Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy thực hành Sinh học 7

doc 6 trang sangkien 27105
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy thực hành Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_thuc_hanh_sinh_hoc_7.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy thực hành Sinh học 7

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Khi đứng trên bục giảng thì chắc rằng mỗi giáo viên đều có thể giáo dục học sinh đối với môn học của mình. Tuy nhiên, sự giáo dục ấy có đạt hiệu quả hay không hoặc có ảnh hưởng như thế nào đối với nhân cách học sinh còn phải tùy thuộc vào giáo viên. Chính vì thế công tác giáo dục là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài vì mục tiêu xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa. Đáp ứng yêu cầu đó, chương trình giáo dục ngày càng có nhiều thay đổi, kiến thức ngày được nâng cao. Ngày nay, Sinh học là môn khoa học nghiên cứu rất rộng, nghiên cứu về sự xuất hiện và phát triển của sự sống trên trái đất. Đây là bộ môn được đưa vào trường trung học cơ sở rất sớm, nhưng chưa được chú trọng, các em vẫn coi đây là môn phụ, chưa hiểu rõ được vai trò của môn học. Bởi thế, người giáo viên phải nắm bắt những thành tựu mới để gắn kết vào nội dung bài giảng, đảm bảo tính hiện đại của kiến thức. Đồng thời người giáo viên phải có kiến thức vững chắc, phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, say sưa với nghề nghiệp thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học. Trong những thập niên gần đây xã hội đã có nhiều chuyển biến theo hướng văn minh hiện đại để đáp ứng với trình độ ngày càng cao, đặc biệt trong lĩnh vực Công nghệ sinh học. Là một giáo viên dạy ở một trường nông thôn cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy còn nhiều khó khăn, đặc biệt là những đồ dùng trực quan. Vì vậy, khi giảng những tiết thực hành chúng tôi còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng trực quan để gây hứng thú cho học tập của học sinh. Trong thực tế học sinh giải thích các vấn đề còn lúng túng chỉ học tốt phần lí thuyêt chưa áp dụng được trong thực hành, chưa giải thích được khi quan sát một băng hình. Bởi vậy, trong giảng dạy kiến thức khoa học phải đảm bảo tính cơ bản hiện đại gắn với thực tiễn, giảng dạy Sinh học cần phải quán triệt phương châm “Học đi đôi với hành”. Ngoài ra phải chú trọng truyền thụ kiến thức kết hợp với giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển tư duy cho học sinh, bồi dưỡng cho học sinh một số kĩ năng: quan sát, phân tích, so sánh, Trên cơ sở nhận thức như trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu khoa học “ Phương pháp dạy thực hành Sinh học 7” để làm đề tài cho năm học này. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Để góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện thì mỗi môn học có một vai trò và vị trí nhất định trong nhà trường trung học cơ sở. Chính vì vậy, hiện nay chương trình sách giáo khoa luôn được đổi mới để
  2. đáp ứng nhu cầu của sự phát triển của xã hội và phù hợp với mục tiêu của giáo dục Việt Nam. Chính vì vậy, môn Sinh học ở trường trung học cơ sở có một vai trò nhất định trong việc giáo dục tri thức phổ thông, phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách cho học sinh. Xuất phát từ việc dạy học môn Sinh học 7 ở trường trung học phổ thông và mục tiêu của giáo dục đào tạo hiện nay, tôi thấy rằng việc dạy học thực hành đối với môn Sinh học ở trường THCS hiện nay là rất cần thiết. Bởi vì thực tế, qua khảo sát của chúng tôi sau khi học xong tiết thực hành các em học sinh nắm vững kiến thức bài học sâu hơn so với những bài dạy lí thuyết. Đối với bài dạy thực hành thì chúng tôi sử dụng phương pháp trực quan để giảng dạy, giảng dạy kiểu bài thực hành được phân thành 2 kiểu bài thực hành: - Thực hành ngoài giờ. - Thực hành trong giờ: + Thực hành quan sát (những thí nghiệm học tập của học sinh tự làm, tự nghiên cứu và tự rút ra kết luận). + Thực hành củng cố minh họa (tiến hành sau khi đã học xong phần kiến thức về lí thuyết). Như vậy với kiến thức thực hành quan sát và củng cố minh họa, chúng tôi tiến hành bằng các hình thức sau: - Tổ chức hoạt động đồng loạt: chia lớp thành từng nhóm, các nhóm cùng nhau hoàn thành một nội dung với điều kiện và thời gian như nhau. - Tổ chức thực hành riêng lẻ: chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm làm nhiều nội dung khác nhau trong cùng khoảng thời gian, sau đó lần lượt quay vòng nối tiếp nhau để hoàn thành toàn bộ nội dung của buổi thực hành. Trong chương trình Sinh học 7, giảng dạy nội dung mỗi bài thực hành quy định trong 45 phút nên chỉ phù hợp với hình thức thực hành trong giờ. Để giảng dạy giờ thực hành đạt kết quả tốt thì cần phải sử dụng các hình thức thực hành và cách tổ chức thực hành cho phù hợp với đặc điểm học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài thực hành tiết 34, BÀI THỰC HÀNH: MỔ CÁ thông thường giáo viên tiến hành các bước sau: - Bước 1: Hoạt động của giáo viên: + Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành. + Phân chia nhóm thực hành. + Cách mổ: Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững được các thao tác mổ. + Quan sát được cấu tạo trong, trên mẫu mổ, xác định vị trí của các nội quan. - Bước 2: Thực hành của học sinh:
  3. + Mỗi nhóm tự mổ cá theo đúng các thao tác, trình tự của giáo viên hướng dẫn. + Quan sát cấu tạo trong, quan sát tới đâu ghi chép đến đó. - Bước 3: Giáo viên kiểm tra kết quả quan sát của học sinh. - Bước 4: Tổng kết, viết thu hoạch. Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch và giáo viên nhận xét chung kết quả thực hành của học sinh. => Với việc tiến hành một tiết dạy thực hành mà giáo viên thường sử dụng trong tiết dạy thì kết quả thư được như sau: - Tổng số học sinh lớp 7 A1: 41 em + Giỏi: 6 em + Khá: 10 em + Trung bình: 18 em + Yếu: 7 em Như vậy với kết quả thực hành nêu trên, chúng tôi thấy rằng đây là một lớp chọn của khối 7, nhưng kết quả của tiết thực hành mang lại không cao. Ở đây nguyên nhân chính là các em còn lúng túng trong việc thực hành mổ một mẫu vật sống. Điều này cho thấy giữa một tiết dạy lí thuyết và một tiết thực hành còn một khoảng cách khá xa, bởi các em chưa nắm vững kiến thức thực hành, tiếp xúc với các dụng cụ mổ mẫu vật còn hạn chế nên kết quả không cao. Trên cơ sở của việc cung cấp kiến thức thực hành nêu trên để phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo ở những học sinh khá - giỏi và giúp các em còn yếu trong nội dung thực hành đạt kết quả cao. Vì vậy cần kết hợp cả hình thức tổ chức thực hành đồng loạt và hình thức tổ chức thực hành riêng lẻ trong nội dung bài thực hành sau: Tiết 38: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ. - Bước 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. - Bước 2: xác định yêu cầu của tiết thực hành. +Xác định hệ tiêu hóa. + Xác định hệ hô hấp. + Xác định hệ tuần hoàn. + Xác định hệ bài tiết. + Xác định hệ thần kinh. + Xác định hệ sinh dục. => Đặc điểm của mỗi hệ cơ quan và vẽ hình quan sát được. - Bước 3: Phân nhóm.
  4. Mỗi nhóm làm nội dung thực hành theo yêu cầu trên. Mỗi thành viên trong nhóm đảm nhiệm một yêu cầu thực hành, sau đó các nhóm lần lượt quay vòng nối tiếp nhau để hoàn thành nội dung thực hành. - Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ thuật mổ ếch, quan sát các hệ cơ quan bên trong. - Bước 5: Mỗi nhóm viết một bài thu hoạch về các yêu cầu được giao. - Bước 6: Các nhóm nộp bài thu hoạch, có chấm điểm. Giáo viên đánh giá và rút kinh nghiệm cho tiết thực hành trên lớp. Như vậy với tiết thực hành nêu trên, việc sử dụng kết hợp hai hình thức tổ chức thực hành đồng loạt và hình thức tổ chức thực hành riêng lẻ trong nội dung bài thực hành. Chúng tôi thấy đạt được những kết quả như sau: + Tổng số học sinh lớp 7A1: 41 em + Giỏi: 12 em + Khá: 18 em + Trung bình: 11 em + Không có học sinh không phát triển được kĩ năng thực hành. Bên cạnh, việc ứng dụng kết hợp tổ chức thực hành đồng loạt và hình thức tổ chức thực hành riêng lẻ trong nội dung bài thực hành chúng tôi thấy được những ưu điểm sau: - Hình thức này giúp học sinh khá – giỏi phát huy được năng lực, tính sáng tạo của mình; giữa học sinh yếu – kém và học sinh khá- giỏi có sự giúp đỡ lẫn nhau để lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành. - Hình thành cho học sinh kinh nghiệm áp dụng vào thực tế cuộc sống. Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc chính xác, trung thực, khoa học, phát triển tư duy lôgic, lòng say mê nghiên cứu khoa học. Thông qua đó lôi cuốn học sinh vào hoạt động thực tiễn. - Khi tiến hành cho học sinh hoạt động theo nhóm sẽ giúp cho các em rèn luyện kĩ năng hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ, đây là năng lực rất cần thiết để các em có điều kiện học tập và trao đổi lẫn nhau để giải quyêt các vấn đề giáo viên yêu cầu. Đây là một trong những yếu tố góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở nhà trường hiện nay. Không những thế nó còn giúp các em có được những kĩ năng cơ bản tránh bở ngở khi tiếp xúc với môi trường mới. Thật vậy, muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy đòi hỏi người dạy phải biết dung hòa giữa “Lí thuyết và thực hành” và “ Lí luận phải gắn với thực tiễn” để đáp ứng những yêu cầu của giáo dục và cuộc sống.
  5. III. KẾT LUẬN Thực hiện đổi mới giáo dục, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước phương thức giáo dục đã có nhiều thay đổi. Ở trường có sự đầu tư đến cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thực hành môn Sinh học, tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế. Nhưng với lòng yêu nghề bản thân mỗi người dạy luôn tìm mọi biện pháp để góp phần thực hiện tôt tiết dạy thực hành đáp ứng được yêu cầu của chuyên môn. Với kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức thực hành còn hạn chế chắc bài viết này không tránh khỏi những sai xót, rất mong được sự chia sẻ của quý thầy cô đồng nghiệp để cùng nhau thực hiện tốt được những tiết thực hành ở trường học hiện nay. Khánh Hưng, ngày 10 tháng 4 năm 2009 Người thực hiện Lâm Đào Phúc
  6. PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tên đề tài: Phương pháp dạy thực hành sinh học 7 - Tác giả: Lâm Đào Phúc Trường (đối với đơn vị trực thuộc Phòng GD&ĐT (hoặc trường, trung tâm, đơn Phòng GD&ĐT), Tổ chuyên môn vị trực thuộc Sở) (đối với đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT) Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại - Đặt vấn đề - Đặt vấn đề - Biện pháp - Biện pháp - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Kết quả phổ biến, ứng - Tính khoa học dụng - Tính sáng tạo - Tính khoa học - Tính sáng tạo Xếp loại chung: Xếp loại chung: Ngày .tháng năm 2009 Ngày .tháng năm 2009 Hiệu trưởng Thủ trưởng đơn vị (hoặc tổ trưởng chuyên môn) Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh; Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại: Ngày tháng năm 2009 GIÁM ĐỐC