Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học

doc 22 trang sangkien 01/09/2022 9003
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_ky_nang_giao_tiep_tieng_anh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học

  1. I . LỜI NÓI ĐẦU: Theo đà phát triển không ngừng của việc giao lưu Quốc tế, phổ cập Tiếng Anh đã trở thành một việc không thể thiếu. Không chỉ người lớn mong muốn có thể nói chuyện lưu loát với người nước ngoài mà ngay cả các em nhỏ cũng muốn giao tiếp được bằng Tiếng Anh với bạn bè Quốc tế. Vì thế ngành Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành đổi mới một cách toàn diện về chương trình, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Trước đây Việt Nam chưa hoà nhập với các nước trên thế giới thì việc đầu tư cho học sinh trau dồi môn Tiếng Anh còn nhiều hạn chế. Nhưng ngày nay với đà phát triển chung của nhân loại thì việc học ngoại ngữ là điều cần thiết. Thấy rõ được tầm quan trọng này, ngành Giáo dục và Đào tạo đã đưa việc dạy và học Tiếng Anh ngay ở cấp Tiểu học. Hiện nay tất cả các trường Tiểu học trên toàn quốc đã dạy chương trình Tiếng Anh bắt đầu từ lớp 3 và một số trường đã dạy chương trình Tiếng Anh ngay từ lớp 1. Trong đó có trường đã dạy theo chương trình 4 tiết /tuần. Đa số đạt mức độ một theo chuẩn năng lực ngoại ngữ Quốc Tế. Ở trường Tiểu học Đoàn Thị Nghiệp cũng đã và đang áp dụng chương trình tiếng Anh theo sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản ngay từ lớp 3 theo chương trình 2 tiết /tuần. Qua các năm giảng dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học tôi nhận thấy kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của học sinh còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng nói cho học sinh Tiểu học. Đây là lý do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh cấp tiểu học” 1
  2. II. THỰC TRẠNG: 1 . Học sinh: - Trường Tiểu học Đoàn Thị Nghiệp mà tôi đang công tác hiện nay, chương trình Tiếng Anh đã được giảng dạy từ nhiều năm. Bản thân tôi đều được dạy các khối 3, 4, 5, vì vậy tôi thấy rõ những ưu điểm và hạn chế của học sinh mình. Đối với học sinh lớp 4 và 5 các em rất tự tin và tích cực phát biểu trong giờ học. Nhưng học sinh khối 3 thì ngược lại, các em ít tham gia xây dựng bài mặc dù câu hỏi giáo viên đưa ra cũng dễ hiểu. Qua đây chúng ta thấy rằng vẫn còn một bộ phận học sinh thiếu tự tin và rụt rè trong giao tiếp. Mặt khác do các em mới bắt đầu được học Tiếng Anh nên còn nhiều bỡ ngỡ dù rằng các em cũng rất thích học. - Học ngoại ngữ muốn giỏi bản thân người học phải mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ mình học để rèn luyện, nếu có nói sai khi được sửa chúng ta sẽ nhớ lâu hơn và lần sau nếu gặp lại câu nói đó sẽ không sai nữa. Trong các năm giảng dạy tôi thấy mặt hạn chế của học sinh trong hoạt động nói là tính thụ động chỉ bám theo những gì giáo viên hướng dẫn, gợi ý để thực hiện học sinh không mở rộng hay thắc mắc yêu cầu giải đáp. Có thể nói kỹ năng nói của các em còn yếu. - Mỗi tuần chỉ được học hai tiết không đủ thời gian để học sinh phát triển tốt kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh. - Vì là môn học tự chọn nên một số học sinh chưa chú trọng nhiều đến môn Anh Văn. Vốn từ vựng của các em không có nhiều do các em không thuộc từ vựng hoặc các em không chịu học vì cứ nghĩ đây là môn phụ nên nó không quan trọng. 2
  3. 2 . Giáo viên: - Bản thân tôi vẫn có những bài hát không biết hát nên khi hướng dẫn những bài hát Tiếng Anh gặp phải khó khăn và hát chưa đúng giai điệu, tiết tấu nhạc. 3 . Về phía phụ huynh học sinh: - Phụ huynh học sinh một số em chưa có nhận thức tốt môn học này do quan niệm “Tiếng Việt nói chưa xong mà học Tiếng Anh”. Vì vậy thiếu sự quan tâm sâu sát đến con em trong việc học môn Tiếng Anh. 4 . Về mặt trang-thiết bị: - Hiện nay một số bộ sách biên soạn cho học sinh cấp tiểu học nội dung khá dài giáo viên truyền tải kiến thức trong một tiết chỉ 35 phút không đủ. Do đó thời gian phát triển kỹ năng nói cho học sinh chưa nhiều. - Giáo viên phải tự lo kinh phí làm đồ dùng dạy học. - Học sinh rất hứng thú khi được học bài giảng điện tử nhưng do nhà trường chưa có đủ điều kiện về phòng lab cũng như máy chiếu (trường chỉ có một máy chiếu) nên tiết dạy bằng giáo án điện tử chưa được tận dụng triệt để. - Những thiết bị hổ trợ như tranh ảnh, con rối còn thiếu khiến tiết dạy của giáo viên chưa sinh động nên chưa thu hút được các em. - Một số học sinh do hoàn cảnh khó khăn, các em phải dành thời gian ở nhà để phụ giúp gia đình, và các em cũng chưa được trang bị đầy đủ sách giáo khoa và dụng cụ học tập vì thế các em không có điều kiện để tự học ở nhà. 3
  4. III . GIẢI PHÁP: 1. Về giáo viên: a / Thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong tiết dạy: - Đối với đối tượng học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông việc sử dụng Tiếng Anh trong giờ ngoại ngữ là điều hiển nhiên, vì khi đó vốn từ các em khá đủ để hiểu những điều giáo viên truyền đạt. Nhưng đối với học sinh Tiểu học vốn từ các em chưa nhiều để hiểu tốt yêu cầu của giáo viên, chính điều này làm cho đa phần giáo viên dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học “lười” nói Tiếng Anh trong giờ dạy. Tôi nghĩ đây là một trong số lý do làm cho học sinh chưa tự tin khi đàm thoại bằng Tiếng Anh. Chúng ta là đầu tàu gương mẫu, lứa tuổi thiếu nhi còn ngây thơ và dễ bắt chước, thầy cô phải là tấm gương để học sinh noi theo, nếu giáo viên thường xuyên nói Tiếng Anh thì những câu nói đó dần dần thấm sâu vào tâm trí các em, khi cần nói tự nhiên các em sẽ phát ra được. * Thực hiện: - Vào đầu mỗi tiết dạy, tôi thường đối thoại với học sinh bằng những câu Tiếng Anh đơn giản để làm “nóng” không khí lớp học, tạo sự hưng phấn trong học tập, ứng xử nhanh nhẹn trong giao tiếp. Ví dụ : T : Good morning, everybody ! How are you today ? Ss : Good morning, Mrs. Diem ! We’re fine, thank you. 4
  5. How are you ? T : I’m fine. Thanks. - Theo cách dạy truyền thống vào đầu tiết dạy giáo viên thường gọi học sinh kiểm tra bài cũ, nhưng đối với tôi thì không làm như thế. Trước khi trở thành giáo viên tôi cũng là một học sinh như các bạn nhỏ bây giờ nên tôi hiểu rõ tâm trạng các em lúc này. Đối với tôi, việc sử dụng các hoạt động trò chơi trước khi bắt đầu tiết học không những giúp không khí lớp học không nặng nề mà còn làm cho tiết học trở nên sinh động, tạo cho học sinh tâm lý thoải mái. Khi đưa ra yêu cầu trò chơi giáo viên nên nói bằng Tiếng Anh, không cần câu nói dài chỉ sử dụng một số cụm từ, câu đơn giản nhưng thường xuyên lặp đi lặp lại, như thế học sinh sẽ hiểu. Ví dụ: Teacher: Would you like to play game ? Students: Yes. Teacher: Play game “ Slap the board” – Ok ! Students: Ok! Teacher: Four boys and four girls, please ! Now, any volunteers ? Raise your hand ! - Sau khi chọn được hai đội tôi sử dụng một số câu ra lệnh đơn giản khác. Ví dụ: Teacher: Are you ready ? 5
  6. Students: Yes . Teacher: Now, let’s begin “ one, two, three” - Để học sinh dễ ghi nhớ các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Anh và các từ vựng, tôi sử dụng những câu đố, trò chơi trí tuệ nhằm kích thích các em tư duy, suy nghĩ, khi tìm được đáp án các em sẽ ghi nhớ sâu hơn. Sau khi học sinh đưa ra đáp án, tôi sẽ cho các em biết đáp án và giải thích thêm để các em hiểu rõ hơn. Ví dụ: Tôi đưa ra những câu đố hỏi về các chữ cái Tiếng Anh bằng Tiếng Anh với ngôn từ đơn giản và dễ hiểu như “What letter is a body of water?” (“C” vì nó được đọc gần giống từ “sea”, mà “sea” có nghĩa là “biển”); “What letter is a drink?” (“T” vì nó được đọc gần giống từ “tea”, mà “tea” có nghĩa là “trà”). Tôi soạn các câu đố dựa theo trò chơi “đuổi hình bắt chữ” nhằm giúp các em ghi nhớ từ vựng. Trò chơi như sau: Let’s play English Word Pursuit game. 6
  7. Đáp án 7
  8. - Giáo viên phải tự rèn luyện, học hỏi trao dồi phương pháp dạy với các bạn đồng nghiệp, trên internet, báo đài, phải tự tin và thường xuyên nói Tiếng Anh trong lớp để học sinh noi theo. Qua thời gian thăm lớp một số giáo viên trong Huyện tôi thấy đa số thầy, cô còn nói Tiếng Việt nhiều trong giờ học Anh Văn. Chính điều này góp phần làm hạn chế khả năng sử dụng Tiếng Anh của học sinh. Tôi nghĩ giáo viên nên là người đầu tiên phải khắc phục mặt hạn chế trên rồi mới đến học sinh. b / Thái độ giáo viên khi đứng lớp: - Phần lớn giáo viên khi đứng lớp thường có thái độ nghiêm khắc trong giảng dạy để học sinh tập trung hơn nhưng theo tôi không nên tạo căng thẳng 8
  9. trong giờ học Tiếng Anh. Bởi vì, những tiết học Toán, Tiếng Việt, học sinh đã tập trung nhiều cho nên đến tiết Tiếng Anh giáo viên cần tạo không khí lớp học sinh động và vui vẻ. Đây là cách cuốn hút học sinh vào tiết dạy của mình để các em thấy rằng Tiếng Anh không khó học và khô khan như mình nghĩ. * Thực hiện: - Giáo viên cần vui vẻ hoà nhập vào thế giới trẻ thơ của học sinh, chính thái độ của người hướng dẫn sẽ giúp các em tự tin và mạnh dạn tập nói Tiếng Anh trong lớp học mà không sợ thầy cô trách phạt hay bạn bè chế giễu khi bị sai. - Khi bước vào lớp điều đầu tiên giáo viên nên làm là mỉm cười với cả lớp tạo sự gần gũi, thân thiện với học trò của mình để bắt đầu một tiết học mới. - Giáo viên cần rèn luyện cho mình có tính “khôi hài” và sử dụng nó trong tiết dạy để cuốn hút học sinh. Người thầy được ví như một nghệ sĩ nếu diễn tốt sẽ được khán giả mến mộ và đón nhận một cách nồng nhiệt. Làm được điều này bước đầu chúng ta đã thành công. Sau đây là một ví dụ minh hoạ. Ví dụ: Tôi cho học sinh chơi trò “Bean bag circle” và sử dụng mẫu câu “This is a ( an ) + màu sắc + tên vật” để áp dụng vào trò chơi. Học sinh nghe nhạc và chuyền bóng, khi tiếng nhạc ngưng quả bóng trong tay ai người đó tự đặt một câu theo mẫu đưa ra. Nếu một học sinh yếu nhận được quả bóng có thể sẽ không nói được hoặc “ấp a ấp úng”. Lúc này tôi động viên các em “Chúc mừng em, em có cố gắng nhưng chưa thành công” hay là “Chúc em may mắn lần sau”. 9
  10. - Một số bộ phận giáo viên chuyển từ trung học cơ sở xuống dạy tiểu học do chưa hiểu rõ tâm sinh lý lứa tuổi này đôi khi trong tiết dạy còn nghiêm khắc và “lớn tiếng” khi các em phát biểu sai. Theo tôi việc này không nên vì sẽ làm cho học sinh rụt rè, lúng túng khi phát biểu. Từ đó làm hạn chế tính “phản xạ” trong giao tiếp khi học ngoại ngữ. 2. Về học sinh: a / Rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn từ vựng và ngữ điệu câu: - Hiện nay, có quan điểm cho rằng học sinh tiểu học còn nhỏ không cần phát âm chuẩn như người bản xứ nhưng đối với tôi thì ngược lại. Phải tập các em nói đúng và chuẩn ngay từ khi mới học Tiếng Anh. Bởi vì người xưa thường nói “Tre non dễ uốn” và một phần do kinh nghiệm bản thân từ nhiều năm nay dạy học sinh tiểu học nên tôi thấy rõ mặt hạn chế của học trò. Nếu giáo viên lơ là trong việc sửa lỗi phát âm, không hướng dẫn chú ý trọng âm từ, ngữ điệu trong câu thì khi nghe người khác phát âm đúng các em không nhận ra và hiểu được người đối diện nói gì. Mặc khác các em sẽ lúng túng không biết thầy mình dạy đúng hay người này đúng làm cho học sinh e dè, không tự tin trong giao tiếp. * Thực hiện: - Chúng ta phải cho học sinh nghe băng thường xuyên với giọng đọc chuẩn của người bản xứ và cho lặp lại nhiều lần, chú ý ngữ điệu cuối câu và nhất là phần kết thúc của từ. Hướng dẫn học sinh tập trung trong khi nghe và khuyến khích các em bắt chước giọng đọc trong băng càng giống càng tốt. 10