Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh qua việc sử dụng kênh hình Lịch sử Lớp 8

doc 19 trang honganh1 15/05/2023 7802
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh qua việc sử dụng kênh hình Lịch sử Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_qu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh qua việc sử dụng kênh hình Lịch sử Lớp 8

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Vì vậy phương pháp dạy học môn Lịch sử rất phong phú, đa dạng, bao gồm các phương pháp hiện đại (thảo luận nhóm, đóng vai ) và các phương pháp truyền thống (trực quan, kể chuyện ). Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với bài học, với đối tượng học sinh nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập. Theo luật giáo dục Việt Nam, "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tư duy, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tư tưởng tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tôi thấy học sinh trường Phụ Khánh quan tâm nhiều đến các môn như Toán, Lý, Hóa và Anh văn, còn môn Lịch sử và các môn khoa học xã hội nói chung, hầu như chỉ học để đối phó. Tình hình đó đã dẫn đến sự hiểu biết lịch sử của các em rất hạn chế, chất lượng bộ môn giảm sút so với nhiều năm trước. Vậy, làm thế nào để cải thiện chất lượng bộ môn! Tôi cho rằng, chỉ có cách duy nhất là giáo viên phải luôn tạo được sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ Lịch sử. Trăn trở trước thực trạng đó đã nhiều năm, tôi đã học hỏi và rút ra một số kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực của học sinh qua việc sử dụng kênh hình lịch sử lớp 8” làm cho môn học không trở nên nặng nề, khô khan, nhàm chán, từ đó nâng cao dần chất lượng bộ môn. Vì vậy, nhận thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hình trong dạy- học lịch sử, bản thân tôi là một giáo viên bộ môn Lịch sử ở trường THCS, trực tiếp giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 8, tôi luôn suy nghĩ và xác định cho mình phải làm thế nào để khai thác có hiệu quả hệ thống 1
  2. kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1- Cơ sở lý luận: Mục tiêu học tập của môn Lịch sử nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những kỹ năng cần thiết: Biết để hiểu lịch sử phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong quá trình tiếp thu lĩnh hội kiến thức lịch sử. Đặc điểm của môn lịch sử không thể trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng, nhân vật trong quá khứ. Mục đích của việc dạy học lịch sử không phải là cung cấp cho học sinh những kiến thức sẵn có qua kênh chữ, SGK mà mục đích cuối cùng giúp học sinh để hiểu được lịch sử. Sáng kiến kinh nghiệm:“Phát huy tính tích cực của học sinh qua việc sử dụng kênh hình lịch sử lớp 8” để vận dụng tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với môn học, đặc điểm đối tượng học sinh nhằm gây sự hứng thú sinh động trong giờ học. 2-Cơ sở thực tiễn: Trong tình hình đổi mới hiện nay, với việc triển khai thay SGK lớp 8 bậc THCS đang được tiến hành thì việc đổi mới phương pháp dạy- học, sử dụng tranh ảnh lịch sử để khai thác kiến thức là vấn đề không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở nhiều trường THCS, giáo viên vẫn chưa triệt để sử dụng và khai thác kênh hình trong SGK, vẫn còn nặng về thuyết trình kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh khi sử dụng. Sở dĩ có điều đó là do nhiều nguyên nhân: + Tranh, ảnh lịch sử còn thiếu, chưa phục vụ đầy đủ bài dạy. + Chưa có những tài liệu hướng dẫn sử dụng kênh hình lịch sử, giáo viên còn phải tự tìm hiểu, nghiên cứu. + Giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của tranh, ảnh lịch sử. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hình trong SGK, tôi thấy: Mỗi giáo viên cần phải xác định cho mình những biện pháp sử dụng và khai thác hệ thống kênh một cách hiệu quả nhất theo hướng 2
  3. phát huy tính tích cực học tập của học sinh. từ xa đến gần, từ quá khứ đến hiện tại, từ phức tạp đến đơn giản, mang tính không lặp lại, không tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Khắc phục những sai lầm hiện đại hóa lịch sử. Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ đặc trưng của bộ môn lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức tiết dạy có hiệu quả sinh động, gây hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình dạy học lịch sử. 3. Thực trạng dạy và học lịch sử ở trường THCS. a. Giáo viên: Việc dạy học lịch sử ở THCS là quá trình phức tạp đa dạng. Trong thực tế có nhiều giáo viên biến dạy học lịch sử thành bài dạy chính trị khô khan trống rỗng, cứng nhắc làm cho học sinh chán nản, hay thông báo các kiến thức thiếu sinh động và không có hồn. Ngoài ra còn có nhiều sai phạm khác như biến bài học lịch sử thành câu chuyện với những chi tiết giật gân để mua vui cho học sinh trong chốc lát mà không cung cấp tri thức và hình thành các kỹ năng tư duy sáng tạo của học sinh, thiếu tính giáo dục. b. Học sinh: Thường xem nhẹ bộ môn coi môn lịch sử là môn học phụ không chú trọng vào việc học.Thường có thói quen lĩnh hội kiến thức bằng cách học thuộc lòng những gì mà giáo viên cung cấp cũng như những kiến thức sẵn có thông qua kênh chữ ở sách giáo khoa. Việc sử dụng kênh hình để minh họa các sự kiện nhân vật, kết hợp với lời nói truyền cảm có sức thuyết phục cao đối với học sinh vì thế nội dung bài giảng thêm sinh động, phong phú và hấp dẫn. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đưa ra một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng 3
  4. môn học, phát triển năng lực tư duy và hứng thú học lịch sử ở học sinh khối 8- Trường THCS Phụ Khánh - Năm học 2012-2013. c. Phương pháp dạy học cũ: Giáo viên chủ yếu vận dụng phương pháp thuyết trình: Thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép. Học sinh thường bị động tiếp thu lĩnh hội kiến thức. Trong dạy học lịch sử giáo viên chỉ mới chủ trọng khai thác kiến thức sẵn có trong SGK, luôn coi đây là nguồn kiến thức chính cung cấp cho học sinh. Phương tiện đồ dùng dạy học không đầy đủ. Học sinh không thể phát huy được tính tích cực sáng tạo tìm tòi trong tiết học, vì vậy khả năng tiếp thu kiến thức chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ và học thuộc lòng. Không phát triển kỹ năng tư duy và chưa tạo cho học sinh các kỹ năng lịch sử quan trọng như: đọc, chỉ bản đồ, phân tích các sự kiện d. Phương pháp dạy học mới: Giáo viên với tư cách là người tổ chức hướng dẫn đồng thời giảm thiểu việc nói giảng, thuyết trình trong tiết học. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh thông qua các kiến thức sẵn có kể cả kênh chữ và kênh hình trong SGK. Tăng cường vai trò chủ động của học sinh, học sinh không còn là người thụ động tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Rèn luyện khả năng khám phá và phát hiện, khả năng tự học, tư duy lôgic. Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ bản đồ tranh ảnh và đồ dùng trực quan. Vì vậy từ thực tiễn của việc dạy học lịch sử hiện nay và từ mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ. Việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học lịch sử là yếu tố cấu thành quá trình phát hiện những quy luật nhận thức của học sinh trên cơ sở khách quan của mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển học sinh, gây cho học sinh sự hứng thú và có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng trong quá trình đổi mới giáo dục. 3. Các biện pháp tiến hành: 4
  5. Hiệu quả của một bài lịch sử là kết quả của sự kết hợp chung, khách quan và các yếu tố riêng cụ thể đòi hỏi cần có sự sáng tạo. Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: “Hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh” tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi, khai thác kiến thức và biết điều khiển hoạt động nhậnk thức của mình. Dạy học phải đổi mới theo hướng tích hợp vận dụng, phương pháp phù hợp. Kết hợp hài hoà hoạt động giữa thầy và trò, hình thành biểu tượng ban đầu cho tất cả học sinh. Cần nắm chắc đặc điểm ý nghĩa nội dung của từng bài, từng đồ dùng trực quan hướng tới liên hệ rút ra bài học. Thông thường kênh hình nói chung, các hình vẽ tranh ảnh nói riêng được trình bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin kiến thức được in kèm theo câu hỏi để học sinh tự làm việc với SGK. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm rút ra những kiến thức lịch sử nhất định. Để sử dụng tốt loại kênh hình này, trước hết giáo viên cần phải: Xác định rõ nội dung lịch sử của kênh hình được phản ánh. Nội dung cần khai thác (bản đồ, lược đồ tranh ảnh, đồ dùng trực quan ). Giáo viên dự kiến xác định phương pháp sử dụng phù hợp kênh hình trong từng bài cụ thể. Khi sử dụng khai thác cần có sự lựa chọn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh đặc biệt là các đồ dùng trực quan sinh động tạo ấn tượng, tái hiện lại kiến thức đã học giúp học sinh khắc sâu. Kênh hình khi sử dụng phải đảm bảo tính khoa học, tính thấm mỹ. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát (đầu tiên quan sát tổng thể rồi mới quan sát các chi tiết). Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm tòi khám phá. Học sinh phải chủ động tích cực sáng tạo và lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cung cấp. 5
  6. Học sinh biết quan sát xác định chi tiết của kênh hình rút ra nội dung bài học qua kênh hình đồ dùng trực quan cần cung cấp. Giáo viên kết luận khái quát nội dung kiến thức của kênh hình cần khai thác để học sinh khắc sâu. * Ví dụ minh họa: a. Khai thác kênh hình 5 khi dạy mục 2 tình hình chính trị xã hội nước Pháp trước cách mạng trong bài “cách mạng tư sản Pháp 1789-1794”. Đổi với kênh hình này khi khai thác giáo viên cần: Hướng dẫn học sinh quan sát và sử dụng các câu hỏi gợi mở. ?Nhìn vào bức tranh em có nhận xét gì? ?Tại sao người nông dân già nua lại phải cõng trên lưng hai người quý tộc và Tăng lữ béo tốt? ?Qua hình 5, em hãy miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ? ?Em thấy xã hội Pháp gồm mấy đẳng cấp? + Học sinh tự nhận xét và đưa ra phương án trả lời: + Giáo viên kết luận: Bức tranh miêu tả người nông dân già nua ốm yếu phải cõng trên lưng hai người có thân hình béo khoẻ đó là hình ảnh tượng trưng cho hai đẳng cấp quý tộc và tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng. Người ngồi trước mặc áo choàng với nét mặt phởn chí, thoả mãn là Tăng lữ. Người ngồi sau đeo 6