Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí ở trường THPT

doc 23 trang sangkien 6520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_boi_duong_doi_tuyen_hoc_si.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí ở trường THPT

  1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp, hóa hiện đại hóa. Nhiệm vụ của ngành giáo dục là đào tạo những con người lao động mới có đủ tài năng, trí tuệ để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới áp dụng vào việc phát triển kinh tế của đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp mới. Để làm được điều đó thì ngành giáo dục nói chung và mỗi người giáo viên nói riêng phải từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân . Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công thì phải không ngừng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Do đó việc bồi dưỡng nhân tài là một nhiệm vụ rất quan trọng của ngành giáo dục và của mỗi người giáo viên. Bồi dưỡng nhân tài phải được thực hiện sớm từ bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Việc bồi dưỡng nhân tài ở bậc trung học phổ thông được thể hiện ở bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó có bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí. Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí cấp trung học phổ thông, tôi có nhiều năm tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, bản thân tôi nhận thấy việc ôn luyện học sinh giỏi luôn tác động tích cực tới cả thầy và trò. Đó là cơ hội để thầy tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân, đối với trò đó là bệ phóng cho các em có năng lực ở lĩnh vực này. Do vậy tôi đã chọn đề tài: “Phương pháp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí ở trường THPT” để góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí nói chung và việc ôn thi học sinh giỏi nói riêng ở trường THPT Hồng Quang ngày càng tốt hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài, tôi mạnh dạn trình bày về các phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn Địa lí nhằm tìm ra những học sinh có năng lực thực sự đối với việc thi học sinh giỏi, đồng thời giúp các em có được phương pháp học tập một cách tích cực nhất trong quá trình ôn thi học sinh giỏi. 3. Đối tượng nghiên cứu
  2. Các phương pháp về công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí ở trường THPT Hồng Quang. 4. Giới hạn của đề tài Phạm vi nghiên cứu ở đây là đối tượng học sinh, cụ thể là học sinh thuộc khối lớp 11 và 12 ôn thi học sinh giỏi. 5. Nhiệm vụ của đề tài Đưa ra các phương pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở trường THPT Hồng Quang. Rút ra kết luận và đề xuất một số biện pháp về công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí của nhà trường. 6. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát tình hình học tập môn Địa lí của học sinh để nắm được mức độ hiểu biết của các em về bộ môn này. Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích đánh giá tình hình để lựa chọn các học sinh có khả năng tham gia vào đội tuyển thi học sinh giỏi. Kiểm tra lại kết quả và có điều chỉnh bổ sung kịp thời. 7. Thời gian nghiên cứu Năm học 2012 – 2013 và các năm tiếp theo.
  3. NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lí luận 1. Cơ sở triết học Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là động lực thúc đẩy quá trình phát triển. Vì vậy trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, Giáo viên cần chú trọng gợi động cơ học tập giúp các em thấy được sự mâu thuẫn giữa những điều chưa biết với khả năng nhận thức của mình, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Tình huống này phản ánh một cách lôgíc và biện chứng trong quan niệm nội tại của bản thân các em. Từ đó kích thích các em phát triển tốt hơn. Theo giáo sư K.A.Xalisev “Bản đồ địa lí là mô hình kí hiệu hình tượng không gian của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và xã hội, được thu nhỏ, được tổng hợp hóa, theo một cơ sở toán học nhất định nhằm phản ánh vị trí, sự phân bố và mối tương quan của các đối tượng, hiện tượng và cả sự biến đổi của chúng theo thời gian”. Việc đưa ra các phương pháp để khai thác thông tin từ bản đồ giúp học sinh rút ngắn được thời gian học và ghi nhớ máy móc. 2. Cơ sở tâm lí học Theo các nhà tâm lí học: Con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy khi đứng trước một khó khăn cần phải khắc phục. Vì vậy giáo viên cần phải để học sinh thấy được khả năng nhận thức của mình với những điều mình đã biết với tri thức của nhân loại. Căn cứ vào quy luật phát triển nhận thức và hình thành các đặc điểm tâm lí thì từ những lớp cuối của cấp THCS, học sinh đã bộc lộ thiên hướng, sở trường và hứng thú đối với những lĩnh vực kiến thức, kĩ năng nhất định. Một số học sinh có khả năng và ham thích với các môn khoa học tự nhiên, số khác lại thích thú với các môn khoa học xã hội, nhân văn khác. Ngoài ra còn có những học sinh thể hiện năng khiếu trong những lĩnh vực đặc biệt Thực tế giảng dạy cho thấy phần đông học sinh sẽ yêu thích môn học nếu được thầy định hướng chỉ bảo tận tình. 3. Cơ sở giáo dục học
  4. Để giúp các em ôn thi học sinh giỏi tốt hơn giáo viên cần tạo cho học sinh hứng thú học tập. Cần cho học sinh thấy được nhu cầu nhận thức là quan trọng, con người muốn phát triển cần phải có tri thức cần phải học hỏi. Qua đó người thầy cần biết phân loại, định hướng và có các biện pháp phát triển phù hợp với học sinh. Chương II: Thực trạng của đề tài 1. Thời gian và các bước tiến hành Phương pháp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí trong năm học 2012-2013 và các năm tiếp theo. 2. Kiểm tra chất lượng đầu năm của bộ môn Thông qua việc kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm của bộ môn Địa lí thì số học sinh có kết quả học tập từ khá trở lên chiếm khoảng 30%. Trong số đó có những em có triển vọng song chưa được đầu tư nhiều nên chưa thực sự phát huy được khả năng của bản thân. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi còn ít. Các tài liệu về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí chưa thật sự phổ biến trong thư viện nhà trường nên quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn. 3. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả trên - Môn Địa lí là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội ). Không phải là môn học thuộc lòng nên học sinh chưa thật sự yêu thích. - Học sinh chưa nhận thức đúng, chưa có phương pháp học tập thích hợp. - Từ năm học 2010-2011 trở về mấy năm trước Bộ giáo dục xóa bỏ hình thức tuyển thắng Đại học, cao đẳng cho những học sinh đạt giải Quốc gia nên không khuyến khích được nhiều học sinh tham gia ôn thi học sinh giỏi.
  5. Chương 3: Giải quyết vấn đề I. Những biện pháp vận dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở trường THPT Hồng Quang 1. Điều tra học sinh có năng khiếu học bộ môn Tuy là bộ môn ít được học sinh và phụ huynh quan tâm, song nếu được quyền chọn lựa như các bộ môn văn hoá cơ bản khác, thì bản thân tôi nhận thấy việc điều tra phát hiện học sinh có năng khiếu học giỏi bộ môn là rất quan trọng. Do vậy trong quá trình giảng dạy trên lớp, chấm chữa bài kiểm tra của học sinh giáo viên bộ môn phải: Chuẩn bị chu đáo bài dạy, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, có hệ thống câu hỏi đưa ra phù hợp với mọi đối tượng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học, nhằm cung cấp kiến thức cơ bản ở mỗi bài học cho học sinh. Đồng thời có những hệ thống câu hỏi nâng cao nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu học giỏi bộ môn. Từ đó tiếp tục bồi dưõng nâng cao kiến thức để phát triển tài năng sẵn có của học sinh. Tổ chức tốt các giờ học trên lớp, gây hứng thú học tập của bộ môn cho học sinh trong mỗi giờ học. Khi học sinh yêu thích học tập bộ môn sẽ có ý thức tham gia đội tuyển. 2. Phương pháp bồi dưỡng Sau khi phát hiện được đối tượng học sinh yêu thích bộ môn có năng khiếu học giỏi bộ môn thì giáo viên phải xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng sát với yêu cầu. 3. Một số phương pháp cụ thể về bồi dưỡng phần kiến thức cơ bản 3.1. Trên lớp Tiến hành bồi dưỡng học sinh trong giờ học trên lớp. Trang bị cho học sinh có những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết của bộ môn. Trên cơ sở kiến thức kỹ năng giáo viên lồng ghép chương trình nâng cao, mở rộng thêm kiến thức kỹ năng ngay trong các giờ học trên lớp để học sinh phát huy tốt khả năng của mình trong các bài học. Giáo viên không ngừng cải tiến phương pháp học tập, vân dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học, hướng dẫn học sinh khai thác triệt để kênh hình
  6. kênh chữ sách giáo khoa. Chú ý rèn kỹ năng đọc bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ. Vì đây là nội dung cơ bản không thể thiếu trong học tập và giảng dạy Địa lí đặc biệt là công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Cung cấp cho học sinh những thông tin cập nhật hàng ngày thông qua nhiều hình thức: Báo trí, tuyên truyền, mạng internet Hệ thống câu hỏi trong các bài học phải phù hợp và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, phát triển trí thông minh cho học sinh. 3.2. Bồi dưỡng học sinh theo đội ngũ Giáo viên phải lựa chọn, xây dựng kế hoạch và chương trình cụ thể đảm bảo tính hệ thống. Chuẩn bị tốt giáo án bồi dưỡng - đảm bảo kiến thức cơ bản, trọng tâm và có hệ thống. Vì chương trình Địa lí THPT là chương trình đồng tâm nên khi bồi dưỡng học sinh qua mỗi chuyên đề giáo viên phải chú ý tính lô gíc và hệ thống của kiến thức trong từng chuyên đề. Giáo viên bồi dưỡng đội tuyển không những trang bị cho mình về kiến thức, phương pháp giảng dạy mà còn phải biết sưu tầm tích luỹ tư liệu dạy học, tích cực đọc nghiên cứu tài liệu tham khảo, nâng cao tích luỹ kinh nghiệm, các bộ đề để rèn luyện cho học sinh. Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên phải kết hợp giữa việc trang bị kiến thức cơ bản cần thiết với việc nâng cao mở rộng kiến thức. Kết hợp giữa trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng Địa lí theo từng chuyên đề như: Kỹ năng đọc bản đồ, át lát, phân tích bản đồ, nhận xét bảng số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ Đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lí. Trong từng chuyên đề giáo viên phải có sưu tầm dạng đề tiêu biểu về kiến thức kỹ năng để rèn luyện cho học sinh giúp học sinh làm quen củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Sau mỗi chuyên đề cần khảo sát, đánh giá để rèn kỹ năng tư duy, trình bày cho học sinh, từ đó kiểm tra, đánh giá, nắm bắt tình hình nhận thức của học sinh để có biện pháp khắc phục.