹ thuật trên cơ sở cung cấp kiến thức về gấp, cắt, dán hình làm đồ chơi, làm đồ trang trí và nâng cao kiến thức về cắt dán chữ, đan nan bằng giấy bìa và kỹ năng sử dụng dụng cụ học tập thông thường, bút chì, thước kẻ, kéo, keo, giấy thủ công Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay và phát triển khả năng sáng tạo cho học sinh. Thái độ: Hình thành thói quen lao động theo quy trình làm việc đơn giản có kế hoạch, ngăn nắp trật tự, vệ sinh an toàn. Giáo dục học sinh thích lao động, biết quý sản phẩm, thực hành đơn giản phù hợp với khả năng điều kiện của học sinh lớp 3. Giáo viên phải thực hiện đầy đủ đúng các nội dung cơ bản trong bài học, các phương pháp hình thức tổ chức, tổ chức dạy học được trình bày trong sách chỉ là gợi ý từ những gợi ý đó giáo viên lựa chọn điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp và sáng tạo với điều kiện thực tế. Về địa phương nhằm làm cho giờ học nhẹ nhàng, sinh động, phong phú hấp dẫn, hiệu quả hoàn thành mục tiêu bài học.
  3. Những quy định về số ô kích thước từ giấy để cắt, dán các chữ cái ( chương 2), các nan ( nong mốt, nong đôi) chữ thập đơn trong chương 3, và làm đồ chơi ( chương 4) là quy trình bắt buộc giáo viên và học sinh làm thành thạo và thực hiện tốt. I Các biện pháp thực hiện. Muốn tiết học có kết quả tốt giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Tăng cường hoạt động thực hành ( 2/3 thời gian) Học sinh hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp. Tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh. Phương pháp thực hành kỹ thuật. Để nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học thực hành kỹ thuật, giáo viên phải thực hiện. + Làm mẫu +Nêu rõ mục đích công việc. + Thao tác thành thạo đúng quy trình kỹ thuật. + Kết hợp làm mẫu với sử dụng tranh quy trình và giải thích thao tác. + Củng cố quy trình làm ra sản phẩm. Luyện tập huấn luyện. + Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. + Sắp xếp các vị trí thực hành hợp lý. + Quan sát học sinh thực hành để chỉ dẫn giúp đỡ học sinh. + Tổ chức trưng bày sản phẩm và đánh giá kết quả. + Đảm bảo vệ sinh an tòan. II. Giaó viên nên tổ chức giờ học thủ công để đạt được mục tiêu tiết học: + Hình thức tổ chức giờ học thủ công.
  4. Tổ chức học sinh quan sát cả lớp. + Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, cá nhân Tổ chức trưng bày sản phẩm. * Nội dung tổ chức giờ học thủ công. - Quan sát nhận xét theo mẫu. - Giới thiệu mẫu và hướng dẫn cho học sinh quan sát. - Học sinh quan sát vật mẫu. - Học sinh nêu vật liệu và quy trình làm ra sản phẩm. - Học sinh thực hành. - Nhắc lại quy trình làm ra sản phẩm. III Các biện pháp thực hiện cụ thể. Để tiết dạy đạt được kết quả cao thì cần phải có thiết bị giáo dục trong giờ dạy thủ công lớp 3. Mẫu vật cần thiết phải có. Mẫu vật làm bằng kích thước học sinh thực hành. Mẫu quan sát: Có kích thước lớn bằng 3 đến 4 lần của học sinh. + Tranh quy trình + Mẫu quy trình + Mẫu sáng tạo. + Vật thật: đồng hồ, lọ hoa , quạt Phương tiện hỗ trợ: Các phương tiện nghe nhìn. + Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. + Khai thác triệt để thiết bị dạy học, tránh lạm dụng thiết bị dạy học. Quan các phương pháp đổi mới dạy học phân môn thủ công lớp 3 qua các vị dụ sau:Ví dụ: Khi dạy về đồng hồ treo tường trước hết phải có đồng hồ thật và đồng hồ giáo viên chuẩn bị trước, sản phẩm làm bằng giấy bìa cứng, giấy trằng bút để viết số. + Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện qua các bước. Học sinh quan sát thực hành.
  5. Trình bày sản phẩm. Khi học sinh trình bày sản phẩm giáo viên nên động viên khuyến khích học sinh làm có sáng tạo, có thêm các chi tiết khác như: hoa văn, hoa để làm đồng hồ đẹp hơn; Ví dụ: Các em gấp sản phẩm là con ếch khi học sinh thực hiện được sản phẩm các em co sự sáng tạo thêm. Như cắt là cỏ con vật sống gần con ếch để tạo thêm sự tò mò của học sinh nhằm lôi cuốn vào sự thông minh sáng tạo và biết khám phá ra cái hay cái đẹp. Giúp cho sản phẩm của mình sinh động hơn. Qua các ví dụ đã nêu trên luôn luôn áp dụng phương pháp đổi mới: + Quan sát + Giảng gải. + Làm mẫu + Hỏi đáp. + Luyện tập thực hành. Để lớp học có kết quả cao hơn yêu cầu giáo viên phải đủ các bước thật rõ ràng, tỉ mỉ, vật mẫu của giáo viên phải có sự sáng tạo, gợi mở cho học sinh để học sinh bắtchước. Giáo viên nên động viên khuyến khích học sinh có sản phẩm sáng tạo. Giáo viên chia nhóm cụ thể. Nhóm, 1 Nhóm 2, Nhóm 3. Học sinh thực hành giáo viên đi từng nhóm để bổ sung thêm và giúp những học sinh khi thao tác còn lúng túng. Các nhóm đã trình bày sản phẩm tổ trưởng lên trưng bày sản phẩm của tổ mình. Giáo viên và cả lớp nhận xét đánh giá tuyên dương nhóm nào hoàn thành đủ số lượng và sản phẩm đẹp có sáng tạo, trình bày đẹp.
  6. Giáo viên cần nhắc nhở nhóm nào chưa hoàn thành để giờ sau tiến bộ hơn. Giáo viên cần khích lệ, công bằng và chỉ ra phương hướng để học sinh đạt kết quả tốt hơn. Kết luận. Kết quả nghiên cứu. Trong quá trình giảng dạy môn thủ công đã hướng dẫn học sinh về phương pháp đổimới. Về tên học đổi mới. Về số lượng bài học cũng đôỉ mới phù hợp với thời đại hiện nay đối với trẻ. Đổi mới về hoàn thành sản phẩm sản phẩm ngay tại lớp và cách đánh giá không cho điểm mà ở mức độ hoàn thành tốt, hoàn thnàh và chưa hoàn thành. Qua đó ta thấy về phương pháp cũ cvà mới khác nhau hoàn toàn. Phương pháp đổi mới đã đạt được kết quả tốt, đó là giáo dục ho học sinh tính cần cù và chịu khó, yêu lao động, luôn có tính sáng tạo trong khi hoàn thành sản phẩm. Làm đúng. Làm đẹp sẽ giứp cho học sinh luôn có ý thức học hỏi tìm tòi và thông minh giúp học sinh vận dụng trong cuộc sống hàng ngày, biết nhận xét đúng sai, đẹp, xấu Kết quả khảo sát đầu năm cho thấy Tổng số học sinh: 26 em Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 2 7.7 19 73 5 19.3 Kết quả khảo sát cuối năm Tổng số: 26 em
  7. Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 12 46.2 14 53.8 Qua những sáng kiến của tôi tuy chưa được mĩ mãn, vẫn có mặt hạn chế. Song tôi mong rằng những ýa kiến đóng góp của hội đồng khoa học nhà trường và các bạn đồng nghiệp về đề tài mà tôi nghiên cứu được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi hơn. Môn học này giúp học sinh luôn có ý thức học hỏi và tìm tòi và thông minh giúp học sinh vận dụng trong cuộc sống hàng ngày biết nhận đúng sai, đẹp xấu Luôn phát huy tính tích cực cho học sinh về tìnm tòi, sáng tạo và khám phá thêm. Hải Hoà ngày 20 tháng 3 năm 2007 Người viết Mai Thị Nga