Sáng kiến kinh nghiệm Những cách xác lập ý cho bài văn biểu cảm về sự vật, con người

doc 23 trang sangkien 10740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những cách xác lập ý cho bài văn biểu cảm về sự vật, con người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhung_cach_xac_lap_y_cho_bai_van_bieu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Những cách xác lập ý cho bài văn biểu cảm về sự vật, con người

  1. Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.1. Cơ sở lí luận Thưở còn sinh thời, nói về mục đích của việc học, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại", "Học để hành". Mỗi lứa tuổi, mỗi bậc học có một yêu cầu, một mục tiêu tương ứng. Hồ Chí Minh cũng luôn khẳng định phương châm giáo dục là: "Lí luận đi đôi với thực hành", "Học đi đôi với hành", "Học để hành ngày càng tốt". Thực tế cho thấy, tình hình thế giới và trong nước luôn luôn biến đổi, công việc của chúng ta nhiều và mới, kỹ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ nhưng sự hiểu biết của mỗi cá nhân con người có hạn. Muốn tiến kịp với sự biến đổi vô cùng tận thì ngay trong nhà trường giáo viên phải dạy cho trò biết phương pháp học, phương pháp vận dụng kiến thức phân môn, bộ môn vào học tập, vào thực hành. Nghị quyết TW khoá VII đã xác định:" Khuyến khích cho học sinh tự học, tự áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề". Là giáo viên daỵ môn Ngữ văn, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để học sinh học tốt tập làm văn. Tôi thấy Tập làm văn là phân môn tổng hợp sử dụng tri thức và kỹ năng ở hai phần Văn và Tiếng Việt. Trong chương trình Ngữ văn 7 học sinh được học thể loại văn biểu cảm. Đây là thể loại quan trọng trong chương trình THCS. Làm tốt thể loại văn này học sinh sẽ vận dụng được cách viết một bài văn thuyết minh, nghị luận có cảm xúc. Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm, tâm trạng của người viết. Đây là thể văn không hoàn toàn mới lạ. Loại văn này trước đây đã được học dưới nhan đề "Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học". Nhưng như vậy phạm vi lại hẹp, tách rời mọi lĩnh vực của đời sống.Văn biểu cảm trong chương trình mới đã 5
  2. khắc phục được vấn đề trên. Phạm vi biểu cảm biểu cảm đã gắn với toàn bộ đời sống tình cảm, cảm xúc của con người về cả văn học nghệ thuật và cả thế giới sự vật, con người. Học và tạo lập kiểu văn bản này sẽ tạo nền tảng để học sinh rèn sâu hơn các kĩ năng biểu cảm và đặc biệt là trau dồi khả năng biểu đạt mọi tình cảm, cảm xúc cho các em, giúp các em biết vươn tới những giá trị Chân -Thiện - Mĩ. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn Con người có trái tim biết rung động, có tâm tư tình cảm nên nhu cầu biểu cảm của con người là rất lớn: từ cảm xúc đối với người thân trong gia đình đến cảm xúc đối với bạn bè, thầy cô; từ tình cảm đối với đồ vật, phong cảnh làng quê đến tình yêu Tổ quốc nhưng không phải ai cũng biết biểu đạt tình cảm của mình một cách tinh tế-đặc biệt là biểu đạt bằng ngôn từ. Nhu cầu biểu cảm của con người rất lớn. Đặc biệt đối với các em học sinh khi tâm hồn, cảm xúc các em rất nhạy cảm. Nhiều sự vật hiện tượng đời sống để lại ấn tượng sâu đậm. Có những lúc cần phải bày tỏ trực tiếp hay gián tiếp tình cảm đó. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh làm tốt kiểu bài văn biểu cảm về sự vật, con người là rất quan trọng. Nó giúp các em biểu đạt tình cảm của mình trong cuộc sống một cách chân thật tự nhiên, không cứng nhắc; góp phần nâng cao phẩm giá và làm phong phú tâm hồn con người. Là một giáo viên đứng lớp, nhận thức được tầm quan trọng của kiểu bài biểu cảm. Tôi thấy việc trang bị cho học sinh những kĩ năng, cách làm kiểu bài này là rất cần thiết. Hơn nữa, thực tế cho thấy khâu yếu nhất của học sinh khi làm kiểu bài này là tìm ý(tìm cảm xúc) khi đứng trước đối tượng biểu cảm. Nên tôi thiết nghĩ giáo viên cần cung cấp, hướng dẫn cho các em cách đặt đối tượng biểu cảm vào mọi trường hợp để khám phá thế giới cảm xúc trong tâm hồn mình. Hiểu được điều đó tôi đã chọn đề tài: "Những cách xác lập ý cho bài văn biểu cảm về sự vật, con người", mong đóng góp kinh nghiệm nhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng dạy làm văn biểu cảm hiện nay. 1.2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
  3. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay là phải đào tạo ra con người vừa có trí tuệ vừa giàu tính sáng tạo vừa có tính nhân văn. Hay theo cách nói của Bác là đạo tạo lớp trẻ vừa hồng vừa chuyên. Để làm được điều đó thì phải bồi dưỡng cho học sinh cả về tâm hồn và trí tuệ. Học sinh không chỉ học toán mà còn cần phải học văn. Các dạng bài tập làm văn ở trường THCS luôn có sự quan hệ mật thiết nhau.Trong một kiểu bài luôn có sự kết hợp của nhiều phương thức .Rèn cho học sinh cách xác lập ý để làm tốt văn biểu cảm cũng là góp phần nâng cao kĩ năng làm văn trong chương trình- thực hiện mục tiêu giáo dục của bộ môn nói riêng và dạy học nói chung. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Chương trình Trung học cơ sở ban hành năm 2002, phần Nội dung chương trình quy định văn biểu cảm chỉ được học 14 tiết ở lớp 7 với 2 dạng khái quát. *Văn biểu cảm về con người, sự vật *Văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi chỉ đi sâu vào vấn đề rèn kĩ năng biểu cảm về con người, sự vật. Trọng tâm của vấn đề này tôi nghiên cứu vấn đề rèn kĩ năng lập ý cho học sinh làm nền tảng cho việc lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh. 1.4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Khi đặt ra vấn đề rèn kĩ năng xác lập ý cho học sinh nhằm mục đích làm tốt bài văn biểu cảm, tôi muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, giải quyết triệt để tình trạng học sinh chỉ chú ý đến môn học tự nhiên hơn môn học xã hội; bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách khô khan cứng nhắc. Học sinh biết xác lập ý cho bài văn biểu cảm Mục đích cuối cùng của tôi khi viết sáng kiến này là trang bị cho các em học sinh phương pháp để biểu cảm, để gọi ra cảm xúc của mình một cách chân thành và có thể khơi gợi được sự đồng cảm nơi người khác 7
  4. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khi thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - So sánh - đối chiếu - Phân tích - tổng hợp - Thống kê - phân loại Phần 2:NỘI DUNG 2. LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm, tâm trạng của người viết. Ngồi trước trang giấy, nếu tâm hồn trống rỗng không cảm xúc, đầu óc mông lung không rõ ý nghĩ gì thì người viết không thể có được một bài văn biểu cảm có hồn .Lúc đó, bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo, ngắn ngủi hoặc giả tạo, vay tình mượn ý. Người giáo viên, khi dạy văn THCS nói chung, dạy văn biểu cảm nói riêng, ngoài nắm kiến thức, phương pháp lên lớp còn cần có một tâm hồn, một trái tim sống cùng tác giả, tác phẩm . Để dạy và học tốt văn biểu cảm ở THCS, người dạy và người học cần nắm vững hệ thống chương trình gồm 6 bài học và luyện tập về văn biểu cảm (trong số 14 tiết học văn biểu cảm ở lớp 7 – học kì I ) gồm : - Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Đặc điểm của văn biểu cảm - Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm - Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Tình cảm trong văn biểu cảm phải là những tình cảm chân thật, thấm nhuần tư tưởng nhân văn như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường độc ác những tình cảm ấy sẽ góp phần nâng cao phẩm giá của con người, làm phong phú tâm hồn con người. Vì vậy mà văn biểu cảm rất dễ tác động tới tình cảm của người đọc, người nghe; dễ tạo nên sự đồng cảm 8
  5. giữa con người với con người. Chẳng hạn đến với ca dao Việt Nam ta bắt gặp thế giới tinh thần của lao động với những khúc ca trữ tình đằm thắm ca ngợi tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa, thái độ mỉa mai phẫn nộ trước cái xấu, cái ác trong xã hội.Cuộc sống của họ phải chịu bao nỗi vất vả, nhọc nhằn nhưng họ đã dũng cảm vượt lên số phận để sống tốt, sống có ý nghĩa. Nghe những bài ca dao đó ta không chỉ cảm thông, yêu mến và khâm phục họ mà còn nhắc nhở mình phải sống nhân ái, có nghị lực, ước mơ. Cách biểu hiện tình cảm trong văn biểu cảm có thể biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Biểu cảm trực tiếp là bộc lộ những cảm xúc nỗi niềm thầm kín trong lòng bằng những từ ngữ trực tiếp gọi ra những tình cảm ấy: lời than, câu cảm, những từ ngữ "yêu", "xao xuyến", "ước mơ" Biểu cảm gián tiếp là thông qua vịêc miêu tả một phong cảnh, kể một câu chuyện để gửi gắm tình cảm. Miêu tả, kể chuyện chỉ là phương tiện để nâng đỡ những cảm xúc từ trái tim làm cho cách biểu hiện tình cảm trở nên kín đáo, tế nhị mà sâu sắc. Hình thức biểu cảm này ta thường gặp nhiều trong thơ, văn xuôi. Cách làm bài văn biểu cảm: Để tạo lập bài văn biểu cảm cần tiến hành các bước theo quá trình tạo lập văn bản nói chung: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết thành bài văn, đọc và sửa bài. Các phương pháp tìm ý cho bài văn biểu cảm rất phong phú và đa dạng.Vì thế, muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm không phải cứ ngồi một chỗ mà đợi ý nghĩ, cảm xúc đến. Sau khi có một đề bài, hãy quan sát kĩ đối tượng đề bài nêu ra để từ đó, cảm xúc xuất hiện. Nếu không có điều kiện quan sát trực tiếp, hãy t×m trong trí nhớ, trong kỉ niệm những gì mình biết về đối tượng và từ từ nhớ lại các chi tiết. Nếu cả kỉ niệm trong kí ức cũng không có thì tìm đọc sách báo, xem phim ảnh về đối tượng để ghi nhận các chi tiết cần thiết. Bài văn biểu cảm cũng có kết cấu ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) như các kiểu văn bản khác. * Mở bài: Giới thiệu đối tượng và cảm xúc chính về đối tượng. 9
  6. * Thân bài: lần lượt nêu những cảm xúc suy nghĩ của riêng mình về đối tượng. * Kết bài: Khái quát lại những cảm nghĩ, những liên tưởng khác Khi viết bài văn biểu cảm cần chú ý lời văn. Lời văn biểu cảm giàu nhạc điệu , giàu hình ảnh, giàu cảm xúc Nên cần chú ý đến cách diễn đạt, cách hành văn. Bài văn biểu cảm có sự kết hợp của những yếu tố như tự sự, miêu tả. Song các yếu tố đó chỉ là phụ, làm nền cho việc biểu cảm. Cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố đó để bài văn cụ thể, sinh động, gợi cảm. Việc hướng dẫn học sinh làm tốt kiểu văn bản biểu cảm chính là thực hiện tốt yêu cầu cung cấp, truyền thụ kiến thức và nâng cao kết quả dạy học môn Ngữ văn nói riêng và kết quả dạy học trong nhà trường nói chung. 2.2.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Năm học 2007 - 2008, 2008 - 2009 tôi được phân công giảng dạy môn ngữ văn 7. Tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc” (Văn 7 – tập 1). Trước đề văn các em chưa biết sẽ bộc lộ tình cảm như thế nào với đối tượng và bộc lộ tình cảm theo những hướng nào. Mặc dù tình cảm là vốn có trong các em nhưng khi viết còn gượng ép. Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình môn văn của các em còn thấp. Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm văn biểu cảm? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm cho học sinh THCS? Cần hướng dẫn các em xác lập ý để làm bài văn biểu cảm như thế nào? Đó là những vấn đề tôi trăn trở, day dứt, muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này. Qua hai năm giảng dạy chương trình ngữ văn lớp 7, tôi nhận thấy kĩ năng xác lập ý và cách bộc lộ tình cảm trong bài tập làm văn của một bộ phận học sinh còn yếu. Các em chưa biết khơi gợi những tình cảm đẹp, chân thành với đối tượng. 10