Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” chương Cảm ứng - Sinh học 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” chương Cảm ứng - Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sin.docx
- Trần Thị Quỳnh - THPT Quỳnh Lưu 2 - sinh học.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” chương Cảm ứng - Sinh học 11
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” chương CẢM ỨNG - Sinh học 11 Lĩnh vực: Phương pháp dạy học Sinh học Họ và tên: Trần Thị Quỳnh Tổ: Tự nhiên Năm thực hiện: 2021 - 2022 Điệnthoại: 0985.664.629 1
- 25 1.2.3. Kết quả điều tra về việc sự dụng phương tiện thiết bị hỗ trợ 13 ứng dụng CNTT trong học tập 26 1.2.4. Kết quả điều tra về hiểu biết của GV với mô hình lớp học 14 đảo ngược và tình hình sự dụng, khai thác mô hình lớp học đảo ngược tại trường THPT 27 CHƯƠNG II. VẬN DỤNG MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO 15 NGƯỢC” TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CẢM ỨNG - SINH HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH 28 2.1. Phân tích cấu trúc nội dung chương CẢM ỨNG - sinh học 15 11 29 2.2. Vận dụng mô hình “lớp học đảo ngược” tổ chức dạy học 15 chương CẢM ỨNG - sinh học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho HS. 30 2.2.1. Nguyên tắc tổ chức dạy học theo mô hình “lớp học đảo 16 ngược” 31 2.2.2. Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình “lớp học đảo 17 ngược” có sự dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học (Zalo, Google Classroom, LMS, padlet, Azota, Quizizz ) 32 2.2.3. Xây dựng KHBD minh họa theo mô hình “Lớp học đảo 20 ngược” 33 2.3. Xây dựng quy trình rèn luyện các kĩ năng tự học bằng dạy học 39 theo mô hình “lớp học đảo ngược” qua đó bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học cho HS 34 CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 42 35 3.1. Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm 42 36 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 42 37 3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm 42 38 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 43 39 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 40 1. Kết luận 46 41 2. Kiến nghị 46 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 3
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Căn cứ vào Nghị quyết số: 29 NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Căn cứ vào nội dung của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông 2018. Xuất phát từ mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực; thực trạng dạy học Sinh học ở trường phổ thông và ý nghĩa thực tiễn của việc phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học bộ môn Sinh học hiện nay. Trong nhà trường phổ thông hiện nay năng lực tự học có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp học sinh tự chủ, sáng tạo và năng động, biết cách học, đánh giá, so sánh đối chiếu, xử lí các tình huống trong thực tiễn. Quan trọng hơn là học sinh có thể tự mình chiếm lĩnh được kiến thức, biêt cách tìm tòi để có thể tự đặt vấn đề, tự giải quyết vấn đề và tự nghiên cứu. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm tối ưu hóa năng lực cho học sinh phù hợp với thời đại trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông trở thành phương tiện dạy học hiệu quả như hiện nay thì mô hình “ Lớp học đảo ngược ”trở nên phù hợp. Với mô hình này, việc tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình E-Learning, các bài giảng trên trang mạng, các nội dung kiến thức giáo viên chuẩn bị trước), nhiệm vụ của học sinh là tự học để lĩnh hội các kiến thức mới, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học và làm bài tập mức thấp tại nhà. Khi ở lớp các em được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ cùng nhau và cùng GV, từ đó giúp các em hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức. Tuy nhiên, thực tiễn dạy học ở trường phổ thông cho thấy, việc phát triển năng lực tự học cho học sinh qua mô hình “Lớp học đảo ngược” trong môn Sinh học ở các giáo viên còn hạn chế, đặc biệt là việc ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học không được diễn ra thường xuyên, phần lớn các tiết dạy còn mang tính truyền thống, điều đó dẫn đến học sinh không được hướng dẫn tự học, các em không biết cách tự chiếm lĩnh kiến thức mà thụ động phụ thuộc vào sự trang bị kiến thức từ giáo viên. Trong khi đó với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự nhạy bén của lứa tuổi học sinh, các em rất dễ tiếp cận các nguồn kiến thức mới (Internet, sách báo, truyền thông, ), đây là điều kiện thuận lợi để áp dụng phương pháp dạy học “đảo ngược”. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn và nghiên cứu đề tài: Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” chương CẢM ỨNG - Sinh học 11 5
- 7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát - Điều tra về thực trạng giảng dạy và học tập môn Sinh học nói chung và Sinh học 11 THPT nói riêng. - Sử dụng phiếu điều tra, bảng hỏi, dự giờ, phỏng vấn, tham khảo giáo án, sổ điểm của GV - Khảo sát điều tra về thực trạng dạy học và hiểu biết về mô hình “Lớp học đảo ngược” trên đối tượng GV và HS. - Điều tra về chất lượng HS ở các lớp để lựa chọn lớp TN và ĐC . - Khảo sát năng lực tự học của HS trước và sau thực nghiệm. 7.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia - Tham khảo ý kiến các GV có nhiều kinh nghiệm về mô hình “Lớp học đảo ngược”, thuận lợi và khó khăn khi vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy Sinh học 11. 7.4. Phương pháp thực nghiệm - Tổ chức giảng dạy thực nghiệm, phát phiếu điều tra, so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau quá trình TN ở từng lớp và giữa các lớp nhằm kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của đề tài. - Lớp TN: là lớp được tiến hành giảng dạy theo mô hình “Lớp học đảo ngược”. - Lớp ĐC: là lớp được tiến hành giảng dạy theo phương pháp truyền thống. 7.5. Phương pháp xử lý số liệu - Phân tích kết quả TN bằng phương pháp phân tích định lượng và phân tích định tính. - Phân tích kết quả thu được trong quá trình TN sư phạm bằng các phần mềm Excel và đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu, rút ra kết luận. VII. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài - Đề tài góp phần xây dựng quy trình thiết kế các hoạt động dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” và quy trình tổ chức các hoạt động dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” nhằm phát triển năng lực tự học ở HS. - Nghiên cứu tính năng và lựa chọn một số phần mềm làm công cụ hỗ trợ dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược”, góp phân nâng cao năng lực dạy học trực tuyến cho GV. 7