Sáng kiến kinh nghiệm Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân

docx 16 trang honganh1 15/05/2023 5721
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_on_thi_tot_nghiep_thpt_mon_giao_duc_co.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân

  1. Phần mục lục Phần 1. Mở đầu Trang 2 I.Đặt vấn đề Trang2 II. Mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu Trang2 Phần 2. Nội dung Trang4 I. Khảo sát tình hình Trang4 II.Nội dung Trang4 1. Lập kế hoạch, chương trình,nội dung ôn thi Trang4 2. Nguyên tắc trong quá trình ôn thi Trang4 3. Xác định nội dung kiến thức trọng tâm Trang5 4. Ôn cho học sinh cái gì? Trang6 5. Ôn như thế nào? Trang 9 Phần 3. Kết luận Trang 15 [1]
  2. Phần 1: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn GDCD ở trường THPT là môn khoa học xã hội có vị trí rất quan trọng. Môn GDCD cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội bao gồm kiến thức của nhiều môn học khác. Môn học này góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT; hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động, giúp học sinh THPT trở thành con người có tri thức, phẩm chất năng lực; phát triển hoàn thiện các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ. Môn học trực tiếp hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức tư tưởng cho học sinh thông qua việc trực tiếp trang bị cho học sinh THPT về thế giới quan và nhân sinh quan khoa học; trực tiếp hình thành niềm tin, lý tưởng, đạo đức, ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai của đất nước. Môn học còn góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, góp phần hình thành phẩm chất tích cực của người công dân tương lai. Nhìn nhận đúng về bộ môn là như vậy , tuy nhiên vai trò, vị trí của bộ môn và dưới con mắt nhìn nhận của giáo viên và học sinh thì như thế nào? Đã từ lâu, môn GDCD thường bị học sinh xem nhẹ và học đối phó bởi nó chỉ là môn phụ và không nằm trong danh sách những môn thi tốt nghiệp ,thi đại học. Ngay cả giáo viên cũng vậy ,không ít giáo viên dạy bộ môn cũng có cái nhìn về bộ môn như vậy nên nhiều khi cũng dạy qua loa ,đại khái ,không tìm tòi, không đầu tư Năm 2017 Bộ GD và ĐT đã chính thức công bố đưa bộ môn GDCD vào kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia ,điều này đã khẳng định được phần nào vị thế của môn GDCD trong trường học. Quả là đáng mừng khi môn GDCD được khẳng định đúng vị trí ,vai trò của nó. Tuy nhiên việc đưa bộ môn này vào kì thi tốt nghiệp THPTQG cũng đã làm cho nhiều giáo viên , học sinh lo lắng : học như thế nào và ôn như thế nào để đạt chất lượng như mong muốn ? Đây chính là lí do thôi thúc tôi , một giáo viên dạy bộ môn GDCD lâu năm ở trường THPT Hướng Hóa ,chọn đề tài “Một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn giáo dục công dân” làm sáng kiến kinh nghiệm. Kinh nghiệm này được tôi đúc rút trong 3 năm ôn thi tốt nghiệp cho học sinh (2017,2018,2019) và tôi nhận thấy nếu học và ôn như thế này chắc chắn kết quả sẽ có những chuyển biến tích cực ,chất lượng và điểm số của bài thi sẽ thay đổi. II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu [2]
  3. Nhằm nâng cao chất lượng bộ môn trong việc ôn thi tốt nghiệp môn GDCD THPT.Giúp cho học sinh nắm được kiến thức và có kĩ năng vận dụng trong làm bài thi. Mục đích cuối cùng là học sinh làm bài đạt kết quả cao. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Nội dung chương trình SGK GDCD 10. 11.12,chuẩn Kiến thức kỹ năng và phân phối chương trình GDCD 10.11.12. - Đối tượng nghiên cứu là một số kinh nghiệm trong ôn thi tốt nghiệp môn GDCD THPT Quốc gia. - Khách thể nghiên cứu :các học sinh đăng kí thi môn tổ hợp KHXH của trường THPT Hướng Hóa , năm 2017-2018-2019. 3. Phương pháp nghiên cứu a.Phương pháp phân tích, tổng hợp. b.Phương pháp thực nghiệm. c.Phương pháp khảo sát đánh giá. 4. Kế hoạch nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2017 đến nay. [3]
  4. Phần 2: NỘI DUNG I. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi - Nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng các bộ môn , trong đó có môn GDCD ,nên đã sắp xếp việc ôn thi 12 ngay sau khi kết thúc học kì 1. - Đa số học sinh có ý thức trong việc học ,ôn thi bộ môn, đi học chuyên cần , tìm kiếm tài liệu , dám mạnh dạn hỏi giáo viên những kiến thức không hiểu, mơ hồ. - Số lượng học sinh đăng kí thi tổ hợp khoa học xã hội khá đông ,mổi năm khoảng 6 lớp ,tương đương 250 học sinh . Chính là động lực cho giáo viên phải tìm tòi, trau dồi kiến thức ,ôn thi tận tâm,tận lực và đầy trách nhiệm. 2. Khó khăn - Là một bộ môn mới được đưa vào kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia nên kinh nghiệm ôn thi của giáo viên chưa nhiều, đa số lặp lại những kiến thức ở sách giáo khoa, chưa thiên về hướng dẫn vận dụng và kĩ năng làm bài , các nguồn tài liệu tham khảo còn ít và chủ yếu là tự mày mò ,tìm tòi ,cho nên đôi khi, đôi lúc chưa thực sự tự tin và hài lòng với những gì mình làm được. - Vẫn còn những học sinh đi học chưa chuyên cần, ý thức học tập còn kém, còn chủ quan trong học tập ,chưa thực sự coi việc học là học cho mình và vì tương lai của bản thân. 3. Vai trò của việc ôn thi kiến thức cho học sinh trước mỗi kì thi tốt nghiệp. - Nhằm củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức cho học sinh. - Giúp các em có kĩ năng làm bài thi và có kiến thức tự tin chọn lựa phương án đúng. - Giúp các em có tâm thế tốt nhất trong việc đón chờ mùa thi. II. NỘI DUNG: 1. Lập kế hoạch, chương trình, nội dung ôn thi - Giáo viên: Có kế hoạch ôn thi ,xây dựng khung chương trình , chuẩn bị nội dung ôn thi kĩ càng trước khi lên lớp. - Học sinh: đặt ra mục tiêu, có kế hoạch , phương pháp học tập phù hợp. 2. Nguyên tắc trong quá trình ôn thi Trong quá trình ôn cần đạt được các yêu cầu sau: - Phải đảm bảo nội dung chương trình dạy học không bị cắt xén. - Phải đảm bảo không gây áp lực, căng thẳng, quá tải cho học sinh. - Phải phát huy tinh thần, trách nhiệm của cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn. - Phải cung cấp cho HS kiến thức đảm bảo 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. - Phải lựa chọn phương pháp và nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh. [4]
  5. - Bám sát Tài liệu GDCD 11( phần kinh tế),GDCD 12. - Bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 11,GDCD 12. - Bám sát chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT. - Bám sát tình huống, bài tập GDCD 12 và các tình huống pháp luật trong thực tiễn. - Bám sát đề thi minh họa của bộ GD và ĐT, đề của các Sở. 3. Xác định nội dung kiến thức trọng tâm a. Ở chương trình lớp 12, các bài học đều liên quan mật thiết đến nhau, hệ thống kiến thức cơ bản, học sinh đều phải ôn tập.Cụ thể 3 bài đầu gồm: Pháp luật và đời sống; Thực hiện pháp luật; Công dân bình đẳng trước pháp luật được cô đúc lại giống như phần pháp luật đại cương, còn những bài sau là cụ thể hóa phần pháp luật đại cương. Đối với kiến thức lớp 12 ôn trong 9 bài ( bài 1 đến bài 9), các em cần nắm kiến thức lý thuyết cơ bản của tất cả các bài, trong đó tập trung vào 5 bài chính là: Bài 2, 4, 5, 6, 7. Các câu hỏi lý thuyết và tình huống cũng thường tập trung chủ yếu trong 5 bài này. Cụ thể: - Ở bài 2: cần phân biệt được các hình thức vi phạm: vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật. Trong bài này, do kiến thức gắn liền với đời sống thực tế nên các câu hỏi tình huống thường được đề cập rất nhiều. - Ở bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội: * Bình đẳng trong Hôn nhân và gia đình , nội dung cơ bản : Khái niệm và nội dung ( gồm 4 nội dung trong 4 mối quan hệ cơ bản trong gia đình) ; *Bình đẳng trong lao động ,nội dung cơ bản : khái niệm và nội dung (gồm 3 nội dung cơ bản) ; * Bình đẳng trong kinh doanh, nội dung cơ bản : khái niệm và nội dung (5 nội dung). Các bài tập tình huống rơi nhiều ở bài này . - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo, học sinh cần nắm các kiến thức lý thuyết về bình đẳng trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế giữa các dân tộc. Về bình đẳng tôn giáo cần nhấn mạnh phần kiến thức Nhà nước tôn trọng tất cả các tôn giáo và đảm bảo về mặt pháp luật cho các tôn giáo hoạt động trong phạm vi pháp luật cho phép. - Bài 6 : Công dân với các quyền tự do cơ bản, các kiến thức trọng tâm cần nắm là quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo vệ tính mạng,sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền được đảm bảo bí mật về thư tín ,điện tín ,điện thoại; quyền tự do ngôn luận. Trong đó các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về chỗ ở, quyền được bảo vệ tính mạng ,sức khỏe, nhân phẩm và danh dự thường được sử dụng trong các bài tập tình huống. - Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ cơ bản, đây là phần kiến thức gần gũi với thực tế. Học sinh cần nắm các kiến thức lý thuyết về quyền công dân sau 18 tuổi như: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại và tố cáo. Kiến thức bài này cũng thường được đưa vào các câu hỏi tình huống. b. Ở chương trình lớp 11, số câu hỏi chỉ khoảng 10-15% kiến thức chủ yếu rơi vào bài 1 đến bài 5, phần kinh tế. [5]
  6. c. Chương trình lớp 10, trong đề thi của các năm chưa có ( không ôn). Môn GDCD không khó, vì vậy học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức lý thuyết vận dụng để làm các câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, cộng thêm những hiểu biết từ thực tế là có thể tự tin ,vững vàng bước vào kì thi. 4. Ôn cho học sinh cái gì? a. Khi ôn cho học sinh giáo viên cần giới thiệu một cách tổng quát chương trình môn GDCD gồm các phần chính: - Phần I: Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học. - Phần II: Công dân với đạo đức - Phần III: Công dân với kinh tế - Phần IV: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội - Phần V: Công dân với pháp luật Từ nội dung của các phần trong chương trình GDCD THPT, giáo viên có thể định hướng nhiều nội dung để giúp các em trở thành những người công dân có ích trong xã hội. - Phần công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Phần này sẽ trang bị cho học sinh những cơ sở ban đầu về thế giới quan, phương pháp luận trong cuộc sống. Từ đó, giúp các em định hướng tương lai mình sẽ làm gì và giúp các em khát vọng trong cuộc sống để nỗ lực cố gắng trên nhiều lĩnh vực. - Phần công dân với đạo đức: Cung cấp cho học sinh một số giá trị đạo đức của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những chuẩn mực đạo đức được nâng lên thành những giá trị đạo đức, tư tưởng chính trị lối sống của con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH. Các em thấy được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. - Phần công dân với kinh tế: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản, tối thiểu về phương hướng phát triển kinh tế. - Phần công dân với các vấn đề chính trị -xã hội: cung cấp cho học sinh những hiểu biết về một số chính sách của Đảng và Nhà nước ta. - Phần công dân với pháp luật: Cung cấp những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò, vị trí của pháp luật nhằm giúp học sinh có thể chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo quyền hạn và nghĩa vụ của công dân. b. Ôn lại kiến thức cơ bản của từng bài và cho học sinh làm các dạng câu hỏi trắc nghiệm sau mổi bài học. Ví dụ : Ôn kiến thức bài 2 .Thực hiện pháp luật (GDCD12). * Kiến thức cơ bản: - Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật: [6]