Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kiến thức Sinh học 9 để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kiến thức Sinh học 9 để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_kien_thuc_sinh_hoc_9_de_boi.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kiến thức Sinh học 9 để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học
- 1 Tưởng Hùng Quang – THPT Chuyên Hà Tĩnh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các nội dung trình bày trong văn bản đều do tôi thực hiện, không coppy từ các tài liệu khác đã công bố trên mọi phương tiện. Tác giả.
- 3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho giáo dục đào tạo trong thời gian tới. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu đào tạo con người theo hướng phát triển năng lực. Theo đó việc phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu và vận dụng các kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề vẫn là nội dung trọng tâm trong đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Trong nhiều năm qua, ngoài các tài liệu giúp các học sinh nghiên cứu, củng cố kiến thức cơ bản của các cấp học, các khối học thì hệ thống các tài liệu giúp giáo viên và học sinh nghiên cứu, ôn tập nâng cao để tham gia dự thi các kì thi học sinh giỏi các cấp, thi tuyển sinh vào các trường THPT chuyên cũng được biên soạn, xuất bản nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, ôn tập của các giáo viên và học sinh. Theo TS. Đinh Quang Báo, việc biên tập các tài liệu để phục vụ cho học sinh nghiên cứu phải đảm bảo nguyên tắc hệ thống của nội dung bộ môn. Theo đó, tính liên tục của nội dung dạy học sinh học được dựa trên hệ thống và đảm bảo tính kế thừa. Theo nguyên tắc đó việc dạy học sinh học vừa đảm bảo tính khoa học cao, vừa phù hợp với khả năng lĩnh hội của học sinh. Để thỏa mãn cao nhất sự kết hợp nguyên tắc khoa học và nguyên tắc phù hợp trình độ học sinh thì nội dung, chương trình phải kết hợp cách sắp xếp theo đường thẳng với đồng tâm xoáy trôn ốc. Hiện nay, với chương trình cơ bản thì kiến thức sinh học 9 phần sinh thái học là nền tảng để nghiên cứu chương trình sinh thái lớp 12. Tuy nhiên với việc phải nghiên cứu chuyên sâu chuyên đề sinh thái học để đáp ứng yêu cầu thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 thì kiến thức cơ bản sinh học 9 không đáp ứng được yêu cầu là kiến thức nền tảng phù hợp. Qua nhiều năm nghiên cứu, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia chuyên đề sinh thái học, tôi thấy rằng học sinh lớp 9, 10, 11 cần có nền tảng kiến thức đã được phát triển
- 4 của sinh học 9 thì mới đảm bảo tính kế thừa kiến thức và đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu. Với những lí do trên tôi đã thực hiện đề tài: “Phát triển kiến thức sinh học 9 để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống kiến thức trọng tâm và chuyên sâu, các câu hỏi ôn tập cơ bản và nâng cao trên cơ sở phát triển kiến thức sinh học 9 phần Sinh thái học 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Phát triển hệ thống kiến thức trọng tâm và chuyên sâu, các câu hỏi ôn tập cơ bản và nâng cao trên cơ sở kiến thức sinh học 9 phần Sinh thái học để bồi dưỡng học sinh thi tuyển sinh vào trườngTHPT chuyên và tạo nền tảng kiến thức sinh thái học tốt để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, đáp ứng kì thi học sinh giỏi quốc gia môn sinh học 12. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu - Phát triển kiến thức sinh học 9 phần sinh thái học để soạn thảo tài liệu nghiên cứu là nền tảng tốt cho việc bồi dưỡng học sinh thi vào các trường THPT chuyên và thi học sinh giỏi quốc gia đạt kết quả cao. - Phát hành thành tài liệu tham khảo chính thống để các giáo viên và học sinh trên toàn quốc tham khảo và ứng dụng. 4. Giả thuyết khoa học Việc nghiên cứu, soạn thảo, ứng dụng hệ thống kiến thức trọng tâm và chuyên sâu, các câu hỏi ôn tập cơ bản và nâng cao trên cơ sở phát triên kiến thức sinh học 9 để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học sẽ là cơ sở nền tảng quan trọng để học sinh ôn tập tốt chuyên đề sinh thái học phục vụ hiệu quả cho học sinh tham gia thi tuyển sinh vào trường THPT chuyên và là nền tảng tốt để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu đáp ứng kì thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Nghiên cứu lí thuyết. - Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương đường lối của Đảng trong công tác giáo dục.
- 5 - Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, lí luận dạy học, phương pháp dạy học sinh học, chương trình nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuyên đề sinh thái học, các đề thi Quốc gia, đề thi chọn quốc tế, đề thi tuyển sinh của trường chuyên và các tài liệu khác. 5.2. Phương pháp chuyên gia. Gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu, lắng nghe tư vấn của các chuyên gia để định hướng cho việc triển khai nghiên cứu đề tài. 5.3. Phương pháp điều tra. Thông qua hình thức trưng cầu ý kiến, tiếp xúc trao đổi với các giáo viên của các trường chuyên về tính cấp thiết và khả thi của đề tài. 6. Những đóng góp mới của đề tài. - Đề tài này sẽ có tác dụng tốt cho các giáo viên và học sinh trong việc nghiên cứu, ôn luyện phần sinh thái học để phục vụ kì thi tuyển sinh vào trường THPT chuyên và là nền tảng tốt để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu đáp ứng kì thi học sinh giỏi quốc gia. - Bổ sung thêm cho hệ thống các tài liệu tham khảo bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học.
- 6 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Cơ sở lí luận - Theo TS. Đinh Quang Báo, việc biên tập các tài liệu để phục vụ cho học sinh nghiên cứu phải đảm bảo nguyên tắc hệ thống của nội dung bộ môn. Theo đó, tính liên tục của nội dung dạy học sinh học được dựa trên hệ thống và đảm bảo tính kế thừa. Theo nguyên tắc đó việc dạy học sinh học vừa đảm bảo tính khoa học cao, vừa phù hợp với khả năng lĩnh hội của học sinh. Để thỏa mãn cao nhất sự kết hợp nguyên tắc khoa học và nguyên tắc phù hợp trình độ học sinh thì nội dung, chương trình phải kết hợp cách sắp xếp theo đường thẳng với đồng tâm xoáy trôn ốc. - Theo nguyên lí hoạt động nhận thức của vỏ não trong việc tiếp nhận thông tin, thì chỉ khi được trang bị kiến thức nền phù hợp người học mới có thể chủ động nghiên cứu hiệu quả các chuyên đề khoa học, khi đó người học mới có khả năng phát huy tối đa năng lực khai thác kiến thức và vận dụng chúng. - Để nghiên cứu sâu chuyên đề sinh thái học đáp ứng kì thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 thì ngay từ kiến thức sinh thái học lớp 9 đã phải được phát triển và nâng cao. 1.2. Cơ sở thực tiễn - Qua nhiều năm nghiên cứu, bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề sinh thái học, tôi thấy rằng học sinh lớp 9, 10, 11 cần có nền tảng kiến thức đã được phát triển của sinh học 9 thì mới đảm bảo tính kế thừa kiến thức và đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu chuyên đề sinh thái học mà ở đề thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế yêu cầu. - Cũng qua nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, tôi thấy: những năm đầu, vào dịp hè lớp 9 (sau khi các em học sinh trúng tuyển vào chuyên sinh được gọi vào ôn tập hè) chúng tôi không ôn tập chương trình sinh học 9 theo hướng “Phát triển kiến thức sinh học 9 để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học” thì khi vào lớp chuyên sinh các em gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong 2 năm gần đây chúng tôi đã tiến hành “Phát triển kiến thức sinh học 9 để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học” và tiến hành ôn tập cho học sinh trước khi vào lớp 10, thì khi bồi dưỡng chuyên sâu chuyên đề sinh thái học học sinh đã dễ dàng
- 7 tiếp cận, tiếp thu kiến thức hiệu quả để vận dụng giải quyết được những vấn đề khó mà đề thi quốc gia, quốc tế yêu cầu. 2. Hệ thống kiến thức trọng tâm và chuyên sâu, các câu hỏi ôn tập cơ bản và nâng cao trên cơ sở phát triển kiến thức sinh học 9 để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học Trong phạm vi đề tài này tôi xin trình bày hệ thống kiến thức trọng tâm và chuyên sâu, các câu hỏi ôn tập cơ bản và nâng cao trên cơ sở phát triển kiến thức sinh học 9 để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học. CHƯƠNG I. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ CHUYÊN SÂU. I. Môi trường và các nhân tố sinh thái. 1. Môi trường sống của sinh vật. - Môi trường sống bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, ở đó sinh vật có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các yếu tố cấu tạo nên môi trường bằng những phản ứng thích nghi. - Sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển trong môi trường có các điều kiện sống phù hợp. Do vậy không có môi trường sống chung cho tất cả các sinh vật, mà mỗi loài hay mỗi nhóm loài sinh vật có môi trường thích ứng riêng cho chúng. - Có 4 loại môi trường chủ yếu: Môi trường nước, Môi trường đất, Môi trường cạn, Môi trường sinh vật. 2. Các nhân tố sinh thái. - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường có tác động trực tiêp hoặc gián tiếp lên sinh vật. Được chia thành 2 nhóm: + Nhóm nhân tố vô sinh: Tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường quanh sinh vật. Các nhân tố vô sinh chủ yếu gồm: Các nhân tố khí hậu như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió Các nhân tố thổ nhưỡng: đất, đá, các thành phần cơ giới, mùn hữu cơ Các nhân tố nước như: nước biển, ao hồ, sông, nước mưa
- 8 Các nhân tố địa hình như: độ cao, độ dốc, độ trũng + Nhóm nhân tố hữu sinh: Là thế giới hữu cơ của môi trường, là mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật. Trong đó con người được nhấn mạnh là nhân tố ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nhiều sinh vật. - Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng. Ví dụ: ánh sáng mạnh hay yếu, nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp, ngày dài hay ngắn, mật độ cá thể nhiều hay ít - Các nhân tố sinh thái thay đổi tùy theo môi trường và thời gian. Ví dụ: ở vùng nhiệt đới, mùa hè nhiệt độ của không khí có thể lên đến 40oC trong khi ở trong nước khoảng 20-22oC; ánh sáng thay đổi từ buổi sáng đến trưa đến chiều đến tối 3. Giới hạn sinh thái. - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết. - Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và các khoảng chống chịu đối với các hoạt động của sinh vật. + Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. + Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật. Hình 1.1. Sơ đồ tổng quát mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật