Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” – Công nghệ 10

docx 57 trang Mịch Hương 27/09/2024 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” – Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_va_pham_chat_cho_h.docx
  • pdfHoàng Thi Hải Yến, Phạm Thị Thanh Thái, Nguyễn Thị Châu, THPT Anh Sơn 1, LV Sinh - Công nghệ.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” – Công nghệ 10

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN, BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM” – CÔNG NGHỆ 10 LĨNH VỰC: SINH - CÔNG NGHỆ 1
  2. MỤC LỤC  TT Nội dung Trang Phần 1 ĐẶT VAN ĐỀ 1 Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 2.1 Cơ sở lí luận của đề tài 2 2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 6 2.3 Một số giải pháp phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua dạy học dự án kết hợp hoạt động trải nghiệm chế biến 9 thực phẩm an toàn trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” - Công nghệ 10 2.3.1 Phân tích cấu trúc nội dung chủ đề “Chế biến lương thực và 9 thực phẩm” môn Công nghệ 10 2.3.2 Xây dựng bảng mô tả về các mức độ cần đạt của chủ đề nhằm 9 phát triển năng lực học sinh 2.3.3 Hệ thống câu hỏi định hướng dạy học chủ đề 10 2.3.4 Thiết kế các dự án dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” Công nghệ 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm 12 chất của học sinh trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. 2.3.5 Thiết kế các hoạt động dạy học dự án theo hướng phát triển 14 phẩm chất và năng lực học sinh 2.3.6 Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá học sinh 27 trong chủ đề 2.4 Thực nghiệm sư phạm 32 2.5 Ý nghĩa của đề tài 43 2.6 Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm 43 2.7 Bài học kinh nghiệm 43 Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 3.1 Kết luận 45 3.2 Kiến nghị 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC 1
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Trong sự đổi mới chung của ngành Giáo dục & Đào tạo, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở tất cả các cấp học đang được coi là chìa khoá để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học. Hiện nay ở các trường thuộc khu vực miền núi thì việc giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực của học sinh chưa nhiều, chưa tạo được hứng thú học tập. Vì vậy, việc lựa chọn các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, hiện đại phù hợp để có thể phát huy được tính tự tin, tích cực chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh, phát triển phẩm chất, năng lực người học là điều hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp giáo dục giúp phát triển phẩm chất và năng lực người học là tổ chức các hoạt động trải nghiệm, dự án học tập giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Trong chương trình môn Công nghệ 10 có nhiều kiến thức rất thiết thực, gần gũi với HS. Trong đó phần kiến thức chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” có liên quan đến việc chế biến thực phẩm an toàn cho con người, phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh ung thư Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2020 nước ta có 139 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 3000 người ngộ độc, có 30 người chết. Năm 2021 có 1526 người bị ngô độc, 5 người tử vong. Hiện tượng ngô độc thực phẩm chủ yếu xảy ra ở khu công nghiệp và trường học. Trường học trở thành nơi trọng điểm để các thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tìm cách len lỏi, xâm nhập vào, nhất là các trường học ở khu vực miền núi khi đời sống, nhận thức có phần hạn chế. Do đó, giáo viên cần tổ chức các hoạt động dạy học thiết thực nhằm giúp học sinh nhận thức được vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các em có thể trải nghiệm chế biến lương thực, thực phẩm an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng nhất định để các em làm nhiệm vụ chiến sĩ tuyền truyền góp phần vào mục tiêu chung“nói không với thực phẩm bẩn, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng”. Xuất phát từ những yêu cầu của đổi mới dạy học và những đặc thù của môn học, chúng tôi chọn đề tài: Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” - Công nghệ 10 với mong muốn giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học có hiệu quả cao, phát triển năng lực và phẩm chất cho người học. 1
  4. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” - Phương pháp thống kê: + Thống kê theo kết quả điều tra giáo viên, học sinh trước khi áp dụng đề tài. + Thống kê theo kết quả điểm số, chỉ tiêu năng lực của học sinh sau khi áp dụng đề tài và xử lí bằng các công thức tính toán trên phần mềm Excel máy tính. 1.6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn qua dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” Công nghệ 10 sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh trong công tác bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. 1.7. Những đóng góp của đề tài - Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thiết kế được các dự án, hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” Công nghệ 10 - Thử nghiệm thành công các dự án đã thiết kế vào dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” Công nghệ 10 nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. -Đề tài góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua thực hiện nhiệm vụ học tập mà giáo viên hướng dẫn đã giúp học sinh xác định được vấn đề, tự nghiên cứu tài liệu SGK, sách tham khảo, thông tin trên mạng internet và kiến thức thực tiễn, thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề và hình thành hệ thống kiến thức cho bản thân. Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, CNTT. Thông qua tiết báo cáo sản phẩm, thảo luận đã hình thành phát triển năng lực đánh giá như tự đánh giá hoạt động học của bản thân, của nhóm mình và nhóm bạn một cách khách quan và chính xác. - Thông qua hoạt động học tập cũng hình thành nhiều phẩm chất cốt lõi cho học sinh, tạo hứng thú học tập, không khí học tập sôi nổi, các em đoàn kết, chăm chỉ học tập. Rèn luyện ý thức tham gia các hoạt động học tập, các kĩ năng thực hành, trải nghiệm sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đặc biệt trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, phòng chống các bệnh liên quan đường tiêu hóa, nâng cao ý thức trách hiệm của học sinh trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. -Thông qua nội dung đề tài đóng góp thêm tài liệu tham khảo với các bạn đồng nghiệp giảng dạy bộ môn Công nghệ nhằm phát triển năng lực học sinh. 3