Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Toán có lời văn cho học sinh Lớp 2

doc 15 trang sangkien 11260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Toán có lời văn cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_toan_co_loi_van_ch.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Toán có lời văn cho học sinh Lớp 2

  1. A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Do nhu cầu của xã hội để tiến hành được công cuộc công nghiệp hoá - diện đại hoá đất nước cần phải có lực lượng lao động đủ trình độ, năng động, sáng tạo. Vì thế mục tiêu đào tạo cũng được thay đổi, hơn thế nữa thực trạng dạy và học ở nước ta cũng nhiều hạn chế do thời gian chiến tranh kéo dài, nền kinh tế kém phát triển, chương trình sách giáo khoa không thay đổi trong suốt 20 năm qua, kết quả đào tạo là lớp người thiếu kiến thức, vận dụng thực tế kém, nhìn ra các nước trên thế giới, chúng ta bị tụt hậu rất xa về nội dung và phương pháp dạy học, từ những lý do trên mà Bộ Giáo dục Đào tạo nước ta thấy cần thiết phải thay đổi nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học. Đối với bậc tiểu học, từ năm học 2002 - 2003 tiến hành triển khai dạy lớp 1 theo chương trình mới. Năm học 2003 - 2004 dạy lớp 2 theo chương trình mới. Là giáo viên tiểu học trực tiếp đứng lớp tôi thấy cần thiết phải nắm bắt những điểm mới đó để làm tốt công tác giảng dạy của mình. Cũng chính vì lý do đó tôi đã chọn đề tài “Phương pháp dạy học Toán có lời văn cho học sinh lớp 2”. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong dạy học toán nói chung và các em học sinh các lớp đầu cấp nói riêng. II. Mục đích nghiên cứu: Phương pháp dạy học toán có lời văn cho học sinh lớp 2. - Nêu ra những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục. - Nâng cao trình độc chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho bản thân. III. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 2A năm học 2003 - 2004. - Các tổ chuyên môn. - Ban giám hiệu Trường tiểu học Cát Tân - Như Xuân. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu về lý luận. - Phương pháp quan sát, thực nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu bằng điều tra, tổng hợp. 1
  2. - Phương pháp so sánh. V. Phạm vi nghiên cứu: Phương pháp dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 2. 2
  3. B. Nội dung Chương I: Cơ sở lý luận. Hoạt động giải toán luôn là hoạt động trí tuệ, sáng tạo vì rất hấp dẫn với nhiều học sinh và thầy cô giáo. Với mong muốn sao cho giờ học Toán diễn ra nhẹ nhàng và mỗi học sinh phát huy được hết năng lực học tập của mình cùng với suy nghĩ dạy học môn Toán ở lớp 2 không chỉ trang bị cho học sinh vốn tri thức toán học trong chương trình mà còn giúp học sinh nắm được chìa khoá để đi tới nhận thức, rèn luyện con người và dạy học sinh biết cách học (phương pháp học) toán, vì vậy tôi đã đề ra và thực hiện pháp pháp cụ thể sau: - Dạy khái niệm chắc chắn và khắc sâu cho học sinh dễ hiểu, giúp học sinh hiểu khái niệm “nhiều hơn” biết cách giải. - Giúp học sinh củng cố nắm vững cách giải bài toán về nhiều hơn. 3
  4. Chương II: I. đặc điểm của đơn vị: Năm học 2005 - 2006 trường có 2 lớp 2 với tổng số học sinh là: 49 em. Đội ngũ giáo viên phần đông đạt trình độ chuẩn hoá, có lòng yêu nghề mến trẻ. Ham học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cùng với sự chỉ đạo chuyên môn và sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đến các môn học nói chung cũng như môn Toán nói riêng. II. Mục tiêu của nhà trường đề ra trong năm học: Do sự phát triển không ngừng của nền giáo dục hiện nay và nhu cầu kiến thức của học sinh phải được nâng cao phấn đấu mục tiêu với danh hiệu “chuẩn quốc gia” nên nhà trường đề ra trong năm học các khối lớp hai phải đạt được. * Đối với giáo viên: - Hồ sơ xếp loại: tốt. - Có giờ dạy giỏi cấp trường trở lên. - Phải làm tốt công tác chủ nhiệm. * Đối với học sinh: - Học lực 100% đạt từ trung bình trở lên. Trong đó: Giỏi : 24% Khá : 43,2% - Hạnh kiểm: 100% thực hiện đầy đủ. III. Điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên và tình hình học tập của học sinh. - Những thuận lợi và khó khăn khi dạy Toán có lời văn cho học sinh lớp 2. - Một số biện pháp khắc phục khó khăn. 1. Tình hình giảng dạy của giáo viên: Từ đầu năm học 2005 - 2006 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2A. ở Tiểu học, giáo viên chủ nhiệm dạy gần như tất cả các môn học trong một lớp, nên yếu tố người thầy cực kỳ quan trọng. Người thầy ở tiểu học sẽ để lại trong tuổi thơ các em ấn tượng không thể phai mờ. 4
  5. Chính vì thế Ban giám hiệu nhà trường cùng các đồng chí Tổ trưởng chuyên môn trong các buổi sinh hoạt chuyên môn đã quán triệt các đồng chí giáo viên không ngừng cải tiến, nâng cao phương pháp dạy học. Phòng Giáo dục Như Xuân luôn triển khai các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học các môn học vào dịp hè hoặc trong năm học để một đồng chí cán bộ giáo viên được bồi dưỡng, tiếp thu chuyên đề mới. Bản thân tôi gần đây được tham dự “Hội nghị tập huấn chuyên đề thay sách lớp 2”. Từ việc nhận thức về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trang bị đầy đủ thời khoá biểu, sách giáo khoa, sách bồi dưỡng và đồ dùng học tập. Tôi thấy cần phải có phương pháp dạy học toán có loài văn cho học sinh. Lớp tôi có: 24 học sinh, các em đi học gần trường, phần đông là con nông dân, hoàn cảnh gia đình ổn định. Nhìn chung các em được bố mẹ chăm lo đến việc học tập. - Qua khảo sát đầu năm, các em đã nắm vững chắc chương trình Toán lớp 1, kết quả các em đều có đủ khả năng theo học chương trình toán lớp 2. 2. Những thuận lợi và khó khăn: Qua thực nghiệm dạy nội dung này theo chương trình mới sẽ gặp một số thuận lợi khó khăn sau: * Thuận lợi: a. Đối với giáo viên: Do có sự đổi mới về nội dung, cách sắp xếp kiến thức trong sách giáo khoa mà giáo viên dễ xây dựng các hoạt động dạy học nhằm đạt mục tiêu. Nội dung các bài toán được cập nhận hoá phù hợp với thực tiến nên giáo viên cũng dễ chuyển tải đến học sinh. Sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên đạt được mục tiêu giảng dạy của mình. b. Khó khăn: Do ít tiếp cận với sách giáo khoa, các tài liệu về chương trình mới, nhiều giáo viên chưa nắm chắc được sự thay đổi về nội dung và phương pháp dạy học. Trong giảng dạy hay nói nhiều, làm mẫu nhiều. 5
  6. Khi dạy các bài toán giải có đơn vị đo lường, học sinh thường trình bày sai, nhưng giáo viên không sửa. Chẳng hạn bài 3 tiết 92. Mỗi can đựng được 3 lít dầu. Hỏi có? Can như thế thì đựng bao nhiêu lít dầu. Học sinh trình bày: Giải: Số l dầu đựng trong can là: 3 x 5 = 15 (l) Đáp số: 15 (l). Nhiều giáo viên nên có thói quen không cho học sinh tìm hiểu kỹ đề nên thường đi đến kết quả sai. Các bài toán giải bằng một phép tính nhân hoặc chia, chưa khái quát thành dạng cơ bản ở các tiết hình thành bảng nhân, các bài toán có lời văn thường không có hình vẽ cụ thể nên giáo viên khó hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề. Ví dụ: Khi dạy tiết 91 bài “Bảng nhân 3” có bài 3 “mỗi nhóm có 3 học sinh, có 10 nhóm như vậy. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh”. Giáo viên khó hiển thị cho học sinh của 10 nhóm, trong khi ở các tiết luyện tập, các bài toán thường được thể hiện bằng hình vẽ cụ thể. Ví dụ: Tiết 92 bài 4. Mỗi túi có 3kg gạo. Hỏi 8 túi như thế có bao nhiêu kg gạo? Bài giải 3kg 3kg 3kg 3kg 3kg 3kg 3kg 3kg Với nội dung sách giáo khoa mới đòi hỏi phải sử dụng nhiều đồ dùng trực quan. Song vì năng lực của một số giáo viên còn hạn chế nên vẫn ít sử dụng đồ dùng trực quan. 6
  7. 2. Thuận lợi khó khăn đối với học sinh: a. Thuận lợi: Ngay từ lớp 1, chương trình đã giúp em rèn các kỹ năng, tìm hiểu đề toán, tìm cách giải và giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ. Vì vậy sang lớp 2 các em không còn lúng túng khi thực hiện giải một bài toán có lời văn. Do đặc điểm của học sinh đầu cấp nhanh nhớ nhưng chóng quên nên khi tập trung vào một dạng thì các em dễ khắc sâu và rèn được kỹ năng tính toán. Các bài toán có lời văn ở lớp 2 thường thể hiện một cách tường minh, các tình huống trong đề gần gũi với học sinh. Vì vậy với vốn ngôn ngữ còn ít của mình các em có thể đọc và hiểu đề một cách dễ dàng. Đặc biệt với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm hiện nay giúp các em có điều kiện hoạt động và chủ động nắm kiến thức. Thời lượng dành cho luyện tập thực hành nhiều nên các em được tham gia giải quyết nhiều tình huống khác nhau và bộc lộ khả năng của mình. Các bài toán được trình bày với nhiều hình thức khác nhau, giúp các em hứng thú học tập phát huy được tính sáng tạo của mình. b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nói trên học sinh vẫn gặp một số khó khăn khi học phần này. * Về tìm hiểu đề: Như chúng ta đã biết, muốn giải được bài toán được bài toán có lời văn học sinh phải đọc kỹ đề bài, hiểu được cách diễn đạt bằng lời văn của bài toán, song do trình độ ngôn ngữ của các em còn kém, một số học sinh lúng túng khi tìm hiểu đề. Mặt khác nội dung các bài toán thường nêu lên một tình huống quen thuộc, gần gũi với học sinh. Trong đó các dữ kiện thường là các đại lượng (danh số), khi tìm hiểu đề các em thường bị phân tán vào nội dung cụ thể của đại lượng hơn là các số cần thiết cho việc diễn tả điều kiện của các bài toán theo yêu cầu của đề. Ví dụ ở bài 3, tiết 41, “Một lớp học có 35 học sinh, trong đó có 20 học sinh trai. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh gái?”. Hoặc bài 4, tiết 60, “Một cửa hàng đồ chơi, có 84 ô tô và máy bay, trong đó có 45 ô tô. Hỏi cửa hàng đó có bao nhiêu máy bay?”. 7
  8. Đặc điểm tư duy lứa tuổi của các em là tư duy cụ thể nên tiếp xúc với các bài giải bằng một phép tính nhân hoặc chia thường gặp khó khăn trong suy luận. Bên cạnh một số khó khăn khi tìm hiểu đề, các em còn gặp một số khó khăn trong quá trình giải. Nắm vững nội dung nhất là các yếu tố cơ bản của bài toán là yêu cầu đầu tiên nhưng chưa đủ, nếu học sinh chưa có hứng thú và quyết tâm giải nó. Để giải đúng bài toán còn đòi hỏi các em tìm ra phương pháp giải là một hoạt động tư duy hết sức phức tạp, vừa đòi hỏi kinh nghiệm thực hành, sự linh hoạt sáng tạo. Song ở lứa tuổi các em thường có sự nhầm lẫn yếu tố không thuộc bản chất. Các em thường nhầm lẫn phương pháp giải giữa dạng này và dạng khác. Ví dụ bài 3, tiết 40, phần 1. “Mẹ nuôi con lợn nặng 28kg về nuôi. Sau một tháng nó tăng thêm 13kg, hỏi sau một tháng con lợn nặng bao nhiều kg?”. Đây là bài toán về nhiều hơn một số đơn vị nhưng các em lại nhầm là bài toán tìm số trừ chưa biết nên có phép tính giải. 28 - 13 = 15 (kg) Ngoài ra khi trình bày bài giải các em diễn đạt câu, lời văn thường không rõ ràng hoặc mắc các lỗi ghi chữ viết tắt các đơn vị đo đại lượng. Ví dụ: Bài 4, tiết 114, “Có 40 học sinh chia đều thành 4 tổ. Hỏi mỗi tổ có mấy học sinh?” Học sinh có lời giải: "Có số học sinh là?” hoặc bài 4 tiết 122, “Có một số lít dầu đựng trong 6 can, mỗi can 3 lít. Hỏi có bao nhiêu lít dầu?”. Học sinh viết câu lời giải “có số lít dầu là:” c. Đối với học sinh cá biệt: Trong lớp học thường có tới 4 loại đối tượng học sinh giỏi, khá, học sinh trung bình và học sinh yếu. Các đối tượng này học cùng một chương trình với những yêu cầu đặt ra theo mục tiêu đào tạo. Phần giải toán có lời văn chưa đáp ứng được đối tượng học sinh khá, giỏi. Bởi chưa có bài toán giải bằng nhiều cách hoặc bằng nhiều phép tính. 8