Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh học tốt hơn với bảng tính điện tử

doc 19 trang sangkien 05/09/2022 6601
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh học tốt hơn với bảng tính điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_hon.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh học tốt hơn với bảng tính điện tử

  1. Giáo Viên: Dương Phước Giàu 1 PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT HƠN VỚI BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Chương trình bảng tính điện tử là một phần mềm rất phổ biến và thông dụng hiện nay, trong đó chương trình Microsoft Excel là phần mềm phổ biến rộng rãi nhất. Ở chương trình tin học 7 các em đã được học, làm quen và thao tác với chương trình bảng tính điện tử, qua quá trình dạy tin học 7 nhiều năm tôi thấy nhiều Hs khi thực hành nhập bảng tính và tính toán trên bảng tính còn rất chậm lí do là các em không biết chỉnh dấu tiếng việt để gõ, các em còn chưa thuộc cách gõ của kiểu Telex hoặc Vni, đặc biệt là các em không nhớ được các chữ cái trên bàn phím nên khi gõ phải đi tìm chữ cái đó ở trên bàn phím. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 7 nói riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy. Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành (HS khá-giỏi). Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng cao. Từ những lý do trên, bản thân tìm tòi, nghiên cứu cùng với nhiều đồng nghiệp tìm nhiều phương pháp giảng dạy cho học sinh và mạnh dạng chọn sáng kiến "Phương pháp giúp HS học tốt hơn với bảng tính điện tử" ở tin học lớp 7. II. Mục đích nghiên cứu - Rèn luyện kỹ năng gõ phím nhanh, đúng và chính xác. - Giúp HS thực hiện được tính toán trên bảng tính excel. - Rèn luyện tính kiên nhẫn, hợp tác của các em khi thực hiện nhóm. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về việc giảng dạy học sinh gõ phím. - Tìm hiểu những khó khăn của HS trong qua trình thực hành. - Xây dựng giáo án để giảng dạy phù hợp với tiết dạy thực hành trên lớp. - Đưa ra một số kinh nghiệm phương pháp giúp học sinh thực hiện tốt. SKKN: "Phương pháp giúp học sinh học tốt hơn với bảng tính điện tử"
  2. Giáo Viên: Dương Phước Giàu 2 IV. Phương pháp, biện pháp nghiên cứu: - Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới). - Kiểm tra chất lượng sau giờ học. - Tận dụng tối đa các buổi học thực hành để các em được làm quen và luyện tập thật tốt các bài học lý thuyết. - Tổ chức thực hiện theo nhóm. V. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh khối 7 trường THCS An Thạnh 1. VI. Phạm vi nghiên cứu: Các tiết thực hành trong chương trình lớp 7, năm học 2015-2016. VII. Tính mới của đề tài: - Giúp học sinh tập trung, năng động, sáng tạo trong các tiết học. - Rèn kỹ năng cho học sinh luyện gõ phím nhanh, chính xác. - Tập tính đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập để cùng tiến bộ. - Tổng hợp kiến thức chung qua nhiều bài dạy lý thuyết và thực hành. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: Chúng ta thấy xã hội hiện nay là xã hội của tri thức, xã hội của tin học, Tin học là lĩnh vực mới và còn non trẻ nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội từ việc soạn thảo văn bản hay tính toán bằng bảng tính, thiết kế trong các văn phòng cho đến việc điều khiển các thiết bị phức tạp như tên lửa, vũ trụ từ đáp ứng những nhu cầu của cá nhân đến việc kinh doanh và quản lí điều hành xã hội. Từ thực tế đó để đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hiện nay thì đòi hỏi con người phải có những kiến thức và kĩ năng về tin học, vì vậy hiện nay môn tin học đã và đang được đưa vào các cấp học, từ tiểu học, THCS, THPT, TC, CĐ, ĐH, với cấp học THCS thì Hs lớp 6 được làm quen với máy tính , biết cách soạn thảo văn bản đơn giản, với Hs lớp 7 thì biết tính toán bằng bảng tính Excel và học tập một số phần SKKN: "Phương pháp giúp học sinh học tốt hơn với bảng tính điện tử"
  3. Giáo Viên: Dương Phước Giàu 3 mềm phục vụ một số môn học khác như phần mềm Typing Test dùng để luyện gõ bàn phím nhanh phục vụ cho môn tin học, phần mềm Toolkit Math dùng để phục vụ môn toán học. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin như: - Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ: “Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước”. Trong chương trình tin học lớp 7 về kĩ năng các em cần đạt là phải nhập được bảng tính thành thạo và thực hiện các phép tính toán đơn giản đảm bảo đúng thời gian trong các bài thực hành. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Thuận lợi: * Nhà trường: Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 6 - 9, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học, đảm bảo 02-03 học sinh thực hành trên 01 máy tính. * Học sinh: Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. 2. Khó khăn: - Phòng thực hành đủ số máy đối với từng học sinh, phải thực hành nhóm nên phần nào mất nhiều thời gian ở các tiết thực hành. - Đời sống kinh tế của gia đình con em ở địa phương còn nhiều khó khăn, việc mua máy tính phục vụ cho các em học tập còn quá ít. Chính vì vậy đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn chưa đều. SKKN: "Phương pháp giúp học sinh học tốt hơn với bảng tính điện tử"
  4. Giáo Viên: Dương Phước Giàu 4 III. Thực trạng giảng dạy ở trường: qua những năm tôi giảng dạy môn tin học ở trường THCS An Thạnh 1, tôi thấy đa số các em rất hứng thú học tập với bộ môn này. Nhà trường cũng đã tạo mọi điều kiện thuân lợi cả về CSVC trang thiết bị, kế hoạch và con người phục vụ công tác đưa tin học vào nhà trường. Tuy nhiên là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn khiêm tốn, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy để rèn luyện các kĩ năng, bởi đây là một môn học mới. Đồng thời do điều kiện về kinh tế còn khó khăn nên các em cũng không được tiếp xúc nhiều với máy tính. Từ năm học 2014-2015 trường THCS An Thạnh 1 đã đầu tư 1 phòng máy vi tính gần 15 máy phục vụ cho việc đưa tin học vào nhà trường. Với số lượng máy trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập hiện nay. Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình làm vườn, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Tôi xin đưa ra một số cách giải quyết những thực trạng đó là: Thứ nhất: Làm sao để HS gõ được bàn phím nhanh hơn và thành thạo hơn đạt được các yêu cầu trong các bài thực hành. Thứ hai: Biết được cách chỉnh dấu trong Vietkey (Unikey) để thực hiện được việc gõ dấu trong tiếng việt Thứ ba: Thực hiện được tốt các phép tính toán đơn giản ở bảng tính theo đúng yêu cầu của đề bài. * Thực trạng trước khi thực hiện sáng kiến, đầu năm 2015-2016 tôi khảo sát học sinh khối 7 thông qua giờ dạy. Khi tổng hợp kết quả thu được: Tổng số Thao tác gõ phím và tính toán Trước khi thực hiện SKKN học sinh trong bài kiểm tra của HS Số HS Tỷ lệ (%) HS làm bài tốt, đúng thời gian 19 22.1% 86 HS làm bài 50% nội dung 45 52.3% HS làm bài chưa tốt 22 25.6% SKKN: "Phương pháp giúp học sinh học tốt hơn với bảng tính điện tử"
  5. Giáo Viên: Dương Phước Giàu 5 IV. Các biện pháp thực hiện: 1. Phương pháp giúp học sinh gõ bàn phím nhanh hơn: Vì thời gian để các em thực hành gõ bàn phím ở trên lớp là còn rất ít. Ở lớp 6 chỉ có 2 tiết để học gõ 10 ngón sang lớp 7 các em chỉ có 4-6 tiết để luyện gõ 10 ngón, thời gian thực hành để gõ như vậy là còn quá ít nhưng lại càng ít hơn khi máy tính phục vụ các em chưa đủ mà ở nhà đa số các em không có máy tính để luyện tập, đối với những em nhà có máy tính thì các em tương đối tốt vì các em được tiếp xúc sớm với máy tính và các em được luyện tập nhều với các thao tác trên máy tính. Để gõ bàn phím được nhanh thì các em phải biết cách đặt tay ở trên bàn phím các em phải nhớ được cách sắp xếp các chữ cái trên bàn phím và cách gõ dấu tiếng việt theo kiểu Telex hoặc Vni. Để gõ bàn phím nhanh thì ta phải dùng 10 ngón, cách để tay trên bàn phím là: Hai bàn tay để hờ trên bàn phím, hai ngón trỏ đặt ở hai phím có gai (phím F và phím J), Khi gõ mỗi ngón chỉ gõ một số phím nhất định ở phần mềm Mario đã hướng dẫn cách gõ này. Mô hình bàn phím và cách đặt tay gõ phím: Cách đặt tay trên bàn phím SKKN: "Phương pháp giúp học sinh học tốt hơn với bảng tính điện tử"
  6. Giáo Viên: Dương Phước Giàu 6 Hướng dẫn cách gõ phím theo ngón (Hình 1) Các chương trình gõ thường cho phép nhiều kiểu gõ khác nhau. Hai kiểu gõ phổ biến nhất là kiểu Telex hoặc kiểu Vni. Hai kiểu đó được thể hiện ở bảng dưới đây. Để có chữ Kiểu TELEX Kiểu VNI ă aw a8 â aa a6 đ dd d9 ê ee e6 ô oo o6 ơ ow hoặc [ o7 ư uw hoặc ] u7 Để có dấu Sắc ( / ) s 1 Huyền ( \ ) f 2 Hỏi ( ) r 3 Ngã ( ~ ) x 4 Nặng ( . ) j 5 (Hình 2) SKKN: "Phương pháp giúp học sinh học tốt hơn với bảng tính điện tử"
  7. Giáo Viên: Dương Phước Giàu 7 Để gõ được nhanh và thành thạo thì chúng ta phải luyện tập, do điều kiện thực tế của Hs không có đủ mỗi em một máy tính và thời gian trên lớp để tập gõ còn hạn chế nên để các em gõ tốt được thì giáo viên phải chuẩn bị một mô hình bàn phím máy tính trên giấy rồi sau đó photo cho các em mỗi bạn một bản, để học gõ và giao nhiệm vụ cho các em về nhà phải học thuộc các chữ cái ở trên bàn phím, từ đó các em không phải đi tìm các chữ cái khi gõ văn bản. Qua cách này giúp các em thành thạo hơn trong việc gõ bàn phím. Nhưng để đạt được kết quả cao thì giáo viên phải kiểm tra công việc đã giao cho các em để xem các em về nhà có học bài hay không. Từ đó có biện pháp thích hợp như nhắc nhở, khuyến khích các em về nhà luyện tập, tuyên dương những em có kết quả gõ tiến bộ, Trong các tiết thực hành Gv phải thường xuyên kiểm tra xem các em đã gõ tốt chưa và nhận xét kết quả thực hành trong cuối tiết. 2. Biết được cách chỉnh dấu trong Vietkey (Unikey): Trong các tiết thực hành tôi còn thấy Hs còn chưa biết cách chỉnh dấu ở Vietkey (Unikey) để gõ dấu tiếng việt, máy trên phòng máy có máy thì sử dụng Vietkey, có máy thì sử dụng phần mềm Unikey vì vậy Gv cần chuẩn bị 2 phần mềm Vietkey và Unikey để hướng dẫn các em gõ dấu. Bàn phím chỉ là bảng chữ cái tiếng anh vì vậy để gõ dấu tiếng việt ta cần phải cài thêm vào máy phần mềm hỗ trợ gõ dấu tiếng việt là Vietkey (Unikey) Để khắc sâu cho Hs biết tác dụng của một trong hai phần mềm này Gv nên đặt ra câu hỏi sau: ? Trên bàn phím các em có thấy các chữ cái tiếng việt như: ă, â, đ không Hs: Không ? Vậy các em có thấy trên bàn phím có các dấu: sắc, huyền, hỏi, nặng không? Hs: Không ? Vậy làm sao chúng ta có thể gõ văn bản bằng chữ tiếng việt Hs: Trả lời Gv: Để gõ được văn bản bằng chữ việt các em phải sử dụng phần mềm hỗ trợ gõ tiếng việt như: Vietkey (Unikey) SKKN: "Phương pháp giúp học sinh học tốt hơn với bảng tính điện tử"