Sáng kiến kinh nghiệm Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn cho học sinh Trường THPT 19-5

doc 28 trang sangkien 11963
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn cho học sinh Trường THPT 19-5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_cho_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn cho học sinh Trường THPT 19-5

  1. CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1. Cơ sở lí luận Môn Ngữ văn là một trong những bộ môn có vai trò quan trọng bậc nhất trong chương trình giáo dục phổ thông. Môn học này góp phần lớn vào việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, đạo đức, xây dựng những kỹ năng sống cần thiết, hữu ích cho học sinh, là hành trang không thể thiếu cho các em bước vào cuộc sống. Nhờ có Văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn, tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình hàng ngày, trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại. Văn học bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống, và ngôn ngữ mẹ đẻ Thời nào cũng vậy, tác phẩm Văn học chân chính có khả năng kì diệu là thanh lọc tâm hồn con người, làm người “gần người hơn”. Môn Ngữ văn còn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, cách thức tạo lập các loại văn bản phục vụ cho quá trình giao tiếp trên mọi lĩnh vực của mỗi người trong cuộc sống. Môn Ngữ văn càng có vị trí quan trọng thì người giáo viên dạy Văn càng phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình để từ đó không ngừng bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề. Nhất là trong tình hình hiện nay, để môn Ngữ văn có ý nghĩa thiết thực hơn, gần gũi hơn với cuộc sống, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đổi mới cách ra đề, vì thế mà việc dạy của giáo viên cũng như việc học của học sinh cũng cần có những chuyển biến tích cực cho phù hợp với nhu cầu mới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, thầy và trò Trường THPT 19-5 đã gặp không ít trở ngại. Nguyên nhân chủ yếu là do nhà trường nằm trên địa bàn kinh tế khó khăn, học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số (có đến hơn 80% là người Mường, Thái, Dao ). Học sinh còn nhiều hạn chế như : không chủ động, tích cực, khả năng tiếp thu bài chậm ; còn nhút nhát, tâm lý ngại trao đổi, ngại thắc mắc ; không có phương pháp học tập đúng đắn ; không tự mình vạch 1
  2. ra hướng ôn tập, không có phương pháp ôn tập hiệu quả đặc biệt là trước các kỳ thi quan trọng như kỳ thi THPT Quốc gia. Đứng trước những khó khăn và trở ngại trên, hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân, trong nhiều năm qua, tôi đã không ngừng học tập, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đi sâu tìm hiểu nắm bắt đặc điểm nhận thức, khả năng học tập của học sinh để từ đó đề ra những biện pháp, kế hoạch giảng dạy đạt hiệu quả nhất. Trong đó, tôi tập trung dành thời gian, công sức, trí tuệ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, nâng cao hiệu quả ôn luyện cho học sinh lớp 12 thi cuối cấp. Trải qua nhiều nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được những kết quả đáng mừng : học sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia đạt được điểm trung bình cao, đỗ vào các trường đại học với điểm số môn Văn từ 8 đến 9 khá nhiều. Với tôi, đó thực sự niềm vui, niềm hạnh phúc, là nguồn động viên lớn lao, nó giúp tôi có thêm quyết tâm để phấn đấu nhiều hơn nữa trong công việc giảng dạy của mình. Với mong muốn được chia sẻ và học hỏi thêm kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp trong công tác ôn tập cho học sinh, tôi lựa chọn đề tài : Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn cho học sinh Trường THPT 19-5. 2. Phương pháp tiếp cận - Phương pháp thu thập tài liệu - Phương pháp điều tra quan sát - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp so sánh, đối chiếu 3. Mục tiêu đạt được Lựa chọn nội dung, phương pháp tối ưu trong công tác ôn thi THPT Quốc gia. Có thêm trải nghiệm, kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Giúp học sinh có kết quả cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia. 2
  3. CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Nêu vấn đề của Sáng kiến Đã có rất nhiều những tài liệu, công trình nghiên cứu, giảng dạy đề cập đến vấn đề ôn thi quốc gia, song nếu áp dụng y nguyên những cách thức, những tài liệu này vào công việc giảng dạy trên nền học sinh thực tế thì hiệu quả đạt được sẽ không cao. Vì vậy, người giáo viên trong quá trình giảng dạy, cần nắm vững đặc điểm nhận thức của học sinh, khả năng học tập, mức độ chuyên cần của các em để đề ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. Trong quá trình công tác, nhiều năm tôi được phân công giảng dạy khối 12, tôi đã hiểu rõ học sinh của mình, dù mỗi năm, mỗi khóa có khác nhau, song về cơ bản các em có những đặc điểm sau đây : Về ưu điểm : Một bộ phận học sinh có nhận thức khá, tiếp thu nhanh, chăm chỉ học tập, có kết quả học tập tốt, điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt 7.0 đến 8.0 điểm, có những em đạt 8.5 và 9.0 điểm. Hạn chế : Tuy nhiên, lại có một bộ phận không nhỏ học sinh nhận thức yếu, tiếp thu chậm, chưa chăm chỉ, chưa có ý thức học tập. Học văn nhưng các em không thuộc văn bản thơ, không tóm tắt, không nhớ được chi tiết tác phẩm văn xuôi. Bài văn còn mắc nhiều lối chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt Viết bài văn nghị luận văn học nhưng lại giống một văn bản tóm tắt tác phẩm, có khi lại giống như một bài liệt kê kiến thức. Trầm trọng nhất là thực trạng học sinh rỗng kiến thức, không nắm được kiến thức cơ bản, không biết vận dụng kiến thức để làm bài, khả năng đọc đề, phân tích đề yếu từ đó dẫn đến bài làm hời hợt, sơ sài, thậm chí là nộp giấy trắng 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến 2.1. Phân chia đối tượng để dạy học phân hóa Vì thời lượng dành cho ôn thi THPT Quốc gia không nhiều cho nên tôi xác định tất cả các khâu trong quá trình giảng dạy như soạn bài, lên lớp giờ chính khóa, hướng dẫn học sinh học bài, kiểm tra bài cũ v.v đều hướng tới việc ôn thi, tổng hợp kiến thức kỹ năng cho học sinh, giúp các em có kết quả 3
  4. cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia. Cốt yếu nhất là phải có cách giúp học sinh yếu chịu học, học sinh trung bình chăm chỉ, học sinh khá, giỏi say mê. - Giảng dạy trên lớp : Với học sinh khá, giỏi : Khi giảng dạy trên lớp, tôi thường bám sát chuẩn kiến thức – kỹ năng, coi đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động dạy và học, tuy nhiên vẫn chú trọng đến việc sáng tạo để giờ dạy thêm sinh động, hấp dẫn. Với học sinh khá giỏi, giáo viên dành cho các em các câu hỏi mang tính nâng cao, đòi hỏi khả năng khái quát, tổng hợp, suy luận, liên tưởng, tưởng tượng Trước những câu hỏi nêu vấn đề, học sinh thường rất ham thích khám phá, tìm tòi. Từ đó, trí tuệ các em được mở rộng, kỹ năng được nâng cao, việc học Văn sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Với học sinh trung bình, yếu : Do khả năng xử lí trước tình huống có vấn đề trong bài học còn yếu, nên với học sinh trung bình yếu, giáo viên thường chỉ dành những câu hỏi dễ, không đòi hỏi tổng hợp, suy luận, thường là những dạng câu hỏi gợi tìm, phát hiện. Học sinh xung phong trả lời và đưa ra đáp án chính xác đã là một thành tích, vì thế lời khen, lời động viên khích lệ tinh thần sẽ là động lực để các em tiếp tục phấn đấu. - Hướng dẫn học sinh học ở nhà và kiểm tra bài cũ : Với học sinh khá, giỏi : Cuối mỗi giờ học văn bản văn học, giáo viên cho bài tập dạng tổng hợp, tương đương với các đề văn nghị luận, hoặc các bài có dung lượng nhỏ hơn như viết đoạn văn. Làm các bài tập này, học sinh sẽ củng cố được kiến thức, rèn kỹ năng viết văn. Việc viết một bài văn với các em vì thế cũng trở nên đơn giản hơn, chất lượng bài viết cũng được nâng cao hơn. Với học sinh trung bình, yếu : Giáo viên vẫn ra các bài tập như đối với học sinh khá giỏi, song yêu cầu ở mức thấp hơn như thay vì viết bài văn hoàn chỉnh học sinh có thể viết dàn ý chi tiết, nếu muốn cho học sinh rèn luyện kỹ năng viết thì cho các em viết từng đoạn. Làm như vậy, sẽ tránh được cảm giác nặng nề cho học sinh. Tuy nhiên, hướng dẫn học bài ở nhà cho học sinh trung bình, yếu không thể thiếu yêu cầu : học thuộc văn bản thơ, tóm tắt tác phẩm, nắm được chi tiết trong tác phẩm văn xuôi. Bởi nếu những yêu cầu viết bài không thực hiện được thì ít nhất học sinh phải nhớ, phải thuộc văn bản để có tư 4
  5. liệu làm bài. Để đạt được hiệu quả như mong muốn thì khâu kiểm tra bài cũ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên sẽ khích lệ các em bằng những lời khen, những điểm số. Chỉ cần thuộc văn bản thơ, tóm tắt được tác phẩm văn xuôi, học sinh đã có điểm miệng, thậm chí là điểm rất cao. Bằng sự khéo léo, tinh tế, bằng tình cảm yêu thương, sự trân trọng những những nỗ lực, cố gắng của học sinh, chắc chắn người giáo viên sẽ đạt được những mục tiêu đề ra trong quá trình giảng dạy. - Ra đề kiểm tra, đề thi thử : Với học sinh khá, giỏi : Ra đề theo ma trận, với các mức độ nhận thức là nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Không ra đề quá dễ, bởi sẽ khiến học sinh thấy nhàm chán, hoặc mắc bệnh chủ quan. Vì vậy, người ra đề thường bám vào đề minh họa, đề thử nghiệm của Bộ GD&ĐT để ra các đề khác nhau. Sự phân chia đối tượng chủ yếu được thể hiện trong đáp án. Với học sinh khá, giỏi, sẽ yêu cầu cao hơn, đáp án chi tiết, nhiều ý mang tính khái quát, tổng hợp, chuyên sâu. Với học sinh có lực học trung bình, yếu : Trong đề, cần có những câu hỏi phù hợp với cả học sinh trung bình, yếu. Khi ra đáp án, giáo viên chú ý đến hai mức độ, mức độ cơ bản cho học sinh tốt nghiệp và mức độ nâng cao cho học sinh thi đại học. 2.2. Lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy Như đã nói ở trên, việc ôn thi THPT Quốc gia cho học sinh là cả một quá trình, ở tất cả các khâu lên lớp, từ dạy chính khóa buổi sáng, cho đến dạy ôn buổi chiều. Mặt khác, so với yêu cầu thực tế, so với dung lượng kiến thức đảm bảo phải đạt được để học sinh có thể làm bài thi tốt nhất thì thời gian cho ôn tập ở trường còn rất hạn chế. Vì vậy, người giáo viên phải linh hoạt lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp để công tác ôn tập đạt hiệu quả tối ưu. Qua quá trình giảng dạy, tôi đúc rút được một số kinh nghiệm cơ bản sau đây : 2.2.1. Ôn tập phần đọc-hiểu 2.2.1.1. Nội dung ôn tập : - Nhận diện phương thức biểu đạt - Nhận diện phong cách chức năng ngôn ngữ 5
  6. - Nhận diện và nêu tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) các hình thức, phương tiện ngôn ngữ - Nhận diện các phương thức trần thuật - Nhận diện các phép liên kết ( liên kết các câu trong văn bản) - Nhận diện các thao tác lập luận - Nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng - Xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản - Nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng - Cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản - Xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản - Nhận diện các hình thức nghị luận (hoặc cách thức trình bày của đoạn văn/ Kết cấu đoạn văn) - Nhận diện thể thơ 2.2.1.2. Phương pháp ôn tập phần đọc-hiểu Giáo viên cần định hướng, giúp học sinh hệ thống hóa toàn bộ kiến thức, những nội dung ôn tập cơ bản trên. Để ôn tập tốt phần này, giáo viên thường đi từ ngữ liệu, phân tích ngữ liệu rồi rút ra những kiến thức cơ bản cần nhớ. Học sinh trên cơ sở đó sẽ tiếp tục luyện tập trên nền ngữ liệu khác. Như vậy, trong tất cả các khâu hướng dẫn học sinh ôn tập phần đọc-hiểu thì khâu chọn ngữ liệu đóng một vị trí quan trọng. Công việc này phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản sau : - Tiêu chí 1 : Ngữ liệu hay, sát với nội dung cần ôn tập. - Tiêu chí 2 : Ngữ liệu dễ nhớ, dễ thuộc (phù hợp nhất với đối tượng học sinh trung bình, yếu). - Tiêu chí 3 : Một ngữ liệu được sử dụng trong nhiều trường hợp, nhiều nội dung ôn tập đọc-hiểu khác nhau (nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức) - Tiêu chí 4 : Tích hợp giữa phần đọc-hiểu với phần nghị luận văn học. Vừa rèn cho học sinh kiến thức đọc-hiểu vừa giúp các em đi sâu vào các văn bản, tạo điểm nhấn cho bài nghị luận văn học. Trong quá trình soạn bài, tôi chọn ngữ liệu từ hai nguồn : trong và ngoài sách giáo khoa. Song, để đáp ứng những tiêu chí cơ bản trên, nhất là tiêu chí 4, 6