Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tiết luyện tập Toán trung học cơ sở
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tiết luyện tập Toán trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_tiet_luyen_tap_toa.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tiết luyện tập Toán trung học cơ sở
- Phöông Phaùp Daïy Hoïc Tieát Luyeän Taäp Toaùn THCS PHOØNG GD & ÑT HUYEÄN CHÖ SEÂ TRÖÔØNG TH CS CAO BAÙ QUAÙT = = = = = = = = = = Saùng kieán kinh nghieäm PHÖÔNG PHAÙP DAÏY HOÏC TIEÁT LUYEÄN TAÄP TOAÙN TRUNG HOÏC CÔ SÔÛ Hoï vaø teân : Phaïm Vaên Hieån Giôùi tính : Nam Daân toäc : Kinh Ngaøy sinh : 01/06/1979 Chöùc vuï : Giaùo vieân Ñôn vò: Tröôøng THCS Cao Baù Quaùt Giaùo vieân: Phaïm Vaên Hieån 1
- Phöông Phaùp Daïy Hoïc Tieát Luyeän Taäp Toaùn THCS A. ĐẶT VẤN ĐỀ Số tiết luyện tập môn Toán THCS chiếm một tỷ lệ khá cao so với tiết học lý thuyết. Trong chương trình cũ, số tiết luyện tập ít nhất cũng chiếm tỷ lệ 1/3 tổng số tiết học. Trong chương trình mới tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Tiết luyện tập Toán ở cấp THCS có một vị trí hết sức quan trọng không chỉ ở chỗ nó chiếm một tỷ lệ cao về số tiết học mà điều chủ yếu là: Nếu như tiết học lý thuyết cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu thì tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện các kiến thức cơ bản đó, nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể, làm cho học sinh nhớ và khắc sâu hơn những vấn đề lý thuyết đã học. Đặc biệt hơn trong tiết luyện tập học sinh có điều kiện để thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài toán thực tế, các bài toán có tác dụng rèn luyện kỹ năng tính toán, rèn luyện các thao tác tư duy dể phát triển năng lực sáng tạo sau này. Tiết luyện tập không phải chỉ là tiết giải các bài tập toán đã cho học sinh làm ở nhà hay sẽ cho học sinh làm ở trên lớp. Đành rằng, trong tiết luyện tập toán chắc chắn sẽ có phần giải các bài tập. Ngay cái tên “Tiết luyện tập” đã chỉ cho ta biết rằng “thầy phải luyện cái gì” và “trò phải tập cái gì”. Thầy luyện, trò tập làm đó là nội dung chủ yếu của tiết luyện tập. Chính cũng vì lẽ đó mà từ lâu trong phân phối chương trình đã thay tên tiết “bài tập” bằng tiết “luyện tập”. Trong tiết luyện tập, phần nào đó, thầy giáo được “tự do”hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học so với tiết học lý thuyết, miễn sao đạt được mục đích yêu cầu đề ra. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Giaùo vieân: Phaïm Vaên Hieån 2
- Phöông Phaùp Daïy Hoïc Tieát Luyeän Taäp Toaùn THCS Trong quá trình luyện tập giáo viên cần chú ý mấy yếu tố sau. Một là, hoàn thiện hoặc nâng cao ở mức độï phổ thông cho phép đối với phần lý thuyết của tiết học trước hoặc một số tiết học trước, thông qua một hệ thống bài tập( gồm các bài tập trong SGK, sách bài tập hoặc các bài tập tự chọn, tự sáng tạo của giáo viên tuỳ theo mục đích và chủ ý của mình) đã được sắp xếp hợp lý theo kế hoạch lên lớp. Hai là, rèn luyện chohọc sinh các kỹ năng, thuật toán hoặc nguyên tắc giải toán, dựa trên cơ sở nội dung lý thuyết toán đã học và phù hợp với trình độ tiếp thu của đại đa số học sinh của một lớp học, thông qua một hệ thống các bài tập hoặc một chuyên đề về các bải tập đã được sắp xếp theo chủ ý của giáo viên. Đây thực chất là vấn đề vận dụng lý thuyết để giải bài tập hoặc hệ thống các bài tập nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết cho học sinh được dùng nhiều trong thực tiễn đời sống và học tập. Ba là, thông qua phương pháp và nội dung của tiết học( hệ thống các bài tập của tiết học ), rèn luyện cho học sinh nề nếp làm việc có tính khoa học, học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, phương pháp tư duy và các thao tác tư duy cần thiết. I. CẤU TRÚC CỦA TIẾT LUYỆN TẬP TOÁN. Tiết luyện tập toán có thể được cấu trúc theo nhiều phương án khác nhau, tuỳ theo chủ ý của mỗi người. Ở đây tôi xin đưa ra hai phương án để giáo viên tham khảo. PHƯƠNG ÁN 1 a) Bước1: Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học ( định nghĩa, định lý,quy tắc, công thức, nguyên lý giải toán v.v )sau đó có thể mở Giaùo vieân: Phaïm Vaên Hieån 3
- Phöông Phaùp Daïy Hoïc Tieát Luyeän Taäp Toaùn THCS rộng phần lý thuyết ở mức đọ phổ thông trong chừng mực có thể( thông qua phần kiểm tra miệng đầu tiết học). b) Bước 2: Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà giáo viên đã quy định, nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài tập toán của học sinh, kiẻm tra kỹ năng tính toán, cách diễn đạt bằng lời và cách trình bày lời giải bài toán của học sinh. Sau khi đã cho học sinh của lớp nhận xét ưu, khuyết điểm trong cách giải,đánh giá đúng sai trong lời giải hoặc có thể đưa ra cách giải ngắn gọn hơn, thông minh hơn vv , giáo viên cần phải chốt lại vấn đề có tính chất giáo dục theo nội dung sau: - Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó ( nếu có) - Khẳng định những chỗ làm đúng, làm tốt của học sinh để kịp thời động viên học sinh. - Đưa ra những cách giải khác ngắn gọn hơn, thông minh hơn hoặc vận dụng lý thuyết một cách linh hoạt hơn để giải các bài toán(nếu có thể được) c) Bước 3: Cho học sinh làm một số bài tập mới ( có trong hệ thống bài tập của các tiết luyện tập mà học sinh chưa làm hoặc do giáo viên tự biên soạn theo mục tiêu đề ra của tiết luyện tập) nhằm mục đích đạt được một hoặc một số yêu cầu trong các yêu cầu sau: - Kiểm tra ngay được sự hiểu biết của học sinh phần lý thuyết mở rộng( hoặc kiến thức sâu hơn) mà giáo viên đã đưa ra trong tiết luyện tập ở đầu giờ (nếu có). - Rèn luyện phẩm chất của trí tuệ : tính nhanh, tính nhẩm một cách thông minh, rèn luyện tính linh hoạt sáng tạo qua các cách giải khác nhau của mỗi bài toán, tính thuận nghịch của tư duy vv - Khắc sâu và hoàn thiện phần lý thuyết qua các bài tập có tính chất phản ví dụ, các bài tập vui có tính chất thiết thực. Giaùo vieân: Phaïm Vaên Hieån 4
- Phöông Phaùp Daïy Hoïc Tieát Luyeän Taäp Toaùn THCS PHƯƠNG ÁN 2 a) Bước 1: Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập cũ đã cho làm ở nhà để kiểm tra học sinh đã hiểu lý thuyết đến đâu, kỹ năng vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài toán như thế nào? Học sinh đã mắc những sai phạm nào? các sai phạm nào thường mắc phải ? Cách trình bày diễn đạt lời giải một bài toán bằng lời nói, bằng ngôn ngữ toán học như thế nào? Đây thực chất là bước kiểm tra lại chất lượng học tập của học sinh một cách toàn diện về môn toán và cụ thể tiết học toán vừa qua. b) Bước 2 : Trên cơ sở đã nắm vững được các thông tin về các vấn đề nói ở trên, giáo viên cần phải chốt lại vấn đề có tính chất trọng tâm: - Nhắc lại một số vấn đề chủ yếu về lý thuyết mà học sinh chưa hiểu hoặc chưa hiểu sâu nên không vận dụng tốt vào việc giải các bài tập toán - Chỉ ra những sai sót của học sinh, nhất là những sai sót thường mắc phải của học sinh mà giáo viên đã tích luỹ được trong quá trình dạy học. - Hướng dẫn cho học sinh cách trình bày, diễn đạt bằng lời nói, bằng ngôn ngữ toán học, ký hiệu toán họcvv c) Bước 3: Cũng giống như ở phương án 1 Cho học sinh làm một số bài tập mới ( có trong hệ thống bài tập của các tiết luyện tập mà học sinh chưa làm hoặc do giáo viên tự biên soạn theo mục tiêu đề ra của tiết luyện tập) nhằm mục đích đạt được một hoặc một số yêu cầu trong các yêu cầu sau: - Hoàn thiện lý thuyết, khắc phục những sai lầm mà học sinh thường mắc phải - Rèn luyện các phẩm chất của trí tuệ : tính nhanh, tính nhẩm một cách thông minh, tính linh hoạt trong quá trình giải toán. Giaùo vieân: Phaïm Vaên Hieån 5
- Phöông Phaùp Daïy Hoïc Tieát Luyeän Taäp Toaùn THCS - Rèn luyện một vài thuật toán cơ bản mà yêu cầu học sinh cần phải ghi nhớ trong quá trình học tập. - Rèn luyện cách phân tích nội dung bài toán để tìm phương hướng giải quyết bài toán , các bước tiến hành giải toán. - Rèn luyện cách trình bày lời giải một số bài toán bằng văn viết vv Tóm lại, dù sử dụng phương án nào thì cũng cần phải có ba phần chủ yếu là hoàn thiện lý thuyết , rèn luyện kỹ năng thực hành và phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Muốn vậy phải nghiên cứu kỹ hệ thống bài tập trongSGK hoặc sách bài tập toàn về nội dung về cách giải và đặc biệt là tính mục đích của từng bài tập mà các tác giả SGK đưa ra hoặc các bài tập tự soạn theo chủ ý và mục đích của mình. II. QUY TRÌNH SOẠN BÀI VÀ THỰC HIỆN TIẾT LUYỆN TẬP TRÊN LỚP. 1. Nghiên cứu tài liệu: Trước hết phải nghiên cứu lại phần lý thuyết mà học sinh được học. Trong các nội dung lý thuyết , phải xác định rõ ràng kiến thức cơ bản và trọng tâm, kiến thức nâng cao hoặc mở rộng cho phép. Bước tiếp theo là nghiên cứu các bài tập trong SGK, sách bài tập toán theo yêu cầu sau và tự mình phải trả lời đượcnhững yêu cầu này: + Cách giải từng bài toán như thế nào? + Có thể có bao nhiêu cách giải bài toán này + Cách giải nào là cách giải thường gặp ? cách giải nào là cơ bản? + Ý đồ của tác giả đưa ra bài toán này để làm gì? + Mục đích và tác dụng của từng bài tập như thế nào? 2. Nội dung bài soạn: Nội dung bài soạn (hay nội dung một giáo án) phải thể hiện được các đề mục chủ yếu sau đây: Giaùo vieân: Phaïm Vaên Hieån 6
- Phöông Phaùp Daïy Hoïc Tieát Luyeän Taäp Toaùn THCS a) Mục tiêu của tiết luyện tập. b) Cấu trúc của tiết luyện tập: - Chữa các bài tập cũ đã ra ở kỳ trước. + Số lượng bài tập – dự kiến thời gian + Chốt lại vấn đề gì qua các bài tập này? - Cho học sinh làm bài tập mới(chọn lọc trong SGK, SBT hoặc tự đưa ra) + Số lượng bài – dự kiến thời gian. + Mỗi bài đưa ra có dụng ý gì? + Chốt lại những vấn đề gì sau khi cho học sinh làm các bài toán này? - Hướng dẫn học sinh học bài, làm bài ở nhà sau tiết luyện tập + Hệ thống các bài tập cho về nhà làm ( trong SGK,SBT hoặc tự ra) + Có cần gợi ý gì đối với từng bài tập cho học sinh yếu? Cho học sinh giỏi? c) Thực hiện nội dung đã nêu ở trên trong tiết luyện tập. +Tiến trình được thực hiện trên lớp như thế nào để phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh? Phần này thực chất là những suy nghĩ và dự kiến của giáo viên sẽ tiến hành trên lớp. Tuy rằng hành động chưa xẩy ra nhưng cũng vẫn dự kiến nêu lên, để sau này, khi thực hiện xong tiết luyện tập ở trên lớp có điều kiện đúc rút kinh nghiệm dạy học cho những ngày sau. III. MINH HOẠ CỤ THỂ CÁC BƯỚC NÊU TRÊN QUA TIẾT LUYỆN TẬP ( SGK Toán 6 Tập 2) 1. Nghiên cứu tài liệu: Phần lý thuyết đã học gồm các nội dung cơ bản sau đây: a - Khái niệm phân số: , a,b Z , b 0 b a c - Tính chất cơ bản của phân số: a.d c.b b d Giaùo vieân: Phaïm Vaên Hieån 7