Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Sinh học 9

doc 13 trang sangkien 01/09/2022 8322
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_ung_dung_cong_nghe_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Sinh học 9

  1. PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình giáo dục là xu thế tất yếu. Hiệu quả của việc sử dụng công nghệ, các trang thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình giáo dục đó được khẳng định trong thực tế, nhất là khả năng làm cho bài giảng trở nên sinh động, giáo viên có thể định hướng học sinh tiếp cận với một nguồn tri thức phong phú Chương trình Sinh học 9 - THCS nghiên cứu về những quá trình phức tạp diễn ra ở cấp độ phân tử hay cấp độ tế bào mà bằng mắt thường ta không thể quan sát được. Nên khi học về những kiến thức này học sinh thường mơ hồ và không thể hiểu bài một cách rõ ràng, chắc chắn được. Rất dễ dẫn đến sự nhàm chán và gây cảm giác ngại học ở học sinh. Qua một số năm công tác, học hỏi và rút kinh nghiệm tôi đã cố gắng khắc phục tình trạng trên để học sinh tìm lại hứng thú học tập và đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy học. Những kinh nghiệm đó của tôi được thể hiện qua đề tài "Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sinh học 9". Trong phạm vi SKKN này, tôi chỉ xin đưa ra một vài giải pháp và biện pháp dạy học Sinh học ở trường THCS để nâng cao hiệu quả việc sử dụng CNTT vào tiết dạy. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu. Trường PTDTBT TH&THCS Tả Lủng - Tả Lủng - Đồng Văn - Hà Giang. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là giáo viên và học sinh lớp 9 của trường PTDTBT TH&THCS Tả Lủng. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nâng cao phương pháp giảng dạy cho giáo viên trong việc ứng dụng CNTT vào tiết dạy, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. - Tạo cơ sở cho việc giáo viên vận dụng CNTT vào từng bài giảng dạy và học tập bộ môn sinh học đạt kết quả cao. - Phát huy được tính tự giác, tích cực và tự lực, tính chủ động sáng tạo. Học sinh tự tìm kiến thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, kiến thức thu được sẽ trở thành tài sản của các em. IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ khi tôi áp dụng đề tài này vào trong thực tiễn giảng dạy (bắt đầu từ tiết 16 học kỳ I năm học 2014 - 2015) thì tôi thấy kết quả có chuyển biến, chất lượng bộ môn được nâng lên. Số học sinh mà tôi dạy ngày càng yêu thích học môn Sinh học hơn. Các em bắt đầu có nhu cầu muốn sử dụng máy tính và thích học những tiết có ứng dụng CNTT hơn, đặc biệt là học sinh đã biết chuẩn bị bài ở nhà, biết hỏi cách làm các bài tập sinh học, hay thao tác sử dụng máy tính Mặc dù chỉ là một số em, nhưng đó là một tín hiệu đáng mừng không chỉ cho riêng bản thân tôi mà kể cả những đồng nghiệp của tôi. PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC Làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy, đó là vấn đề mà bất cứ một giáo viên nào cũng gặp phải khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy. 1
  2. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một phương pháp hay nhất và hữu hiệu nhất trong giai đoạn giáo dục hiện nay nhất là đối với các vùng sâu vùng xa, vùng miền núi và những vùng có điều kiện khó khăn như huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang. Sự ra đời của phương pháp dạy học mới bao giờ cũng gặp những khó khăn, đòi hỏi phải có ý chí và quyết tâm tìm tòi, thử nghiệm với những bước đi vững chắc mới có thể đạt hiệu quả cao.Áp dụng phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian đầu tư vào mỗi bài dạy. Từng bước áp dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu đa năng, đầu Ptojector, băng hình, tranh ảnh vào trong giảng dạy các môn, đó là con đường hữu hiệu, có tác dụng tăng hiệu quả tiết học lên gấp đôi. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng chung Hiện nay việc áp dụng và đưa CNTT vào giảng dạy ở các trường trên địa bàn Huyện Đồng Văn còn gặp rất nhiều khó khăn như: - Các trường còn chưa có phòng máy cố định riêng, vì vậy khi giảng dạy giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để lắp các thiết bị. - Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng bài giảng điện tử vì cho rằng mất nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên màn chiếu (slide) là một điều không phải dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị. Khi đã có bài giảng thì giáo viên thường trình chiếu nội dung bài dạy suốt cả tiết học làm cho học sinh mỏi mắt, đưa vào tình trạng mệt mỏi, kém tích cực, không thích hợp với phương pháp dạy học tích cực hiện nay. Có một số nội dung không nhất thiết phải trình chiếu cũng thể hiện lên. Chưa chắt lọc được phần kiến thức, hay bố trí các Slide cho khoa học hợp lý. Thêm vào đó là kiến thức về CNTT, cách soạn một bài giảng điện tử hay việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào tiết dạy của giáo viên còn hạn chế. - Học sinh chưa được tiếp xúc và sử dụng máy tính và mạng Internet nhiều. Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ soạn, giảng có ứng dụng CNTT khi có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng, thì mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó. Tình trạng này tương đối phổ biến trong các trường trên địa bàn Huyện. 2. Thực trạng cụ thể Nhìn chung các tiết dạy học sinh học có ứng dụng CNTT hiện nay còn mang tính chất hình thức hoặc quá lạm dụng dẫn đến kết quả của tiết học chưa cao. Điều đó phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan song có lẽ nguyên nhân chính ở đây là giáo viên chưa có đầy đủ những điều kiện cần thiết để tiếp cận với phương pháp dạy học hiện đại, chưa có kinh nghiệm soạn bài giảng điện tử hay khai thác CNTT để đưa vào giảng dạy có hiệu quả. Mặt khác đó là việc học sinh còn chưa được tiếp cận với máy tính, Internet hay CNTT nhiều nên cũng dẫn đến hiện trạng như vậy. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Việc áp dụng và đưa CNTT vào giảng dạy không còn là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên để việc sử dụng có hiệu quả và đem lại kết quả cao thì không đơn giản. Muốn vậy ta cần phải có giải pháp và biện pháp bài bản để từng bước đưa CNTT vào giảng dạy có hiệu quả gây được hứng thú học tập với học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp và biện pháp thực hiện đối với giáo viên và học sinh như sau: 1. Các giải pháp thực hiện. 2
  3. - Tham mưu cùng Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu, đề nghị các cấp quản lí giáo dục tạo điều kiện trang bị những thiết bị cần thiết cho việc thực hiện bài giảng điện tử (BGĐT) như máy tính, máy chiếu đa năng (Multimedia projector) - Tổ chức một số buổi học tập về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint, khai thác mạng Internet cho giáo viên để họ có thể tự thiết kế bài giảng điện tử cho mình. - Tìm hiểu và nghiên cứu thêm những kỹ năng cơ bản và nâng cao trong việc sử dụng bài giảng điện tử, khai thác mạng Internet để làm phong phú thêm tiết học cũng như những dạng bài tập khác nhau. - Thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học để nắm bắt được thực chất chất lượng học tập của các em trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng đề tài. Tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi dưỡng về kiến thức tin học, các giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, truyền đạt hết kiến thức trực tiếp lên màn chiếu, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, phù hợp với mục tiêu ứng dụng CNTT hiện nay. 2. Các biện pháp cụ thể: 2.1. Biện pháp 1: Trang bị kiến thức: Đây là bước đầu tiên vô cùng quan trọng bởi nó sẽ trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản về CNTT để từ đó có thể lựa chọn hình thức để áp dụng vào bài giảng sao cho hiệu quả để làm được điều đó thì giáo viên cần phải: - Biết sử dụng máy tính với các phần mềm Word, Excel và phần mềm PowerPoint hoặc Violet hay biên tập một đoạn video, clip. - Biết cách truy cập Internet để sưu tầm tư liệu. - Biết lắp và sử dụng máy chiếu SANYO. Biết sử dụng máy tính ở mức độ soạn thảo thì đơn giản. Tuy nhiên nếu chỉ có làm như thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của CNTT và cũng như một số phần mềm khác lúc đó có nghĩa chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. Đối với môn Sinh học bài giảng thường đi kèm với nhiều hình ảnh minh họa. Chẳng hạn bài “Đột biến gen” mô hình minh họa trên máy chiếu sẽ khiến học sinh dễ hình dung hơn thế nào là mất, thêm hay thế 1 cặp nucleotit; hoặc bài “Bệnh và tật di truyền” ở người qua những hình ảnh sinh động trên màn hình có thể giúp học sinh dễ hiểu bài hơn so với việc chỉ mô tả bằng ngôn ngữ nói. Với hình thức giảng dạy như thế, tôi tin rằng các em học sinh sẽ cảm nhận và khắc sâu, dể hiểu về bài học, qua đó giáo viên khỏi mất thời gian tìm tranh ảnh, không mất thời gian xóa bảng mà chỉ khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh Bài giảng sau khi được thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua đầu chiếu SANYO. Điều đó dù muốn hay không mỗi giáo viên buộc phải biết cách sử dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với Case của máy vi tính hoặc Laptop (máy tính xách tay) và điều chỉnh độ nét, độ lớn trên màn hình, lúc này giáo viên chắc hẳn có một bài giảng chất lượng, học sinh sẽ có một tiết học thoải mái và sôi động nhưng không hẳn giáo viên nào cũng biết cách sử dụng nó do vậy ta cần phải tăng cường bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho giáo viên, đồng thời giáo viên phải biết tự học hỏi bạn bè đồng nghiệp để nâng cao khả năng của mình Điều cuối cùng tôi muốn nói đến là nhờ bài giảng điện tử mà các giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy không có ứng dụng CNTT điều đó đã được kiểm chứng qua tất cả các tiết học mà tôi cùng bạn bè đồng nghiệp đã áp dụng. 3
  4. 2.2. Biện pháp 2: Trang bị những nguyên tắc cơ bản khi thiết lập một bài giảng điện tử (BGĐT) Với những nội dung bài giảng, hình ảnh minh họa được đưa vào bài giảng, thao tác cơ bản đòi hỏi người giáo viên phải nắm được, thiết lập được các hiệu ứng để làm sao cho bài giảng được sinh động, mang lại không khí học tập sôi động và mới mẻ. Vậy các hiệu ứng đó là gì? Đó là các hoạt cảnh của các đối tượng (văn bản, hình ảnh, ) được thiết lập có thứ tự, có thể là dòng chữ hay hình ảnh này xuất hiện trước dòng chữ hay hình ảnh kia, hay có thể là dòng chữ hay hình ảnh này xuất hiện sang trái, dòng chữ hay hình ảnh xuất hiện sang phải .Chẳng hạn khi kiểm tra bài cũ, giáo viên đưa ra bài trắc nghiệm A, B, C, D (học sinh chọn câu đúng). Giáo viên kiểm nghiệm kết quả trên màn hình, như thế mới tiết kiệm được thời gian chép câu hỏi lên bảng, đồng thời tăng khả năng tư duy của học sinh. Với đặc điểm này giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, nội dung hiển thị đến đâu giáo viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, logic hơn, học sinh hiểu bài sâu hơn. Một trong những khó khăn nhất của giáo viên khi soạn BGĐT là đây, bởi không phải giáo viên nào cũng am hiểu về máy tính, đặc biệt là làm cách nào để soạn được một bài PowerPoint cho hợp lý, sinh động để học sinh dễ hiểu thì theo tôi khi soạn giảng chúng ta nên chú ý các điểm sau: a. Thiết lập các Slide trên một bài giảng: Qua các tiết dự giờ tôi thấy còn mang tư tưởng áp đặt những kiến thức vào bài giảng. Có nghĩa là giáo viên nói những gì, giảng những gì, hỏi những gì đều thể hiện toàn bộ trong Slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài, gây cho học sinh sự nhàm chán. Ngoài ra số lượng Slide lớn cũng là vấn đề đáng ngại bởi nếu giáo viên không thực sự nắm vững làm chủ được bài sẽ làm cho bài giảng bị rối từ đó ảnh hưởng tới sự tiếp nhận kiến thức của học sinh. Chúng ta cần nhớ một điều: Slide (một trang màn hình của một phần mềm nào đó) là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ “chốt” phục vụ cho bài giảng. Tùy theo từng môn học, chúng ta có thể bổ sung các hình ảnh minh họa một cách hợp lý. Việc đưa nội dung vào slide, giáo viên cũng nên lưu ý về số lượng Slide, số lượng chữ, màu sắc, kích thước trên một Slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muốn trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu đi sâu vào trọng tâm bài, nhìn vào Slide giáo viên có nhiệm vụ giải thích kĩ càng và mở rộng nó ra chứ không phải đọc các dòng chữ trên Slide. b. Thiết lập tư liệu, hình ảnh, video, clip Hình ảnh được đưa vào bài giảng phải đúng với yêu cầu của nội dung bài dạy, hình ảnh rõ ràng, sắc nét tránh những hình ảnh, tư liệu lòe loẹt không nhìn thấy rõ, hay quá nhiều hình ảnh trong bài cũng dẫn tới việc khai thác thông tin hình ảnh bị hạn chế. Một số tiết dạy giáo viên muốn lôi cuốn học sinh nhìn lên màn hình bằng cách thêm vào những hình động hấp dẫn, điều này là chúng ta đã sai lầm, học sinh chỉ cuốn hút bởi những hình ảnh mà không chú tâm vào nội dung, yêu cầu của câu hỏi đặt ra. Cần nên tránh sử dụng hình động trong những hoạt động tìm hiểu kiến thức, chỉ được sử dụng trong những trò chơi học tập. Việc đưa video hay clip vào bài giảng cũng cần bố trí hợp lý, đúng trọng tâm tránh miên man, giáo viên nên chọn nhưng video, clip về những sự vật hiện tượng hay những điều mà các em chưa từng thấy, gặp hay nơi các em sinh sống không có như vậy mới tăng hiệu quả của video hay clip giáo viên đưa vào. Những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định cho học 4