Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy hát tập thể môn Âm nhạc trong trường Tiểu học

doc 20 trang sangkien 30/08/2022 7920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy hát tập thể môn Âm nhạc trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hat_tap_the_mon_am_nha.doc
  • docmuc luc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy hát tập thể môn Âm nhạc trong trường Tiểu học

  1. ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT TẬP THỂ MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC phßng gi¸o dôc & ®µo t¹o tiªn l·ng tr­êng tiÓu häc tiªn thanh  nghiªn cøu s­ ph¹m øng dông “Ph­¬ng ph¸p d¹y h¸t tËp thÓ m«n ¢m nh¹c trong tr­êng TiÓu häc” Gi¸o viªn : Vò ThÞ TuyÓn Tæ chuyªn m«n: Tæ 1 Tr­êng TiÓu häc Tiªn Thanh §èi t­îng nghiªn cøu: HS líp 5 N¨m häc 2011 - 2012 Vũ Thị Tuyển 1
  2. ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT TẬP THỂ MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC I: TÓM TẮT Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu ca hát, tiếng hát đã gắn liền với cuộc sống lao động và đấu tranh từ bao đời nay, tiếng hát là tiếng nói của trái tim, là bình minh của ngày mới nó đã trở thành môn nghệ thuật âm nhạc luôn được mọi người yêu thích. Âm nhạc không chỉ mang lại những cảm xúc vui sướng trong đời sống tinh thần mà còn tạo cho chúng ta tìm hiểu, biết về thế giới con người tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường tiểu học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn âm nhạc vào giảng dạy trong chương trình chính khoá. Nó đã trở thành một trong chín môn học bắt buộc trong trường Tiểu học để đào tạo con người toàn diện cũng như các môn học khác trong hệ thống Giáo dục. Âm nhạc bao gồm kiến htức kĩ năng, cơ sở kĩ năng, phương pháp dạy học. Am nhạc không phải là là môn nghệ thuật . Vì vậy tiến trình dạy học phải tuân theo những quy luật, những nguyên tắc sư phạm vừa phải, đảm bảo tính vừa sức về truyền thụ kiến thức và sự phát triển của nghệ thuật âm nhạc. Song thực tế việc giảng dạy bộ môn âm nhạc trong nhà trường tiểu học hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức với quan nhiệm dạy cho đủ số tiết, đủ số giờ theo quy định của chương trình, chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả giờ dạy, chưa kết hợp các phương pháp dạy học cho trẻ ở từng độ tuổi với các dạng hoạt động của từng môn học đề giờ dạy phong phú, đạt hiệu quả để đáp ứng với yêu cầu cải cách giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc đã được ưu tiên và chú y hơn về thời gian, chương trình bộ môn đã được đem thảo luận ở nhiều tổ bộ môn âm nhạc, ở nhiều hội thảo khoa học với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường. Là giáo viên ra trường được một số năm giảng dạy bộ môn âm nhạc tại trường tiểu học, qua thực tế dự giờ ở một số trường, qua trao đổi tiếp xúc với đồng nghiệp, qua khảo sát chất lượng học nhạc của học sinh, tôi đã rút ra một số phương pháp giảng dạy với yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho thầy và trò trong chương trình giảng dạy bộ môn âm nhạc lớp 5. Vũ Thị Tuyển 2
  3. ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT TẬP THỂ MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC II: GIỚI THIỆU 1. THÔNG TIN CƠ SỞ - N¾m được khả năng tiếp thu của học sinh lớp 5 để rút ra một số phương pháp giảng dạy phù hợp. - Phân tích các ưu, nhược điểm trong các tiết dạy. - Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn âm nhạc lớp 5. 2. GIẢI PHÁP THAY THẾ: - Nghiên cứu có những tài liệu liên quan. - Khảo sát chất lượng để nắm được khả năng học nhạc của học sinh lớp 5. - Khảo sát đánh giá nguyên nhân qua số liệu khảo sát. - Qua tình hình thực tiễn rút ra một số phương pháp mới để giảng môn âm nhạc lớp 5 có hiệu quả. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Nội dung chương trình, tài iệu sách giáo khoa, giáo trình giảng môn âm nhạc lớp 5. Dạy thực hành tại lớp 5A và lấy lớp 5B làm đối chứng, dự các giờ học bộ môn có liên quan. Hình thức và thể loại bao gồm: tập hát, tập đọc, chép nhạc trong chương trình âm nhạc lớp 5. III:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Tôi thực hiện trên cả hai lớp sĩ số học sinh lớp 5A là 26 , sĩ số học sinh lớp 5B la 26.Các em đều là các đối tượng : Gỉỏi , Khá, Trung bình , Yếu 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU + Phương pháp dạy hát: Vũ Thị Tuyển 3
  4. ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT TẬP THỂ MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC - Phương pháp sử dụng đàn (nhạc cụ) - Phương pháp sử dụng bản đồ. - Phương pháp luyện thanh trước khi học hát. - Phương pháp uốn nắn những sai sót - Phương pháp dạy hát hoà hợp trong tập thể. + Phương pháp tập đọc, chép nhạc. - Phương pháp tổ chức trò chơi qua hình, tiết tấu. - Phương pháp luyện thanh âm trước khi đọc nhạc - Phương pháp tập chép nhạc 3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Nhiệm vụ dạy nhạc trong nhà trường là nhằm đưa âm nhạc đến với trẻ thơ, là điều kiện ban đầu trẻ cảm thụ âm nhạc, hiểu biết nghệ thuật, đó chính là những mắt xích đầu tiên, quan trọng nhất để khơi dạy ở trẻ những cảm xúc với âm nhạc và còn giữ mãi trong tâm hồn trẻ suốt cuộc đời. Song quá triìn giáo dục âm nhạc là một quá trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn và liên tục cùng với quá trình đào tạo con người xuất phát từ nhân cách phát triển toàn diện của trẻ, căn cứ vào đặc điểm của môn nghệ thuật âm nhạc và trên cơ sở lứa tuổi của trẻ mà nhiệm vụ giáo dục âm nhạc của trẻ bao gồm: - Giáo dục âm nhạc bằng phát triển năng lực cảm thụ tai nghe thông qua tập hát, tập đọc nhạc, tập ghi chép nhạc để trẻ cảm nhận sâu sắc về nội dung tác phẩm. - Mở rộng âm nhạc gây ấn tượng cho trẻ để trẻ làm quen với những tác phẩm đa dạng, sự lựa chọn nhận xét mỗi tác phẩm theo cảm xúc của mình. - Để thực hiện được nhiệm vụ và nội dung chương trình giảng dạy môn âm nhạc phải đảm bảo những yêu cầu: + Cung cấp kiến thức cơ sở âm nhạc cần thiết, những kĩ năng hoạt động âm nhạc cho giáo viên dạy chuyên nhạc. Vũ Thị Tuyển 4
  5. ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT TẬP THỂ MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC + Trang bị phương pháp giảng dạy kết hợp các phân môn trong chương trình bồi dưỡng tình cảm và thị hiếu nghệ thuật, khả năng tổ chức các hoạt động âm nhạc trong nhà trường, phương pháp dạy âm nhạc phải tuân theo những nguyên tắc chung của phương pháp dạy học, phương pháp dạy hát và dạy nhạc cho trẻ phải dạy đại trà cho tất cả mọi học sinh không chỉ bồi dưỡng và dạy cho các em có năng khiếu, có những năng lực đặc biệt về âm nhạc. IV. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU: Để nắm bắt tình hình học bộ môn âm nhạc của học sinh lớp 5 tôi đã theo dõi quá trình học của các em thấy chất lượng còn rất thấp, phần lớn các em vẫn chưa cảm thụ hết môn nghệ thuật này.Qua trao đổi với học sinh lớp 5 tôi thấy hầu hết các em rất thích học nhạc, học hát nhưng lại không hiểu thế nào là hát đúng nhạc, hát có truyền cảm còn phần đọc, chép nhạc thì các em chỉ biết đọc theo thầy và chép theo thầy chứ không hiểu theo cách: đọc hiểu, chép hiểu. Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bộ môn âm nhạc ở trường Tiểu học, tôi đã đi xâm nhập thực tế và dự giờ ở một số trường có giáo viên chuyên, khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh tại trường, từ đó rút ra một số phương pháp áp dụng giảng dạy bộ môn âm nhạc lớp 5 đạt hiệu quả. Ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học hát nhạc của các em khối 5 và đi sâu nghiên cứu thực nghiệm ở lớp 5A và lớp 5B tại trường làm đối chứng. Phiếu kiểm tra có nội dung như sau: 1. BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Môn: Âm nhạc Câu 1: (5đ) Em hãy hát và biểu diễn bài “Những bông hoa những bài ca” và cho biết tên nhạc sĩ sáng tác? Vũ Thị Tuyển 5
  6. ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT TẬP THỂ MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Câu 2: (3đ) Trình bày đoạn nhạc sau có sử dụng dấu quay lại: Câu 3: (2đ) Chép lại đoạn nhạc dưới đây và điền tiếp (tên nốt) vị trí các nốt trên khuông. 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Giỏi Khá TB Yếu Thái độ Lớp Sĩ số Không SL % SL % SL % SL % Thích thích 5A 26 5 19.2 19 73.0 2 7.8 0 25 1 5B 26 4 15.3 15 57.9 5 19.2 2 7.6 23 3 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT - Kết quả khảo sát của 2 lớp, xét về mặt bằng tôi thấy kết quả đạt được như vậy là chưa cao, chỉ có một số ít bài giỏi và khá, bài dưới trung bình và trung bình là nhiều. Xét về hứng thú học tập thì các em học sinh đều không thích học môn này vì sợ lên biểu diễn còn ngượng ngùng, e ngại, sợ sệt, đây là một thực trạng rất dáng lo ngại trong tiết dạy hát vì đó là môn nghệ thuật đáng lẽ phải thu hút được sự hứng thú Vũ Thị Tuyển 6
  7. ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT TẬP THỂ MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC yêu thích học môn này của học sinh. Nếu đội ngũ giáo viên của chúng ta không biết đổi mới phương pháp dạy học, không biết phát huy khả năng vốn có và khám phá năng khiếu bẩm sinh của các em thì sẽ không có được tiết dạy hát đạt kết quả cao. - Từ những vấn đề trên tôi đã tìm hiểu ra nguyên nhân để có hướng khắc phục những tồn tại trong việc dạy và học. * Nguyên nhân: - Nguyên nhân lớn vẫn là giáo viên chưa biết phối kết hợp các phương pháp sao cho hợp lý để áp dụng vào trong bài dạy, truyền thụ kiến thức phải mang tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi để giúp các em học yếu, các em không có năng khiếu xoá bỏ những mặc cảm tự ti thì đều có thể học được bộ môn âm nhạc. - Trong quá trình giảng dạy đa số giáo viên vẫn sử dụng các phương pháp cũ trong tiết dạy không biết sử dụng đồ dùng dạy học, nhất là đánh đàn, chưa thu hút được sự yêu thích, ham muốn của học sinh đối với môn nghệ thuật này. - Do học sinh không nắm bắt kiến thức từ lớp dưới lên hát còn sợ, ngại ngùng không biểu diễn được mà còn hát sai nhiều, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể. Phần tập đọc nhạc còn lúng túng về cao độ và trường độ, không biết bỏ đoạn (1) để đọc đoạn (2), chép nhạc vẫn còn bẩn, sai vị trí các nốt trên khuông. Học sinh tiếp thu còn thụ động, không tạo cho mình được tính bạo dạn khi đứng trước tập thể, khi lên hát, biểu diễn học sinh vẫn còn sợ, e ngại thì làm sao có thể biểu diễn và hát hay được. V. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của việc dạy môn âm nhạc ở lớp 5 đồng thời sau khi nắm bắt được những ưu điểm, hạn chế của phương pháp dạy học cũ, tôi đã nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy âm nhạc bằng cách hướng vào giải quyết những vấn đề sau: Vũ Thị Tuyển 7
  8. ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT TẬP THỂ MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC 1. Giúp giáo viên sử dụng tốt đồ dùng dạy học, cụ thể như: bản đồ đối với những bài hát dân ca, đàn và một số phương pháp như luyện thanh, uốn nắn những sai sót, hát hoà hợp trong tập thể. 2. Tổ chức các trò chơi âm nhạc qua hình tiết tấu trong phần tập đọc nhạc nhằm thu hút sự chú ý và phát huy tốt khả năng âm nhạc của học sinh, tạo tính tích cực chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức. 3. Cải thiện phương pháp dạy môn âm nhạc để có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao. Để học sinh lớp 5 tự tin và học tốt môn âm nhạc đạt hiệu quả đầu tiên tôi hình thành cho các em một số thói quen học tập như sau: - Thói quen khi lên bảng hát không e ngại trước tập thể, tập mạnh bạo trong khi múa hát. - Giờ học phải chú ý học hát, tập chép, đọc nhạc dưới sự chỉ đạo của giáo viên. - Biết vận dụng vào nhạc để hát cho đúng, phải tạo cho mình kiến thức âm nhạc vững chắc để biết nhận xét, so sánh người hát sau bài học biết hát và đọc, chép nhạc ở mức độ đơn giản nhất. Về phía giáo viên: - Khi lên lớp với khuynh hướng nhằm truyền đạt kiến thức âm nhạc sơ đẳng cho học sinh. Để khai thác năng khiếu của học sinh, khơi dậy ở các em sự ham hiểu biết, trí tò mò về thế giới âm nhạc. Học sinh có thể đặt các câu hỏi liên quan trong bài với giáo viên. - Thật sự chú ý trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học hấp dẫn, thu hút sự chú ý và gây dựng hứng thú được học nhạc của học sinh. Thường xuyên áp dụng các phương pháp đổi mới và sử dụng phương pháp trong giờ dạy sao cho hợp lý đối với từng kiểu bài để học sinh không bị nhàm chán trong tiết học. - Cần chú trong rèn luyện và không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Vũ Thị Tuyển 8