Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Chạy bền

doc 26 trang sangkien 8542
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Chạy bền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_tr.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Chạy bền

  1. Đề tài SKKN “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn chạy bền” Đề tài: “PHAÙT HUY TÍNH TÍCH CÖÏC CUÛA HOÏC SINH TRONG DAÏY HOÏC MOÂN CHAÏY BEÀN” I - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: - Học sinh luyện tập TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển năng khiếu vốn có của bản thân, đây là một tiềm năng rất quan trọng và cần thiết đối với các nước đang phát triển. Những quốc gia có nền TDTT phát triển mạnh đã khẳng định: “Những vận động viên đạt thành tích cao qua các kỳ thi đấu TDTT trong khu vực và quốc tế, đều là những tài năng trẻ được phát hiện và bồi dưỡng từ những trường trung học”. Chính vì thế trong những năm qua, chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chú trọng đến “chương trình giáo dục thể chất trong Nhà trường, theo chiến lược đào tạo con người mới”. - Điền kinh là môn thể thao “Nữ hoàng” không chỉ phong phú, đa dạng hấp dẫn, phù hợp mọi lứa tuổi; giới tính, mà còn là một nội dung thi đấu chủ yếu (bao gồm nhiều cự ly) trong các kỳ Hội thao, Hội khỏe - Môn chạy bền được giảng dạy xuyên suốt chương trình các khối lớp (từ lớp 6 đến lớp 9) của cấp THCS. Tập chạy bền để phát triển sức bền với cự ly chạy thường 300m trở lên, học sinh phần lớn ngán ngại tập 1 Người thực hiện: Lê Thị Lan Trường THCS Trung Nghĩa
  2. Đề tài SKKN “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn chạy bền” luyện chạy bền vì chạy bền nội dung tập luyện tương đối đơn điệu, đòi hỏi năng lực, sức chịu đựng của người tập rất nhiều, vì phải hoạt động trên một đoạn đường dài, khả năng chống chịu mệt mỏi của cơ thể cao, quá trình tập luyện nhất thiết bản thân phải nỗ lực và cần có tính kiên nhẫn, bền bỉ, dẻo dai. Hiện nay do yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi học sinh phải chủ động sáng tạo tích cực, tự giác để tiếp thu tốt các bài học trên lớp nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực cho bản thân. Do vậy việc lựa chọn bài tập phù hợp với kiểu bài và phát huy được sự yêu thích môn học đối với học sinh là một vấn đề rất quan trọng. Xuất phát từ những lí do trên đã thôi thúc tôi chọn sáng kiến “Phát huy tính tích cực của học sinh THCS trong dạy học môn chạy bền” mà tôi đã áp dụng và theo dõi nhiều năm tại Trường THCS Trung Nghĩa –Yên Phong – Bắc Ninh nơi tôi đang công tác. 2. Mục đích. Nếu chúng ta cho rằng môn Điền kinh là môn thể thao khá khô khan và đơn điệu thì trong đó chạy bền lại là nội dung mà người tập phải thật sự là những người ham thích và có ý chí kiên trì để có thể lặp lại những chu kỳ của bước chạy cho đến khi hoàn thành cự li. Tập luyện chạy bền đòi hỏi phải tiêu thụ nhiều năng lượng của cơ thể nên người tập cảm thấy mệt mõi nhiều và đặc biệt với lứa tuổi học sinh THCS nếu các em chưa thường xuyên tập luyện một môn thể thao nào đó thì có thể coi đây như là một việc làm nặng nhọc với các em. Nhằm giúp học sinh có góc nhìn thân thiện hơn và tiến đến có ý thức thường xuyên tập luyện 2 Người thực hiện: Lê Thị Lan Trường THCS Trung Nghĩa
  3. Đề tài SKKN “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn chạy bền” chạy bền hằng ngày để rèn luyện thân thể; học sinh nào rồi cũng có thể chạy hết cự li và tiếp cận được thang điểm từ đạt yêu cầu trở lên hay nói cách khác là các em sẽ “Vượt lên chính mình” là điều mà những người dạy và học Chạy bền đều muốn có và đây cũng là mục đích mà đề tài này muốn nêu lên. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. - Nhằm đáp ứng nhu cầu công tác giáo dục thể chất toàn diện cho học sinh cấp THCS. Tiếp tục giữ vững và phát huy tinh thần tự giác, tích cực tập luyện bộ môn chạy bền trong giờ TD chính khóa cũng như tập luyện ngoại khóa. - Với tâm huyết của người làm công tác giáo dục thể chất trong nhà trường THCS buộc người giáo viên TD phải đấu tranh vượt qua các khó khăn để hoàn thành mục tiêu giáo dục sức khỏe cho học sinh thông qua tập luyện chạy bền. 4. Nhiệm vụ, phạm vi và thời gian thực hiện. Để đạt được mục đích tìm hiểu và đánh giá của đề tài tôi xác định nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tích cực tập luyện chạy bền của học sinh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của môn chạy bền - Thời gian thực hiện từ tháng 9/2011 đến tháng 10/2011. 3 Người thực hiện: Lê Thị Lan Trường THCS Trung Nghĩa
  4. Đề tài SKKN “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn chạy bền” 5. Đóng góp của ĐTKH đối với việc nâng cao chất lượng quản lý dạy và học . - Lập kế hoạch chi tiết, khoa học phù hợp với các đối tượng học sinh. - Giáo viên phải nghiên cứu lựa chọn phương pháp thích hợp với thực tế giảng dạy. - Làm cho học sinh hiểu được lợi ích, tác dụng của môn học, với người bình thường ai cũng có thể tập được, phải thường xuyên tự giác tập. - Thường xuyên theo dõi, động viên các đối tượng học sinh, có lượng vận động phù hợp, đủ thời gian nghỉ ngơi sau khi chạy. - Phát huy ý thức tự giác tập luyện cùng với sự động viên của gia đình. - Có cách kiểm tra, đánh giá khoa học, đúng đắn. - Làm cho mọi người hiểu và tạo điều kiện thuận lợi trong công việc dạy và học chạy bền. Áp dụng tốt đề tài sẽ giáo dục cho học sinh tính tự giác tích cực, kiên nhẫn, vượt khó. Phong trào tập luyện chạy bền sẽ thực hiện thường xuyên, phát triển thêm sức bền cho các em. 4 Người thực hiện: Lê Thị Lan Trường THCS Trung Nghĩa
  5. Đề tài SKKN “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn chạy bền” II . NỘI DUNG Ch­¬ng 1: c¬ së khoa häc cña §TKH I - Cơ sở lí luận: Ngày nay cùng với sự phát triển khoa học công nghệ và sự bùng nổ thông tin.Đảng và nhân dân chú trọng khởi xướng và lãnh đạo nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.Yếu tố con người luôn chiếm vị trí hàng đầu, trong đó sức khoẻ của con người mới chiếm một vị trí thích đáng cần thiết để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Một trong những mục tiêu cơ bản của thể dục thể thao (TDTT) là cũng cố tăng cường sức khoẻ và hoàn thiện thể chất con người cho quần chúng nhân dân, cho những người lao động. Vai trò của TDTT đối với đời sống đã trở nên cực kỳ quan trọng. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tăng cường sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho TDTT, cải tạo sức lao động và góp phần giải phóng lao động. Nhưng thảm hoạ lớn nhất của con người đó là sự “Đói vận động”, cong vẹo cột sống, các bệnh nghề nghiệp, tay chân teo dần, kéo theo sự suy thoái về trí tuệ con người Đến đây có vai trò quan trọng phục vụ cho sức khoẻ và có tác dụng chữa bệnh đem lại hiệu quả trong đời sống, lao động sản xuất . 5 Người thực hiện: Lê Thị Lan Trường THCS Trung Nghĩa
  6. Đề tài SKKN “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn chạy bền” Khoa học cũng như thực tiễn đời sống xã hội đã chứng minh TDTT là một phương tiện tích cực nhất, chủ động nhất và có hiệu quả hết sức to lớn trong việc giữ gìn cũng cố và nâng cao sức khoẻ cho mọi người thuộc mọi lứa tuổi khác nhau mà đặc biệt là thế hệ trẻ, những người xây dựng và làm chủ đất nước trong tương lai. Trong sự nghiệp đổi mới của dân tộc ta. TDTT có một vị trí vô cùng quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Điều này được thể hiện trong văn kiện hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (4-1-1993) đã nêu “Những quan điểm chỉ đạo lớn của Đảng và Nhà nước đổi mới công tác này được chăm lo phát triển sự nghiệp TDTT, coi đó là biện pháp hàng đầu để tăng cường sức khoẻ”. Nhân tố con người được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, xem là vốn quý nhất trong xã hội. Nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.Bác Hồ đã nói “Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa thì trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa (XHCN)”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu : "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác , rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh". Vậy ngay trong những bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ hiện nay TDTT trước 6 Người thực hiện: Lê Thị Lan Trường THCS Trung Nghĩa
  7. Đề tài SKKN “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn chạy bền” hết chủ yếu gắn với sự nghiệp đào tạo con người và phục vụ con người. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta chú trọng và đầu tư phát triển TDTT cho quần chúng nhân dân và có những bước chuyển mạnh mẽ. Nghị quyết ban chấp hành TW IV khoá VII đã chỉ rõ “ Đổi mới phương pháp ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết TW II khoá VIII tiếp tục khẳng định “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện, thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. II - Cơ sở thực tiễn. Năm học 2010 - 2011 là năm học đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới cách dạy ở nội dung chạy bền sao cho thích hợp với từng đối tượng học sinh để phát huy tính tích cực của học sinh. Thể lực của học sinh luôn là một vấn đề được đặc biệt quân tâm của giờ thể dục, là một tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh. Tuy nhiên trong giờ dạy thể lực luôn gặp những hạn chế: 7 Người thực hiện: Lê Thị Lan Trường THCS Trung Nghĩa
  8. Đề tài SKKN “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn chạy bền” - Học sinh chưa nhận thức tầm quan trọng của nội dung chạy bền nhằm nâng cao thể lực cho mình. Chạy bền là nội dung học rất dễ nhàm chán đối với học sinh hơn nữa chạy bền là một trong những nội dung đánh giá tiêu chuẩn RLTT với học sinh THCS. Hiện nay do yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi học sinh phải chủ động sáng tạo tích cực, tự giác để tiếp thu tốt các bài học trên lớp nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực cho bản thân. Do vậy việc lựa chọn bài tập phù hợp với kiểu bài và phát huy được sự yêu thích môn học đối với học sinh là một vấn đề rất quan trọng. Xuất phát từ những lí do trên đã thôi thúc tôi chọn sáng kiến “Lựa chọn một số bài tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh THCS trong luyện tập chạy bền” mà tôi đã áp dụng và theo dõi nhiều năm tại Trường THCS Trung Nghĩa –Yên Phong – Bắc Ninh nơi tôi đang công tác. - Muốn học tốt các môn Thể dục thể chất nói chung và môn Điền kinh nói riêng. Đặc biệt là nội dung chạy bền để giúp các em phát triển đều đặn những nhóm cơ chủ yếu tạo điều kiện hình thành tư thế đứng đắn, điều chỉnh linh hoạt sự vận động của cơ thể trong quá trình học tập và luyện tập điền kinh: Phải nói đến môn chạy bền. Tại sao trong khi luyện tập học sinh thường sợ môn này? - Vì chạy bền khả năng duy trì hoạt động kéo dài, hoạt động với cường độ khác nhau. Do đó cần phải giúp các em giảm bớt lo sợ khi luyện tập chạy bền để các em thoải mái hưng phấn trong khi luyện tập tức là giúp các em phân biệt được sức bền chung và sức bền chuyên 8 Người thực hiện: Lê Thị Lan Trường THCS Trung Nghĩa